Cố nhà
văn Nguyễn Minh Châu
(1930
- 1989)
|
Trong
bối cảnh cuộc bàn luận về Trí Thức và vai trò của Trí thức đang diễn ra khá sôi
nổi trên mạng, tình cờ tôi được đọc bức thư của nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi
cho người bạn thân, ông Nguyễn Trung Thu, cán bộ ban Văn Hóa Văn nghệ. Bức thư
đề ngày 2-9/4 – chắc là viết từ ngày 2 đến ngày 9 tháng 4 (năm 1988), ông Thu
chuyển cho đạo diễn Trần Văn Thủy, ông Thủy cho tôi đọc và tôi đã xin phép
trích một đoạn nói về nhà văn – những trí thức, vì thấy nó cùng mạch với cuộc
bàn luận nói trên.
Tôi
đọc gần như tất cả tác phẩm của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu, theo tôi được
biết nhắc đến nhà văn Nguyễn Minh Châu, người ta nghĩ ngay đến nhân cách và tài
năng văn chương của ông, nhưng người ta còn nhắc đến ông như một nhà văn lỗi lạc
với tầm nhìn có tính dự báo và đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Bài viết
tiêu biểu của ông là “Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa” vẫn
còn nguyên tính thời sự và tính chiến đấu.
Trong
bức thư gửi ông Thu, ông Châu viết:
“…Qua
thư, tôi biết những điều ông đang suy nghĩ về văn nghệ? Buồn nhỉ? Nhưng rồi ra
có gì mà buồn? Đánh nhau mà, bảo thủ phản kích lại? Nhưng tôi vẫn thèm viết tiếp
một bài đã dự dịnh và đã tâm sự với ông “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất
nước”, tất nhiên rồi, ông Thu ạ, cứ một lần làn gió đổi chiều thì con người lại
tự đem mình ra làm trò chơi và nhìn thấy được thêm một chút tư cách của từng
người….”
“…Thế
đấy, thằng nhà văn ở nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm, phải có
tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và
hòa bình. Nhưng địa vị thằng nhà văn thấp quá, làm gì có tiếng nói ấy? Theo
tôi, làm thằng nhà văn Việt nam trong lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân
chủ là thiếu tư cách – kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì
sâu xa, để đời…”
“…Tôi
nghĩ rằng có khi mình phải quên mình đi cho sự nghiệp dân chủ (mình đây là tính
văn học) và có ai như thế tôi kính trọng vô cùng. Tôi đọc lịch sử văn học TQ thời
kỳ Nha phiến chiến tranh – có nhà văn rất tên tuổi (tôi quên tên) nhưng cả đời
chẳng để lại cái gì cho đời lâu dài cả, mặc dầu ông ấy rất có khả năng ấy, chỉ
vì ông ta chỉ quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa đất nước TQ – và đời sau đề cao
ông ta lên vô cùng. Rồi thì hậu thế hiểu hết ai ra sao! Lắm lúc nghĩ, hàng chục
năm qua người ta khinh thường người dân quá – cái hạng “phó thường dân”, không
chức tước, không vây cánh, không của cải – khó sống lắm! Sống nhục nhã lắm…”
“…Lâu
nay (hàng chục năm nay) đám cán bộ mình thường nói (đến quen miệng): Chúng ta
đem hạnh phúc đến cho nhân dân – (không khéo mình chả làm được gì, chỉ làm hại
nhân dân). Còn những người tôn giáo họ nói: Chúng ta làm nhẹ bớt bất hạnh cho
nhân dân – có lẽ họ nói đúng hơn, họ “đời” hơn mình, mặc dầu là họ tôn giáo! Từng
người phải soát lại hết những điều đã nghĩ, đã làm…”
Những
ngày cuối đời ông Châu bệnh nặng, nằm chữa bệnh theo “tiêu chuẩn” bố thí của nhà
chùa. Ông sống như thế nào? Xin đọc tiếp:
“…tôi
đang ngồi trên một chiếc giường cá nhân của nhà trai mà nhà chùa dọn cho nằm, y
hệt như cái giường lính hoặc “giường nhà văn” của tôi mà chúng ta thường ngồi…Nếu
bảo có một “cái đáy” của đời sống thì đến giờ tôi đang sống giữa nó – có lẽ nhờ
trời phật cho sống thì rồi ra mai ngày tôi biết làm nhà văn hơn…”
Đọc
xong bức thư, tôi nghĩ vẩn vơ: Nếu ông không viết những điều lay động trái tim
bạn đọc như ông đã viết, nếu ngòi bút của ông dẻo hơn, tròn hơn, ông sẽ dễ chịu
hơn? Nếu bây giờ sống lại, ông có thấy cuộc đời có gì khác so với khi ông từ
giã nó? Ông có lạ lẫm hay vẫn thấy… quen? Ông nghĩ gì về cái “dân chủ” mà ông
đau đáu nghĩ về nó viết về nó? Bây giờ nó ra sao rồi? Ông vui hay ông buồn….?
(Nguyễn Minh Châu qua đời năm 1989, thọ 59 tuổi, 9 tháng sau khi viết bức thư
này.)
Tôi
không có hân hạnh được diện kiến hay nói chuyện với ông, tôi chỉ đọc ông mà thấy
ông gần gũi thân quen và nghĩ mấy điều vẩn vơ như thế…
Nguồn : nguyentrongtao.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét