-
Này bác, nô bộc là gì nhỉ?
-
Là đầy tớ, phải trung thành, cần cù làm việc cho chủ nhân. Mà sao
tự dưng lại hỏi như thế ?
-
Là lâu nay, trước dân không thấy ông cán bộ nào nói đến cụm từ này
nên thấy nhơ nhớ.
-
Cũng có lý do của nó, như xấu hổ vì đây đó đã xẩy ra nhiều chuyện
cán bộ tham nhũng, cán bộ lừa dân, mạo danh “chủ“, lợi dụng “chủ”
để tư túi, trục lợi…
-
Cũng có lý, mà cũng không có lý, vì chẳng lẽ ông cán bộ nào cũng
như thế cả sao ?
-
Nhưng đã xẩy ra nhiều vụ rồi nên dân mất niềm tin, nghe nô bộc nói,
thấy nô bộc làm là người ta sợ. Như ở TP Việt Trì xin, chạy bằng
được lên TP loại 1, tỉnh Vĩnh Phúc qua “Vụ án nuốt đất”. Phía sau đó
dân chỉ có chết, còn quan chức- nô bộc thì giàu sụ lên. Vụ án nông
trường Sông Hậu, nô bộc quyết tâm đưa nữ anh hùng An Sương liêm khiết
vào tù vì tội lập quỹ đen, vụ Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn
tan nát, vào tù vì nô bộc, rồi vụ DN Đức Hoa ở thị xã Thái Hòa
Nghệ An điêu đứng vì tất khuất đền bù GPMB ở cầu Khe Tọ…
-
Thôi, thôi, bác kể thế thì đến khi
nào cho hết, xem ra bức tranh xám xịt quá. Có chuyện gì về nô bộc
vui vui không ? Ở làng xã ta, hoặc đâu đó trên báo chí cũng được.
-
Trước đây, cách đâu mấy chục năm có một số báo viết về ông Trương
Đình…gì đó làm bí thư tỉnh ủy ta. Ông này từng đi xe lai, đi xe đạp
về các vùng nông thôn nhạy cảm để thị sát thực tế cuộc sống của
dân, sau đó đề xuất, quy hoạch cho từng vùng trồng cây gì, nuôi con
gì..
-
Hiệu quả thế nào ? Cộng, trừ , nhân, chia cuộc sống của dân có khởi
sắc ?
-
Lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa, nhưng chắc không nhiều thì ít. Ngoài
chuyện nô bộc này ra thì không thấy chuyện nào khác.
-
Thế thì sợ nô bộc quá bác nhỉ, trong lúc đó Chính phủ từ lâu đã
thành lập phong trào phòng chống tham nhũng, Quốc hội cũng sửa luật
để các điều khoản sát với thực tế trong xử phạt, vậy mà xem ra vấn
nạn nô bộc vẫn không giảm, mà càng tinh vi hơn. Đó là chuyện mua quan
bán tước, sau đó làm được chức nô bộc cao thì bằng mọi cách thu vốn
lấy lời. Như XDCB, đường xá, trường học, đê đập thủy lợi, dự án
càng lớn lợi nhuận càng cao, tiền vào túi càng nhiều. Không như thế
mà có nhà lầu, xe hơi, vợ ăn chơi, con du học…mà lương của họ thì
được mấy. Chỉ một phép cộng, trừ đơn giản là biết ngay. Bây giờ cán
bộ nào cứ lương ba đồng ba cọc xem có ai phấn đấu, kể cả cho không
xem có mấy nô bộc lên ghế nọ, ghế kia để vì dân, vì nước.
-
Chú suy diễn theo kiểu vơ đũa cả nắm rồi đấy, không khéo ếch chết
vì miệng có ngày. Nếu nói ông tòa án nọ, công an kia, ông chủ tịch
huyện ăn hối lộ, tham nhũng chỉ là một phần ít, còn hàng ngàn,
hàng vạn cán bộ khác cũng thế cả sao.
-
Những chuyện tiêu cực báo chí phanh phui ra thì không nói nữa, còn bao
chuyện chưa ai biết, mà ai dám chắc trong đó nô bộc hoàn toàn trung
thành vì dân.
-
Chưa biết thì không nói, đừng làm nản lòng. Thôi bây giờ chú với tôi
ta nói nói kinh tế gia đình xem nào, phải biết làm giàu chính đáng.
-
Làm nhà nông bao giờ cho đủ ăn được
nói chi đến giàu, tôi nhớ câu thơ ông Phạm Việt Thư ở báo NNVN “Mẹ
ngồi dưới vạt khoai lang, từ đây đến chộ giàu sang mịt mù”.
-
Thì bứt phá lên, năng động lên, khối người từ bụi mía, luống khoai đi
lên đấy thôi.
-
ý bác nói là kiếm một số vốn, như vay lãi ngân hàng, bán đi vài con
trâu, hoặc vay mượn thêm để mua một chức nô bộc. Đúng, đúng, chỉ có
cách này mới bằng chị bằng anh được. Nhưng mà bác ơi làm chức nô
bộc phải có trình độ trên giấy, như bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Còn
trình độ thật là giỏi lọc lừa dưới, nịnh bợ trên, giỏi đi lại với
từng đối tác…
Ông
bác cười ! cười chảy cả nước mắt.
-
Chú đã giỏi thật, trình độ thật, làm được nô bộc thật, về nhà bàn
với vợ con mà tiến hành đi.
-
Cũng nói thật, tôi muốn làm nô bộc từ lâu rồi bác ạ, chỉ cần một
nhiệm kỳ…à một năm thôi, chuộc lại trâu, trả hết nợi, xây được cái
nhà tầng, mua cái xe máy xịn, có đủ vốn để hai thằng con học hành
là tôi hạ cánh ngay, chẳng tham kẻo thâm.
Hồ
Hồng Tuyến
http://tamnhin.net/viet-nam-xanh/20521/toi-muonlam-no-boc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét