Tự
bản chất, chế độ độc tài, nhất là độc tài Cộng sản, là một chế độ khủng bố,
luôn tạo nguy hiểm cho nhân dân để tạo an toàn cho tập đoàn thống trị. Nghĩa là
nó chuộng an ninh hơn là an dân. Ngoài ra, vì đã hình thành qua việc cướp quyền
bằng đấu tranh vũ trang chứ không được quyền bằng đấu tranh chính trị, chế độ độc
tài điều hành đất nước cách vô trách nhiệm, luôn coi thường ý kiến của người
dân, nhất là giới trí thức dân sự và tôn giáo, do đó dần dần trở nên mù quáng
và thiển cận, chỉ cốt thành công trước mắt cho bản thân chứ không quan tâm đến
thất bại lâu dài cho dân tộc.
Hơn nữa, giữa lòng hệ thống cộng sản toàn cầu,
luôn có cảnh cá lớn nuốt cá bé, đảng đàn anh ức hiếp, bóc lột đảng đàn em.
Thành ra chế độ độc tài cũng gây nên nhiều mối nguy cho toàn thể đất nước. Nói
theo kiểu hiện thời, đó là những quả bom chờ nổ treo trên đầu dân tộc.
Chỉ
xét trên phương diện môi sinh, người ta thấy có nhiều ví dụ trong các nước Cộng
sản: Đông Đức từng nổi tiếng có môi trường ô nhiễm nhất Âu châu, đến độ bảo vệ
môi trường tại quốc gia này trở thành một vấn đề chính trị rất nhạy cảm. Ai dám
nói về ô nhiễm môi trường sẽ bị nhanh chóng quy tội “phỉ báng nhà nước”. Liên
Xô thì có thảm họa môi trường nức tiếng với vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl và khô
cạn biển nội địa Aral. Trung Quốc thì lừng danh toàn cầu với việc thải khí CO2
vào khí quyển, việc ô nhiễm nghiêm trọng các dòng sông và nguy cơ vỡ đập Tam Hợp.
Tại
Việt Nam, Cộng sản cũng đang treo trên đầu dân tộc nhiều quả bom nổ chậm, phần
do thói vô trách nhiệm trước quốc dân, phần do óc hám tài tham lợi của đảng, phần
do nỗi kinh sợ trước quần chúng, phần do thái độ hèn nhát bạc nhược trước
“Thiên triều”.
Thủy điện sông Tranh 2 |
2-
“Chùm bom thủy điện” đang treo trên đầu dân chúng, làng mạc, phố thị ở miền
Trung. Hiểm họa này đã được nhà văn Võ Thị Hảo cảnh báo từ tháng 11-2010 qua
bài viết “Miền Trung ơi, ngươi đã bị thí mạng”. Xin trích: “Sau trận lũ lụt thảm
khốc tại miền Trung hồi tháng 11-2009, nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn
chính phủ về nguyên nhân lũ lụt miền Trung. Một số nhà chuyên môn có uy tín đã
phát hiện là “do yếu tố con người”: do những nhà máy thuỷ điện vì lợi ích cục bộ
của mình, không thực hiện quy trình đã cam kết về vận hành hồ chứa phòng lũ, cứ
tích đầy nước để chạy máy phát điện tối đa, đến lúc mưa lớn tràn về, liền mở cửa
xã lũ ào ạt để bảo vệ đập và nhà máy, bất kể hậu quả cho dân vùng hạ lưu…. Trước
đây, lũ lụt miền Trung chỉ khoảng 5-7 năm 1 lần, còn gần đây tần suất tăng lên,
1-2 năm 1 lần (chưa kể hai năm gần đây lũ chồng lên lũ) và khốc liệt hơn… Trong lũ lụt có yếu tố con
người. Riêng 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gần đây đã phát triển tới 393 dự
án thủy điện lớn nhỏ… Họ tích nước chủ yếu để sản xuất điện, chứ có mấy khi chủ
động xả nước trong hồ để chờ lũ, đón lũ và cắt lũ. Vì vậy nguy cơ vỡ đập tràn,
nước lớn từ thuỷ điện tác động vào lũ miền Trung càng gay gắt…”
3-
“Loạt bom hạt nhân” từ 16 lò phản ứng mà nhà cầm quyền dự định xây xong trước
năm 2030, phần lớn tại Ninh Thuận, nhờ các chuyên gia và thiết bị của Nga và Nhật,
bất chấp thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Nga năm 1986 và nhà
máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật năm rồi. Gọi đây là loạt bom hạt nhân vì
theo lời Tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia lâu năm trong ngành, nguyên Cố vấn
Nha Kinh tế – dự báo – chiến lược ở Paris, giáo sư Viện Kinh tế – chính sách
năng lượng và Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp): “Hạt nhân Fukushima–Daiichi
hay Hiroshima, Nagasaki cũng là một. Phóng xạ giết người của bom nguyên tử hay
của lò điện hạt nhân cũng vẫn là một. Những tâm lò phản ứng điện hạt nhân nóng
chảy kia đã và đang làm bao trái tim của thường dân và trẻ em vô tội tan nát,
nguyên nhân của bao cuộc sống điêu đứng, đau thương”. Ý thức được thảm họa này,
các nước Âu châu và Bắc Mỹ đã lên chương trình xóa sổ điện hạt nhân, Nhật Bản
chỉ còn 1 trên tổng số 54 lò phản ứng hoạt động. Thế mà “Việt Nam lại đang có một
chương trình điện hạt nhân “tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới” với giấc
mơ điện hạt nhân “đâm hoa đua nở” trong lúc thế giới thì đang lo ngại tìm giải
pháp thay thế chúng” (New York Times, 01-3-2012). Tham vọng lớn như thế nhưng lại
chưa tập hợp được một đội ngũ chuyên gia cần thiết cho việc khai thác, điều chỉnh
mà phải bắt đầu từ số không. Thời hạn lại quá ngắn để có thể tạo lập một tổ chức
quản lý khả tín, đặc biệt trong một đất nước có tiếng đầy nạn tham nhũng, thừa
thói vô trách nhiệm, vắng sự minh bạch công khai và thiếu các tiêu chuẩn an
toàn, nên nguy cơ xảy ra một kịch bản như ở Chernobyl và Fukushima là rất lớn.
Ngoài thảm họa môi trường, đó cũng là một thảm họa tài chánh theo lời Tiến sĩ
Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia nguyên tử thượng thặng khác đang làm việc tại Mỹ:
“Các nhà máy ĐHN rất đắt tiền, phải kế hoạch cả 10, 15 năm thì mới xây xong, và
khi điều hành thì có rất nhiều rủi ro là nhà máy nằm chết không tạo điện. Khi
nhà máy nằm chết thì ta vẫn phải trả nợ tiền vay. Nước Việt Nam còn rất nghèo….
Đối với ngân sách của ta, 10-20 tỉ USD là rất lớn, cần phải đi vay mượn”.
4-
Những quả bom nổ chậm khác: Không cần nói thì ai cũng biết chúng đang nằm nơi
các đồn công an dày đặc trên khắp đất nước. Từ mấy năm nay, số nạn nhân bị lực
lượng “chỉ biết còn đảng còn mình”, “kiêu binh thời đảng trị” này ngày một gia
tăng. Thê thảm nhất là một đàng họ bị tra tấn đến vong mạng chỉ vì những nguyên
cớ rất nhỏ nhặt (ngồi xem đánh bạc, không đội mũ bảo hiểm, gây lộn xộn trên đường,
xích mích với cảnh sát, có thư tố cáo nặc danh…), đàng khác lại bị công an vu
cáo là tự đập đầu vào vách, tự treo cổ lên xà nhà… và rồi hầu hết mọi vụ án đều
chìm xuồng, mọi thủ phạm đều ung dung ngoài vòng pháp luật hay chỉ bị xử phạt rất
nhẹ. Loại bom nổ chậm nữa đang nằm trên Biển Đông, từ bàn tay lũ hải tặc Tàu, lủng
lẳng trên đầu các ngư dân Việt vô tội, treo lên bằng sợi chỉ là lời tuyên bố hết
sức vô trách nhiệm, khó tưởng tượng nổi của thứ trưởng bộ Quốc phòng Việt cộng:
“Ngư dân bị tàu lạ ngăn cản, cướp bóc, giết chết là vấn đề dân sự; quân sự
không can thiệp!”. Quả bom đó hiện đe dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và
hàng trăm nhà máy thủy sản, đã đe dọa sinh mạng của hàng ngàn ngư dân lâm nạn
Tàu tặc gần cả thập niên rồi, và đang đe dọa tài sản lẫn gia đình của 21 ngư
dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị bắt hôm 21-03 gần quần đảo Hoàng Sa, vốn bị xử phạt mỗi
người 70.000 nhân dân tệ, tức hơn 200 triệu đồng Việt Nam! Cuối cùng là quả bom
tài chính vốn đang làm vỡ tung các đại tập đoàn công nghiệp với những món nợ khổng
lồ, làm 30% công ty phá sản và 200.000 doanh nghiệp sập tiệm (Việt Báo
26-03-12), kéo theo sự sụp đổ nay mai của nền kinh tế Việt Nam.
Ai
tạo ra những quả bom nổ chậm đang đe dọa cuộc sống toàn dân và phá hủy tương
lai đất nước ấy? Hỏi tức là đã trả lời!
Ban
Biên Tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét