Người dịch: Trần Văn Minh - Blog : Ba Sàm
Tin
tức nói về một dàn phóng tên lửa do Trung Quốc sản xuất được tìm thấy ở Bắc Triều
Tiên, có thể mang lại những nghi vấn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Tờ
Washington Times đưa tin trong tuần này về một dàn phóng tên lửa đạn đạo của
Trung Quốc được trưng bày trong một cuộc diễn binh ở Bình Nhưỡng vào cuối tuần.
Nếu được kiểm chứng, điều này sẽ là một sự vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận của
Liên Hiệp Quốc và nêu lên nghi vấn về tính khả tín của Trung Quốc về nỗ lực cấm
phát triển vũ khí hạt nhân khu vực. Đồng thời cũng là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ
phủ định sự cam kết của Bắc Kinh rằng ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên
có giới hạn.
Theo
các nhà phân tích, dàn phóng đó có những điểm tương đồng đáng chú ý so với các
dàn phóng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sản xuất vào giữa năm
2010 và 2011, được thiết kế cho tên lửa xuyên lục địa với tầm phóng xa 6,000
km, và có khả năng tới được một số vùng ở Alaska. Điều này có nghĩa là dàn
phóng đã được sản xuất ở Trung Quốc hay dựa trên bản vẽ do Trung Quốc cung cấp.
Trong lúc những câu hỏi then chốt chưa được trả lời, một viên chức Nam Triều
Tiên nói rằng, “tất cả mọi thứ đều được nhập cảng từ Trung Quốc”.
Nếu
PLA cung cấp hệ thống đó cho Bắc Triều Tiên bằng bất cứ cách nào trong vòng một
hay hai năm qua, Trung Quốc đã vi phạm điều khoản cấm vận của Nghị quyết 1718 của
Hội đồng Bảo an LHQ, đã được thông qua sau cuộc thử nghiệm nguyên tử đầu tiên của
Bắc Triều Tiên năm 2006, và Nghị quyết 1874, gia tăng thêm cấm vận vào thời
gian cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ hai năm 2009.
Sự
vi phạm thế này thực ra là chưa có tiền lệ. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ lo về kiểm
soát cấm vận đã nói với tôi, mặc dù cần phải có phương cách “hiển vi” để bắt thủ
phạm, từ trước đến nay Trung Quốc chưa từng bị lên án do vi phạm nghiêm trọng
và trắng trợn các điều khoản LHQ. Thực ra, Trung Quốc có lợi điểm để không vi
phạm nghị quyết: vi phạm sẽ tạo nên sự nghi ngờ rộng rãi về tư thế là một “cường
quốc có trách nhiệm”, và sẽ gây tiếng xấu cho một tổ chức phục vụ quyền lợi cơ
bản của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp khu vực và khuyến khích sự ổn
định.
Vậy
thì chúng ta giải thích các cáo buộc này thế nào? Nếu đây không chỉ là trường hợp
Bắc Triều Tiên sao chép mô hình từ những thông tin phổ biến công cộng thì có
hai giả thuyết có thể xảy ra. Giả thuyết thứ nhất là PLA đã “bất phục tùng”, ra
quyết định quan trọng mà không có sự phê chuẩn của lãnh đạo dân sự cấp cao.
Chuyện này giống như vụ phóng tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007 và cuộc thử
nghiệm chiến đấu cơ tàng hình diễn ra vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Robert Gates thăm Bắc Kinh năm 2011, cả hai vụ đã làm giới lãnh đạo Trung Quốc
bất ngờ.
Thật
vậy, thời điểm xảy ra cũng đáng gây chú ý. Ngay sau khi tin tức về việc phóng
tên lửa lộ ra, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố có lời lẽ cứng rắn của Hội đồng Bảo
an LHQ, lên án việc thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng, và đe dọa khả năng cấm
vận thêm.
Tuy
nhiên, quan điểm “bất phục tùng” của PLA đã phóng đại mối căng thẳng giữa quân
sự và dân sự trong nội tình Trung Quốc. Như Andrew Scobell (*) chỉ ra, có “những
mối dây liên hệ khắng khít, rộng rãi, và chồng chéo giữa quân đội Trung Quốc và
đảng Cộng sản Trung Quốc”. Với hậu quả mang tầm mức chính trị và chiến lược, điều
khó có thể xảy ra là quyết định cung cấp kỹ thuật tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều
Tiên được thực hiện mà giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc không biết và không chấp
thuận.
Giả
thuyết thứ hai là Trung Quốc đang chơi trò “hai mặt” trong vấn đề Bắc Triều
Tiên, công khai chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời ngầm giúp đỡ Bắc
Triều Tiên. Phần quan trọng trong trò chơi này nhằm hai mục đích: chiến lược và
chính trị. Về mặt chiến lược, Trung Quốc có lợi khi kết chặt liên hệ với một nước
láng giềng vào thời điểm Hoa Kỳ đang bổ sung thành viên và đồng minh của mình
trong khu vực, dưới tên gọi được chính quyền Obama đặt là “trở lại châu Á”.
Trung Quốc có vẻ đang chống lại điều họ cho là chiến lược bao vây của Hoa Kỳ.
Về
chính trị nội tại, ngả về phía Bắc Triều Tiên để tránh được những phê phán về
việc chính quyền đã đi quá xa khi chiều theo mục tiêu và lợi ích của Hoa Kỳ, gần
đây nhất là đồng ý cho NATO can thiệp của vào Libya. Nó cũng ra tín hiệu đáp lại
những người tin rằng Hoa Kỳ đã xen quá nhiều vào nội tình của một nước chư hầu
lâu đời của Trung Quốc. Như một chuyên gia nhận định, Bắc Triều Tiên “có thể là
đứa con hư, nhưng nó là đứa con hư của chúng tôi”.
Với
bất cứ lý do gì, những lời lên án chỉ ra một sự sa sút đáng lo ngại về vai trò
và ảnh hưởng của những tiếng nói ôn hòa trong chính sách đối ngoại Trung Quốc.
Điều này đúng đối với các học giả, những người đang bị áp lực phải rút lại cảm
tình với Hoa Kỳ, và của toàn bộ các bộ máy quan liêu, như Bộ Ngoại giao, mà một
số người theo chủ nghĩa dân tộc đặt tên là “Bộ Phản quốc”, vì xem trọng lợi ích
Hoa Kỳ hơn lợi ích Trung Quốc.
Sự
sa sút của phe ôn hòa và sự trỗi dậy tướng ứng của phe diều hâu ở Trung Quốc
mang ý nghĩa tiêu cực đối với vấn đề hợp tác quốc tế. Điều này thể hiện rõ
trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Từ giữa thập niên 2000, Hoa Kỳ đã xem
đây là “vấn đề láng giềng” cần sự tham gia tích cực của mọi cường quốc khu vực,
nhất là Trung Quốc. Kết quả dẫn đến sự ra đời của các cuộc Đàm phán Sáu bên, đã
được sự ủng hộ của cả hai đảng trong chính phủ (Hoa Kỳ). Thực ra, nếu Bắc Kinh
chơi trò hai mặt trong vấn đề Bắc Triều Tiên, họ không những làm hại Đàm phán
Sáu bên, mà về lâu dài, còn hủy hoại triển vọng hợp tác an ninh đa phương ở khu
vực Đông Bắc châu Á.
Tuy
nhiên, một điểm tích cực là sự thắt chặt quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ
đem lại cho Hoa Kỳ lý lẽ vững chắc chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc, rằng
Trung Quốc không đủ khả năng ảnh hưởng tạo sự thay đổi đối với Bắc Triều Tiên.
Washington nên nắm lấy cơ hội để phổ biến đến càng nhiều nước càng tốt –gồm những
cường quốc đang lên như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ – tín hiệu về Trung Quốc có
thể và nên áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên, tuân thủ các nguyên tắc không
phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới, và nếu không làm thế thì sẽ phải đối diện
với những sự phản đối sâu rộng.
Tác
giả: Ông Joel Wuthnow là thành viên Chương trình Thế giới và Trung Quốc tại trường
Woodrow Wilson của Đại học Princeton. Ông đang hoàn tất bản thảo cuốn sách về
chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an LHQ.
———-
Ghi
chú:
(*) Andrew Scobell là tác giả bản báo cáo về
cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc, được đệ trình cho Ủy
ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) nhân chuyến viếng thăm Trung
Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tháng 1 năm 2011. Câu trích ở trên được lấy
ra từ bản báo cáo này.
Nguồn:
The Diplomat
Bản
tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản
tiếng Việt © Trần Văn Minh
http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/21/trung-quoc-choi-tro-hai-mat/#more-53526
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét