Tài liệu
tham khảo đặc biệt
Blog Ba Sàm
Tạp
chí “Các vấn đề đối ngoại” của Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ gần đây đăng
bài viết của ông Taylor Fravel, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị thành viên
Chương trình nghiên cứu an ninh của Viện Công nghệ Massachusetts, trong đó chỉ
rõ, mấy năm gần đây Trung Quốc ngày càng sẵn sàng quyết đoán và bảo vệ các
tuyên bố lãnh thổ trên Biển Đông.
Bắc
Kinh công khai thách thức tính hợp pháp của các khoản đầu tư từ các công ty dầu
lửa nước ngoài vào ngành năng lượng trên biển của Việt Nam và nhấn mạnh chủ quyền
của Trung Quốc đối với các hòn đảo và các vùng nước cách xa đất liền Trung Quốc,
bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam gần các hòn đảo bị Trung Quốc chiếm giữ, đồng
thời quấy rối các tàu thuyền của Việt Nam và Philippin đang thăm dò địa chấn ở
các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhiều nước Đông Á coi thái độ của
Trung Quốc như một dấu hiệu mới khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng theo đuổi sức mạnh
đối đầu và đơn phương hơn trong khu vực. Nhưng gần đây Trung Quốc theo đuổi
cách tiếp cận mới ôn hòa hơn. Mục tiêu chủ yếu của chính sách thân thiện hơn là
khôi phục hình ảnh của Trung Quốc ở Đông Á và ngăn chặn Mỹ thúc đẩy vai trò
trong khu vực.
Dấu
hiệu đầu tiên thể hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc diễn ra tháng 6/2011,
khi Hà Nội phái một quan chức ngoại giao đặc biệt đến Bắc Kinh để thảo luận những
bất đồng trên biển giữa hai nước. Chuyến thăm mở đường cho một thỏa thuận tháng
7/2011 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN về việc thực hiện Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002. Trong tuyên bố, các bên nhất
trí “kiềm chế những hành động gây phức tạp hoặc leo thang các bất đồng”. Từ mùa
Hè năm ngoái, các quan chức cấp cao Trung Quốc, đặc biệt các nhà lãnh đạo như
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, thường xuyên nhấn mạnh nguyên tắc
chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình khi giải quyết các xung đột trên biển của Trung Quốc
là chú trọng hợp tác kinh tế đồng thời trì hoãn giải pháp cuối cùng của các
tuyên bố quan trọng. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng bắt đầu
nhấn mạnh vấn đề hợp tác. Từ tháng 8/2011 Ban Quốc tế của tờ Nhân dân Nhật báo,
dưới bút danh Chung Thanh, đã công bố nhiều bài viết khẳng định Trung Quốc sẽ
ít đối đầu trên Biển Đông. Tháng 1/2012, Chung Thanh thảo luận tầm quan trọng của
hợp tác để đạt được các kết quả cụ thể. Do tờ Nhân dân Nhật báo là tờ báo chính
thức của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, những bài báo như vậy có thể
được coi là chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm giải thích chính sách
mới đối với độc giả trong và ngoài nước.
Thực
tế, Trung Quốc có nhiều tiến bộ trong việc gạt bỏ các bất đồng. Bên cạnh sự đồng
thuận với ASEAN tháng 7/2011, tháng 10/2011 Trung Quốc đạt được một thỏa thuận
với Việt Nam về “các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”.
Thỏa thuận nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển. Từ đó, hai nước thực hiện thoả thuận bằng cách thiết lập một
nhóm công tác để phân
chia ranh giới và phát triển khu vực phía Nam của Vịnh Bắc Bộ gần các hòn đảo
tranh chấp. Trung Quốc cũng bất đầu hoặc đã tham dự một số hội nghị nhằm giải
quyết các mối lo ngại của khu vực trước sự quyêt đoán của Bắc Kinh. Ngay trước
khi Hội nghị cấp cao Đông Á tháng 11/2011, Bắc Kinh loan báo sẽ thiết lập quỹ 3
tỷ NDT (476 triệu USD) về hợp tác trên biển giữa Trung Quốc-ASEAN trong các lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, tự do hàng hải, tìm kiếm vả cứu hộ,
chống tội phạm xuyên quốc gia trên biển. Sau đó, Trung Quốc tổ chức một số cuộc
hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở Biển Đông và tháng 1/2012, Bắc
Kinh chủ trì một hội nghị của các quan chức cấp cao ASEAN nhằm thảo luận việc
thực hiện Tuyên bố ứng xử năm 2002. Phạm vi của các hoạt động hợp tác cho thấy
cách tiếp cận mới của Trung Quốc vẫn chỉ là chiến thuật tạm thời. Ngoài các nỗ
lực mới để thể hiện Trung Quốc sẵn sàng theo đuổi cách tiếp cận hợp tác hơn, Bắc
Kinh cũng ngừng thái độ quyết đoán hơn so với giai đoạn từ năm 2009-2011. Ví dụ,
từ năm 2010, các tàu tuần tiễu của Cục Quản lý Đánh bắt cá Trung Quốc ít khi bắt
giữ các ngư dân Việt Nam hơn (Từ năm 2005-2010, Trung Quốc bắt giữ 63 tàu thuyền
đánh cá và ngư dân Việt Nam cho đến khi họ nộp đủ tiền phạt mới trả tự do). Các
tàu thuyền của Việt Nam và Philippin có thể tiến hành thăm dò dầu khí mà không
bị Trung Quốc ngăn cản. Nhìn chung, gần đây Trung Quốc không gây khó khăn cho
các hoạt động thăm dò ở các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ
quyền. Rõ ràng, Trung Quốc kiềm chế can thiệp vào các hoạt động như vậy để chứng
tỏ họ đang theo đuổi lựa chọn trở thành một nước láng giềng thân thiện hơn.
Nhưng
tại sao Trung Quốc theo đuổi cách tiếp cận ôn hòa hơn như vậy? Hơn bao giờ hết,
Bắc Kinh nhận ra rằng cách tiếp cận quyết đoán đang ảnh hướng không tốt đến các
lợi ích chính sách đối ngoại lớn hơn của Trung Quốc. Một nguyên tắc trong chiến
lược quan trọng hiện nay của Bắc Kinh là duy trì quan hệ thân thiện với các nước
lớn, các nước láng giềng chung biên giới và thế giới đang phát triển. Thông qua
những hành động trên Biển Đông, Trung Quốc đã phá huỷ nguyên tắc này và làm mất
đi hình ảnh thân thiện ở Đông Nam Á mà Trung Quốc xây dựng được trong thập kỷ
trước. Bắc Kinh đã tạo nên mối quan tâm chung giữa các nước khu vực trong việc
chống Trung Quốc và khiến các nước này quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của
Oasinhtơn. Bằng cách làm đó, hành động của Trung Quốc đã tạo cơ hội cho Mỹ can
dự lớn hơn trong khu vực và đưa các bất đồng Biển Đông vào mối quan hệ Mỹ-Trung.
Mùa Thu năm ngoái, Trung Quốc nhận thấy họ đã đi quá xa. Hiện nay Bắc Kinh muốn
tăng hình ảnh ôn hòa hơn trong khu vực để ngăn chặn khả năng hình thành một
nhóm nước châu Á liên kết với nhau chống Trung Quốc, ngăn chặn ý đồ của các nước
Đông Nam Á thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Mỹ, đồng thời làm suy yếu vai trò lớn
hơn của Mỹ trong các bất đồng và khu vực. Đến nay, cách tiếp cận mới của Bắc
Kinh dường như đang hiệu quả, đặc biệt với Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam
đang tăng cường quan hệ thông qua các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên. Các
chuyến thăm của Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh tháng
10/2011 và của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội tháng 12/2011 nhằm
củng cố tinh thần và bảo vệ mối quan hệ song phương rộng lớn hơn không bị ảnh
hưởng bởi các bất đồng lãnh thổ trên Biển Đông. Tháng 10/2011, hai nước cũng nhất
trí kế hoạch 5 năm nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm
2015. Và tháng 2/2012, bộ trưởng ngoại giao hai nước nhất trí thành lập các
nhóm công tác về các vấn đề như tìm kiếm và cứu hộ trên biển, thiết lập đường
dây nóng giữa hai bộ ngoại giao, bắt đầu đàm phán việc phân chia ranh giới Vịnh
Bắc Bộ.
Mặc
dù bầu không khí hiện nay trên Biển Đông có vẻ lắng xuống, nhưng Biển Đông có
thể tiếp tục xảy ra những bất đồng trong thời gian tới. Bởi vì, thời tiết xấu
đã hạn chế hoạt động của các tàu cá và các công ty dầu khí trên Biển Đông.
Nhưng khi các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí trở lại trong mùa Xuân,
các sự kiện có thể tăng lên. Nhưng cách tiếp cận mới của Trung Quốc khiến nhiều
người hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử bắt
buộc để thay thế Tuyên bố 2002 và tiếp tục hạn chế. những hành động đơn phương.
Nhưng do cách tiếp cận mới phản ánh lô gíc chiến lược, nó có thể kéo dài và cho
thấy sự thay đổi chính sách đối ngoại quan trọng hơn của Bắc Kinh. Khi Đại hội
Đảng lần thứ 18 đang đến gần, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn một môi trường
bên ngoài ổn định vì sợ rằng một cuộc khủng hoảng quốc tế sẽ làm đảo lộn các kế
hoạch thay thế lãnh đạo cuối năm nay. Và mặc dù sau khi các nhà lãnh đạo Đảng mới
được bầu chọn, họ cũng sẽ tìm cách tránh các cuộc khủng hoảng quốc tế đồng thời
củng cố quyền lực và chú trọng các thách thức trong nước.
Cách tiếp cận ôn hòa hơn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng cho thấy một bằng chứng nữa: Trung Quốc sẽ tìm cách tránh kiểu chính sách đối đầu như họ theo đuổi với Mỹ năm 2010. Như trong chuyến thăm Oasinhtơn hồi tháng Hai, ông Tập Cận Bình khẳng định Mỹ không cần lo sợ phản ứng của Bắc Kinh đối với chiến lược trở lại châu Á. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ dựa vào các công cụ ngoại giao và kinh tế thông thường chứ không phản ứng quân sự trực tiêp đối với chiến lược này. Bắc Kinh cũng không thể quyết đoán hơn nếu điều đó khiến các nước Đông Nam Á tăng cường quan hệ với Mỹ. Chưa biết cách tiếp cận mới của Bắc Kinh có thể kéo dài hay không, nhưng ít nhất nó cũng thể hiện Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại của họ. Đây là dấu hiệu tốt cho sự ổn định trong khu vực.
Cách tiếp cận ôn hòa hơn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng cho thấy một bằng chứng nữa: Trung Quốc sẽ tìm cách tránh kiểu chính sách đối đầu như họ theo đuổi với Mỹ năm 2010. Như trong chuyến thăm Oasinhtơn hồi tháng Hai, ông Tập Cận Bình khẳng định Mỹ không cần lo sợ phản ứng của Bắc Kinh đối với chiến lược trở lại châu Á. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ dựa vào các công cụ ngoại giao và kinh tế thông thường chứ không phản ứng quân sự trực tiêp đối với chiến lược này. Bắc Kinh cũng không thể quyết đoán hơn nếu điều đó khiến các nước Đông Nam Á tăng cường quan hệ với Mỹ. Chưa biết cách tiếp cận mới của Bắc Kinh có thể kéo dài hay không, nhưng ít nhất nó cũng thể hiện Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại của họ. Đây là dấu hiệu tốt cho sự ổn định trong khu vực.
***
TTXVN
(Giacácta 9/4)
Nếu
ý kiến về những tranh chấp chủ quyền biển đảo, tranh chấp về các hoạt động khai
thác thăm dò dầu khí trên Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa) và phụ cận,
tác giả Robert Beckman – Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế và là Phó Giáo sư tại
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Xinhgapo vừa có bài viết, được đăng trên tờ “Bưu
điện Giacácta” , nhan đề “Tranh chấp trên Biển Đông: Liệu Bắc Kinh có một tuyên
bố hợp pháp?”
Giữa
lúc các cuộc tranh cãi pháp lý và tranh chấp trên thực tế giữa các bên liên
quan trên Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tác giả Robert
Beckman đã nêu một số phân tích, nhận định đáng xem xét về một số qui định
trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tình hình thực
tế, và viện dẫn một số nội dung để cho rằng Trung Quốc có lý khi khẳng định quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với việc thăm dò và khai thác các nguồn tài
nguyên dầu khí trong vùng biển xung quanh một số đảo của quần đảo Trường Sa.
Theo đó, việc Bắc Kinh phản đối kế hoạch thăm dò dầu khí tại một số lô ngoài
khơi đảo Palawan (thuộc chủ quyền Philippin) mà Manila mới loan báo có thể được
coi là một hành động hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.
Trong
bài viết này, tác giả cũng nêu ý kiến liên quan đến “đường lưỡi bò” của Trung
Quốc, lập trường còn nhiều khác biệt của Trung Quốc và Philippin về việc xác định
tính chất cấu trúc đảo, đá trên biển, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và
thềm lục địa của các cấu trúc đó, cũng như cổ vũ cho chủ trương “gác tranh chấp
cùng khai thác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
Biểu tình chống Trung Quốc tại Philippine |
Câu
hỏi quan trọng là liệu Trung Quốc có một tuyên bố hợp pháp theo quy định của luật
pháp quốc tế về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực bao
trùm những lô thăm dò đó hay không. Và nếu như vậy, thì có nghĩa là các lô thuộc
diện tranh cãi nằm trong một “khu vực tranh chấp”, và, sự phản đối của Trung Quốc
trước hành động đơn phương của Philippin là hợp lệ.
Đường
đứt quãng chín đoạn “đầy tai tiếng” thể hiện trên bản đồ của Trung Quốc về Biển
Đông gợi ý các nhà phê bình miêu tả tuyên bố của Trung Quốc như là một tuyên bố
về “chủ quyền lãnh hải”; họ cho rằng hoặc là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối
với tất cả các vùng nước trong đường chín đoạn hoặc là đối với 80% diện tích Biển
Đông.
Tuy
nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Trung Quốc không tuyên bố chủ
quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc đã không hoàn toàn làm rõ đường
đứt quãng chín đoạn, song trong một công hàm ngoại giao chính thức gửi Liên hợp
quốc, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển
liền kề.
Có một nhất trí chung là khi nói đến “các vùng biển liền kề”, người ta hiểu đó là những vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bất cứ lãnh thổ đất liền nào, kể cả các đảo. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã tuyên bố trong công hàm ngoại giao chính thức rằng quần đảo Trường Sa được hưởng một EEZ và thềm lục địa theo quy định của pháp luật Trung Quốc và theo UNCLOS năm 1982. Một quốc gia không có chủ quyền trong EEZ hoặc trên thềm lục địa, nhưng lại có “quyền chủ quyền” và quyền tài phán với mực đích thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển, trong lòng đất thuộc EEZ, cũng như trên vùng thềm lục địa của mình.
Philippin
tuyên bố có quyền chủ quyền để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu
khí tại các lô thuộc Bãi cỏ Rong, vì Manila đã tuyên bố phạm vi vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở kết nối các điểm ngoài cùng của hầu hết
các hòn đảo ngoài cùng của quần đảo Philippin.
Philippin
không tuyên bố EEZ hay thềm lục địa tính liền từ các đảo tranh chấp ở quần đáo
Trường Sa. Thay vào đó, quan điểm của Philippin có thể là thậm chí một số cấu
trúc gần Bãi cỏ Rong là những hòn đảo bởi vì chúng được hình thành tự nhiên như
là những vùng đất đá nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống, các đảo đó chỉ
nên được hưởng phạm vi lãnh hải 12 hải lý, mà không phải là một vùng đặc quyền
kinh tế hoặc thềm lục địa.
Lập
trường của Philippin dựa trên sự phân biệt được qui định trong UNCLOS 1982 giữa
“đảo” và “bãi đá”. Mặc dù trên nguyên tắc đảo được hưởng một vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa, còn “bãi đá”, nơi không thể duy trì hoạt động cư trú
hay kinh tế của con người, chỉ được hưởng một vùng lãnh hải 12 hải lý.
Hiệu
quả thực tế từ các quan điểm của Philippin là nhằm giảm các “khu vực tranh chấp”
tại quần đảo Trường Sa và trong phạm vi 12 hải lý tiếp giáp. Do các lô tại khu
vực Bãi cỏ Rong nằm cách xa các đảo tranh chấp hơn 12 hải lý, nên chúng không nằm
trong các khu vực có tranh chấp, mà hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Philippin tính từ chính quần đảo này.
Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) trong vùng tranh chấp |
Nếu
Trung Quốc tuyên bố rằng một số trong những hòn đảo nằm gần Bãi Cỏ Rong được hưởng
một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thì Bắc Kinh có thế duy trì lập luận
nước này có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS để thăm dò và khai
thác các nguồn tài nguyên dầu khí ở các khu vực đó. Bởi vậy, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa tính từ các đảo tranh chấp sẽ chồng chéo với các vùng đặc
quyền kinh tế của Philippin tính từ quần đảo Philippin.
Nếu
các lô đang tranh cãi gần Bãi cỏ Rong nằm trong khu vực tranh chấp, điều này sẽ
có ý nghĩa đối với các hoạt động có thể được tiến hành hợp pháp bởi Philippin
và Trung Quốc. Các phán quyết của trọng tài quốc tế gần đây cho thấy các hoạt
đông đơn phương thăm dò và khai thác trong khu vực tranh chấp là “trái với
UNCLOS”, đặc biệt nếu chúng liên quan đến hoạt động khoan đáy biển.
Giờ
đây, có thể nói rằng Trung Quốc có cơ sở theo UNCLOS và luật pháp quốc tế để khẳng
định quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với việc thăm dò và khai thác các
nguồn tài nguyên dầu khí trong vùng biển xung quanh một số đảo của quần đảo Trường
Sa. Theo đó, việc Trung Quốc phản đối Philippin có thể được coi là một hành động
hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.
Cách
tốt nhất trước mắt có thể là hai nước gác sang một bên các tranh chấp về chủ
quyền và tranh chấp về đảo hay bãi đá, tiến hành đàm phán để xác định các khu vực
tranh chấp có thể là nơi triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển. Cùng lúc,
hai nước cần kiềm chế và không có bất kỳ hoạt động đơn phương nào làm trầm trọng
thêm các tranh chấp vốn đã phức tạp./.
TTXVN
http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/16/898-trung-quoc-dieu-chinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét