Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LƯỢNG ĐỊNH ÁP LỰC QUỐC TẾ LÊN NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM VÀ SỰ PHẢN KHÁNG CỦA QUẦN CHÚNG QUỐC NỘI

Nguyễn Chính Kết - Trí Nhân Media
Hiện nay, CSVN đang phải chịu áp lực nghịch chiều nhau từ nhiều phía:
Ÿ    Áp lực từ ngoài vào hay áp lực quốc tế:
–    từ Trung cộng: nhằm xâm lược Việt Nam, duy trì chế độ cộng sản tại Việt Nam, buộc CSVN nhượng đất nhượng biển và đàn áp những ai phản đối việc Trung cộng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
–    từ Thế giới Tự do: buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Ÿ  Áp lực từ bên trong hay từ người dân trong nước: đòi hỏi CSVN tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự quyết của người dân, và thay đổi chế độ.
Giữa hai thứ áp lực quốc tế ngược chiều nhau, CSVN phải chấp nhận thế đu giây để tồn tại. Tuy nhiên, thế đu giây này cũng có một lợi điểm cho CSVN: Cả Trung cộng lẫn các nước tự do đều không dám áp lực CSVN quá mạnh, vì điều đó sẽ đẩy CSVN vào vòng tay của phía đối nghịch.
Đối với áp lực từ phía người dân hiện còn yếu, CSVN chủ trương đàn áp mạnh tay, tiêu diệt từ trong trứng nước mọi liên kết, mọi tổ chức… nhưng có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào áp lực nhân quyền từ phía thế giới tự do.

I. Áp lực quốc tế

Hiện nay, CSVN đang bị hai thứ áp lực quốc tế ngược chiều nhau, cả hai đều rất mạnh, khiến CSVN lâm vào thế rất khó xử:
A) Áp lực từ Trung cộng:
Áp lực này buộc CSVN phải làm nhiều điều bất lợi cho quyền lợi cũng như cho sự sống còn và phát triển của dân tộc, như nhượng đất nhượng biển cho Trung cộng, đàn áp những người yêu nước muốn bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ… CSVN phải chấp nhận áp lực này để được Trung cộng bảo hộ cho chế độ độc tài, hà khắc và đầy tội ác của mình.
Lý do khiến Việt Nam chịu áp lực:
– Địa thế Việt Nam giáp ranh Trung Quốc: Việt Nam là một nước nhỏ bé bên cạnh một nước lớn luôn luôn có tham vọng bành trướng lãnh thổ. Từ bao thế kỷ, Trung Quốc luôn luôn muốn biến nước ta thành một quận huyện của họ. Họ đã xâm lược Việt Nam nhiều lần, và đã từng cai trị đất nước ta cả ngàn năm. Chống ngoại xâm, cụ thể là chống Trung Quốc, là một chủ đề chính trong lịch sử Việt Nam.
– Trung cộng có nhu cầu giải quyết nạn nhân mãn và nhu cầu kinh tế cho người dân quá đông: Dân Trung Quốc quá đông, nằm sâu trong đại lục, không có nhiều đường biển để giao thương với thế giới. Việt Nam là một vị trí rất thuận lợi cho sự giao thương quốc tế, lại có nhiều mỏ (dầu, than, vàng bạc, uranium), nên là một cám dỗ rất lớn cho mộng xâm lược của Trung cộng hiện nay.
– CSVN mắc nợ Trung cộng quá nhiều trong việc cướp chính quyền cả hai miền Bắc Nam: Hồ Chí Minh đã cậy dựa, nhờ sự giúp đỡ và vay mượn nhiều mặt của Trung cộng (võ khí, lương thực, cố vấn chiến lược - chiến thuật…) để cướp chính quyền ở Miền Bắc năm 1945, và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam suốt 2 thập niên (1954-1975). Khi đã chiếm được trọn cả đất nước, CSVN phải trả nợ Trung cộng bằng sự lệ thuộc, bằng lãnh thổ lãnh hải, bằng quyền lợi dân tộc.
– Trung cộng đã cài được người của họ vào bộ máy cai trị của CSVN ở thượng tầng cũng như hạ tầng cơ sở (sau hàng mấy chục năm cậy nhờ vào Trung cộng): Qua những tên tay sai được cài vào bộ máy cai trị của CSVN, Trung cộng đang thật sự điều hành bộ máy cai trị của CSVN, khiến cho rất nhiều quyết định của Đảng, Bộ Chính trị, ba ngành Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp có lợi cho Trung cộng. Những người trong bộ máy cai trị có tinh thần dân tộc, không chấp nhận Trung cộng, có khuynh hướng thân Mỹ, thường không dám biểu lộ lập trường chống Trung cộng vì sợ bị thanh trừng (bị mất quyền lợi, địa vị, tài sản, có thể mất mạng). Nên phe thân Trung cộng trong bộ máy cai trị vẫn chiếm ưu thế, họ đang nắm được cả công an lẫn quân đội (1).
– CSVN sẵn sàng chấp nhận áp lực của Trung cộng: Mục đích tối hậu của Trung cộng là xâm chiếm Việt Nam để giải quyết nạn nhân mãn và nhu cầu kinh tế, giao thương với thế giới. Mục đích tối hậu của CSVN là duy trì chế độ độc tài để tiếp tục cưỡi đầu cưỡi cổ dân tộc. Cùng chủ trương độc tài như CSVN, Trung cộng sẵn sàng bảo trợ cho chế độ độc tài của CSVN được sống còn, nên CSVN sẵn sàng nhượng bộ trước những áp lực của Trung cộng.
B) Áp lực từ những nước tự do dân chủ:
Các quốc gia tự do thường có lý tưởng dân chủ, họ chủ trương phổ biến và phát huy tinh thần tự do, dân chủ và nhân quyền đến mọi dân tộc. Nhưng họ cũng có nhu cầu phát triển kinh tế và giao thương với mọi dân tộc. Các nước này tùy theo tình hình từng thời điểm ưu tiên cho lý tưởng dân chủ hay cho nhu cầu phát triển. Hiện nay, tình hình kinh tế toàn cầu đang gặp khủng hoảng, các nước tự do thường ưu tiên đặt nặng việc giải quyết kinh tế hơn lý tưởng dân chủ.
Với lý tưởng dân chủ, các quốc gia tự do đòi buộc CSVN phải tôn trọng nhân quyền, quyền tự do của người dân, không được đàn áp dân chúng, phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm… CSVN cần giao thương với các nước dân chủ vốn giàu có trên thế giới và muốn được họ viện trợ về nhiều mặt. Các nước dân chủ thường lợi dụng nhu cầu này của CSVN để áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền. CSVN buộc phải chấp nhận áp lực này để có thể giao thương với các nước tự do hầu phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, áp lực quốc tế lên CSVN về mặt nhân quyền rất giới hạn, vì:
Ÿ tình hình kinh tế khó khăn hiện nay trên toàn thế giới, các quốc gia tự do muốn giao thương với Việt Nam để có lợi về kinh tế, chính trị, nên không muốn khó dễ Việt Nam về mặt nhân quyền hầu tránh những bất lợi về mặt ngoại giao và giao thương
Ÿ CSVN đặt ưu tiên việc bảo vệ chế độ hơn việc phát triển kinh tế, nên CSVN chỉ chấp nhận nhượng bộ áp lực nhân quyền trong mức độ không nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ. Áp lực quốc tế về nhân quyền dù có mạnh, nhưng nếu nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ, CSVN sẽ bất chấp: thà bị quốc tế trừng phạt còn hơn để mất quyền lực và bị nhân dân lật đổ.
Ÿ Các quốc gia tự do không dám áp lực mạnh về nhân quyền vì sợ CSVN đứng hẳn về phía Trung cộng để nước này bảo vệ cho chế độ độc tài của mình. Điều này có thể bất lợi cho dân tộc Việt Nam (2).
Ÿ Các nước tự do cần giao thương với Trung cộng, một thị trường lớn rất béo bở và giá nhân công rẻ, nên có khi phải nhân nhượng trước những yêu cầu của Trung cộng trong vấn đề Việt Nam.

II. Sự phản kháng của quần chúng quốc nội

A) Nguyên nhân:
Càng ngày CSVN càng lộ rõ bản chất là:
– một đảng cướp, tham tàn: cướp đất đai, tài sản, kể cả những kẻ nghèo nhất... cướp cả những quyền căn bản của người dân, kể cả quyền tự vệ… dùng cả một hệ thống nhà nước với 3 ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp để ăn cướp… sẵn sàng dồn người dân vào đường cùng, không còn đường sống.
– tham quyền cố vị, độc tài toàn trị: bảo vệ bằng bất cứ giá nào độc quyền cai trị, độc quyền ăn cướp, độc quyền cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân…
– một tập đoàn buôn dân bán nước: đã từng bán đất bán biển và sẵn sàng bán cả đất nước cho ngoại bang, bất chấp hậu quả tai hại khôn lường cho cả dân tộc.
B) Sự phản kháng của người dân:
Trước những hành động gian ác của CSVN, dân chúng kẻ trước người sau ngày càng ý thức được bản chất xấu xa của CSVN và ngày càng phẫn nộ, nên có khuynh hướng phản kháng, đòi công lý, muốn thay đổi chế độ. Người dân ngày càng có nhiều người vượt thắng được nỗi sợ hãi cố hữu để đấu tranh, không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn liên kết thành phong trào, tổ chức đấu tranh:
  đòi dân chủ, nhân quyền: Khối 8406, Đảng Thăng Tiến, Đảng Dân chủ 21, Liên minh dân chủ nhân quyền, Công Đoàn Độc Lập, Lực lượng Đoàn Kết Công Nông, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam...
– đòi công bằng xã hội: dân oan biểu tình đòi đất, giáo xứ Thái Hà, Cồn Dầu… công nhân đình công…
– đòi toàn vẹn lãnh thổ: giới trí thức sinh viên biểu tình chống Trung cộng, phản đối CSVN tiếp tay bán nước… Biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh (tháng 4/2008), biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa tại Hà Nội và Sàigòn (tháng 6,7,8/2011),
Phương cách đấu tranh: ôn hòa, bất bạo động, tránh vi phạm luật (kẻo bị kết án), chỉ sử dụng những phương tiện tốt... Nhưng khi bị dồn đến đường cùng, người dân đôi khi sẵn sàng bạo động để tự vệ: vụ Đoàn Văn Vươn, vụ Bắc Giang, vụ Mường Nhé, vụ Long Thành (xã Long Hưng)...
Phương tiện đấu tranh: sử dụng mọi phương tiện thông tin (Internet, web, blog, facebook, twitter, email, paltalk, viết bài, truyền đơn, biểu ngữ…), âm thầm liên kết, biểu tình...
Người dân khi chống lại bạo quyền, tuy có chính nghĩa, có tiềm năng rất lớn, nhưng không có thực lực...
– do thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, thiếu tài chánh...
– không được đào tạo (về chính trị, quân sự, óc tổ chức, kỹ thuật lãnh đạo, khả năng giữ bí mật)…
– đấu tranh mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, không có kế hoạch chung, đường lối chung…
– dễ bị chia rẽ, do kế ly gián của cộng sản và do đố kỵ, do nghi ngờ nhau (không phân biệt được Ta, Bạn và Thù)...
C) Sự đàn áp của bạo quyền:
CSVN cương quyết bảo vệ độc quyền cai trị đất nước với bất cứ giá nào, bất chấp đạo lý, quyền lợi của dân tộc, nên quyết tâm sử dụng bạo lực để dẹp tan từ trứng nước mọi mầm mống phản đối, đòi công lý, tự do, nhân quyền, dân chủ, tiêu diệt mọi tổ chức, bẻ gãy mọi liên kết đấu tranh chống lại họ.
Nhờ kinh tế phát triển, nhờ tiền viện trợ từ nhiều nước, nhờ đồng bào hải ngoại gửi tiền về cho thân nhân trong nước, nhờ tiền thuế của nhân dân, Đảng và Nhà Nước rất giàu có, có thể trả lương công an, cán bộ rất cao để họ sẵn sàng bảo vệ chế độ, ngăn chặn những ai đòi hỏi tự do, nhân quyền, có ảnh hưởng xấu đến chế độ.
Ngoài ra, họ còn có đầy đủ phương tiện để đàn áp dân chúng: quyền lực, luật pháp, công an, quân đội, tòa án, võ khí, súng đạn, tiền bạc... Nhờ tình báo nằm vùng được cài trà trộn trong mọi giới dân chúng, khả năng nghe lén điện thoại, đọc lén email, họ có thể có thông tin đầy đủ về mọi động thái chống đối của dân chúng để sẵn sàng tiêu diệt đối kháng (3).

III. Áp dụng vào cuộc đấu tranh dân chủ Việt Nam

A) Phải tự lực, đừng mong đợi quá nhiều nơi áp lực quốc tế
Trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của quê hương đất nước, chúng ta cần vận động sự ủng hộ của quốc tế, yêu cầu các nước tự do áp lực lên CSVN. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông cậy quá nhiều vào sự giúp đỡ của quốc tế, mà phải tìm cách phát triển nội lực của chính chúng ta. Theo nhận định của cụ Phan Chu Trinh, người Việt có tính vọng ngoại và yêu nước kiểu hẹp hòi. Tính vọng ngoại khiến ta trông cậy và ỷ lại vào sức của người, không tin tưởng và phát huy sức mạnh của mình (4).
Muốn chiến thắng Cộng sản, chúng ta cần phải quyết tâm củng cố nội lực hơn là dựa dẫm vào người Mỹ hay vào quốc tế. Chẳng ai thương chúng ta, dân tộc chúng ta bằng chính chúng ta cả. Nếu chúng ta không nhất tâm tự cứu lấy chính mình thì sẽ chẳng có ai ra tay cứu chúng ta cả. Khi chúng ta thật sự có nội lực, các thế lực khác mới sẵn sàng hợp lực giúp chúng ta. Aide-toi, le Ciel t’aidera! (5)
Nội lực chỉ có khi chúng ta biết hợp lực đoàn kếtthống nhất ý chí, đường lối. Chúng ta biểu lộ quyết tâm chiến thắng cộng sản, nhưng trong thực tế lại không quyết tâm tạo đoàn kết là điều kiện không có không được để có sức mạnh mà chiến thắng (6). Do đó, quyết tâm chiến thắng cộng sản dường như chỉ là quyết tâm ngoài môi miệng chứ không phải thực tâm (7).
Chúng ta trông cậy vào người Mỹ nhiều quá, chúng ta muốn nhờ Mỹ áp lực CSVN trong khi chính chúng ta có thể tự áp lực CSVN một cách hữu hiệu mà chúng ta không chịu làm. Chẳng hạn, chúng ta có thể hạn chế việc du lịch về Việt Nam, hạn chế gửi tiền về Việt Nam, chỉ gửi tiền hay đi về Việt Nam khi nào thật cần thiết. Vì hiện nay, chế độ CSVN tồn tại được một phần khá lớn là nhờ hàng chục tỉ đôla mỗi năm mà Người Việt hải ngoại gửi về hoặc đem về qua ngả du lịch, và phần nào do sự đầu tư làm ăn của Người Việt hải ngoại tại Việt Nam.
B) Phải vận động quốc tế cách hợp lý
Chính sách của các nước tự do có những điều bất lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, trong đó có những điều không thay đổi được và những điều có thể thay đổi.
Đối với những điều không thay đổi được, chúng ta có cố gắng vận động thay đổi cách mấy cũng vô ích.
Đối với những điều có thể thay đổi, chúng ta có thể tạo thay đổi, nếu chúng ta biết vận động đúng cách. Vận động không đúng cách thì khó mà thay đổi.
Do đó, cần nhận định và phân biệt hai loại trên, để đừng phí sức vào những việc không thể thay đổi.
a.Đừng phí sức vào những gì không thể thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ
Chính phủ Mỹ hoạt động theo chính sách và đường lối của họ. Các quốc gia tự do dân chủ khác cũng tương tự như vậy. Riêng đối với Mỹ, chính sách của họ nhiều khi mang tính toàn cầu, vì một cách nào đó, Mỹ đang là quốc gia có tầm vóc lãnh đạo thế giới… Nhiều khi vì lợi ích của một số quốc gia nào đó, chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ chấp nhận hy sinh lợi ích của một hay vài quốc gia nhược tiểu.
Nếu chính sách hay đường lối của Hoa Kỳ có những điểm quan trọng bất lợi cho đất nước mình, thì dù có vận động giỏi cách mấy, chúng ta cũng khó mà thay đổi được những điều quan trọng ấy. Do đó, chúng ta đừng bao giờ phí thì giờ và công sức cho những vận động bất khả thi hầu dồn nỗ lực vào những vận động có tính khả thi.
Chẳng hạn, nếu Mỹ chủ trương giao thương với Trung cộng hay với Việt Nam, sẵn sàng ưu đãi hai nước này trong một số lãnh vực (WTO, Quy chế Tối Huệ Quốc…)(8), điều này có thể khiến chế độ độc tài cộng sản phát triển và tồn tại lâu dài, rất bất lợi cho dân tộc Việt Nam, thì dù vận động mạnh mẽ đến đâu, chúng ta cũng không thể khiến Mỹ ngưng thực hiện chủ trương đó (9).
Tạm dung thân trên đất Mỹ này, chúng ta cần phải biết mình là ai. Mình không phải là sắc dân quan trọng có sức mạnh tại đất Mỹ (do mình thiếu đoàn kết và không bảo được nhau), nên chúng ta không dễ dàng áp lực được chính phủ Mỹ phải quan tâm đến những nguyện vọng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể yêu cầu hay đề nghị chính phủ Mỹ thực hiện một số việc nào đó có lợi cho dân tộc mình, hoặc cho cuộc đấu tranh của chúng ta.
b.Cần vận động hành lang (lobby) cách hữu hiệu
Cách tranh đấu của người Việt tại Hoa Kỳ thường là lobby và biểu tình. So với các sắc dân thiểu số khác, người Việt lobby rất nhiều nhưng rất rời rạc, không thống nhất, và chỉ lobby ở trung ương chứ không lobby tại địa phương, nên không hữu hiệu bao nhiêu. Muốn lobby hữu hiệu, các nhóm lobby thay vì lobby riêng rẽ thì nên hợp lại thành một nhóm lớn đại diện cho một đám rất đông (đương nhiên càng đông thì càng mạnh) có chung một tiếng nói duy nhất. Chẳng hạn, một thỉnh nguyện thư với 150.000 người ký tên vào đầu tháng 3/2012 vừa qua khiến chính phủ Hoa Kỳ quan tâm nhiều gấp bội hơn là hàng trăm thỉnh nguyện thư khác nhau, mỗi thỉnh nguyện thư chỉ có khoảng 1, 2 ngàn người ký tên.
Người Việt tụ tập khá đông tại nhiều tiểu bang, nhiều thành phố. Với tư cách cử tri có quyền bầu cử, tiếng nói của chúng ta rất có sức mạnh đối với các vị dân cử tại thành phố hay tiểu bang của chúng ta. Vì thế chúng ta nên lobby các vị dân cử ngay tại địa phương hay tại tiểu bang của mình. Khi các vị dân cử họp tại trung ương để biểu quyết vấn đề gì, tiếng nói và lá phiếu của họ có giá trị gấp nhiều lần tiếng nói của chúng ta (khi chúng ta lobby tại trung ương).
c. Nên biểu tình đông đảo, đồng loạt và khắp nơi
Biểu tình là một hình thức đấu tranh rất tốt nhưng nếu biểu tình một cách rời rạc, lẻ tẻ, thì dù biểu tình rất thường xuyên, chúng ta cũng không làm chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm, và cũng không làm cộng sản ở trong nước phải sợ hãi nhiều. Nhưng nếu cùng bảo nhau biểu tình thật đông hàng trăm ngàn hay hàng triệu người và đồng loạt biểu tình khắp nơi trong cùng một thời điểm với cùng một mục đích thì sẽ tạo sự chú ý và gây tiếng vang rất lớn.


d.Sức mạnh của lá phiếu
Điều làm cho Quốc hội và các quan chức Mỹ đặc biệt quan tâm là:
khả năng sử dụng lá phiếu của người Việt trong các cuộc bầu cử (vốn chiếm một tỉ lệ khá cao trong các sắc dân), nếu biết bảo nhau dồn phiếu cho một ứng cử viên nào đó thì có thể ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả cuộc bầu cử.
và khả năng ủng hộ tài chánh trong các cuộc vận động bầu cử.
Các vị dân cử rất biết ơn chúng ta nếu nhờ chúng ta dồn phiếu mà họ đắc cử, hay nhờ chúng ta đã hy sinh tiền bạc để giúp đỡ họ trong việc vận động tranh cử. Lúc đó, tiếng nói của chúng ta mới mạnh và mới được họ đặc biệt quan tâm thực hiện.
Nhưng dường như người Việt khá thờ ơ trong mặt trận này. Tỉ lệ người Việt đi bầu cử tại Mỹ có thể nói là rất thấp và sự ủng hộ tài chánh của người Việt trong các cuộc vận động bầu cử cũng rất ít. Do đó, sự quan tâm của Quốc hội Mỹ, các vị dân cử Mỹ cũng như chính phủ Mỹ đối với những nguyện vọng của người Việt không cao lắm.
e.Phối hợp nguyện vọng của ta với nhu cầu của chính quyền địa phương
Rút kinh nghiệm từ vụ biểu tình chống Trần Trường tại Santa Ana (Nam California), chúng ta thắng nhờ cái gì? Khi chúng ta biểu tình lên đến hàng chục ngàn người hết ngày này sang ngày khác, chính phủ tại Santa Ana phải tôn trọng quyền biểu tình ôn hòa của chúng ta nên vẫn phải cho phép. Cứ kiên trì biểu tình đông đảo như thế, thành phố Santa Ana sẽ phải chi phí rất nhiều tiền cho cảnh sát để giữ trật tự nên sẽ bị thiếu hụt ngân sách. Đó là điều buộc chính quyền tại Santa Ana phải giải quyết.
Thật ra, chính quyền Santa Ana không hề quan tâm về việc Trần Trường treo cờ cộng sản hay hình Hồ Chí Minh trong nhà của anh ta, cũng chẳng thèm quan tâm chuyện sang băng lậu của anh ta (họ có thể biết những vẫn làm ngơ). Điều khiến họ phải quan tâm là cứ phải chi tiêu ngoài dự tính một số tiền quá lớn vì dân chúng biểu tình chống Trần Trường. Đây mới chính là điều buộc họ phải hành động để giải quyết. Và họ quyết phải dẹp tiệm của Trần Trường vì bất lợi về tài chánh cho họ. Vì thế họ bày cho mình tố cáo Trần Trường sang băng lậu, đồng thời cung cấp chứng cứ phạm pháp của anh ta. Cuối cùng Trần Trường phải dẹp bỏ tiệm bán băng của anh ta, thế là mục đích cuộc biểu tình của chúng ta đã đạt được.
Nếu chúng ta cứ biểu tình đông đảo và trường kỳ tương tự như vậy trước lãnh sự quán của cộng sản khi nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền, chính quyền Mỹ sẽ phải chi phí rất lớn vào việc giữ an ninh cho những cuộc biểu tình. Điều đó buộc họ phải giải quyết. Nếu chúng ta vận động để Hoa Kỳ có luật buộc tòa lãnh sự cộng sản phải trả mọi chi phí cho việc giữ an ninh cho các cuộc biểu tình (10), thì đó cũng là một cách buộc CSVN ở trong nước phải chùn tay đàn áp ở trong nước. Đây là một phương cách áp lực với CSVN mà chính chúng ta có thể chủ động làm được.

IV. Kết Luận

Trước những hiện tượng mà chúng ta đang thấy từ trước đến nay tại Việt Nam như:
        Công hàm của Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong phần lãnh hải của Trung cộng;
        Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 dưới thời VNCH, Cộng sản Bắc Việt im lặng đồng tình, không một lời phản đối;
        Năm 1999, CSVN đã nhượng hàng ngàn cây số vuông đất biên giới và hàng chục ngàn cây số vuông biển cho Trung Cộng
        Trung cộng tuyên bố quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và đường lưỡi bò thuộc lãnh hải của họ mà CSVN không những không phản đối, mà còn bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh dân chủ dám công khai tuyên bố quần đảo này là của Việt Nam (trường hợp Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa… và dẹp tan những cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sàigòn vào các tháng 6,7,8/2011 phản đối Trung cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam)
        Trung cộng ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá, bắt bớ, đòi tiền chuộc, thậm chí bắn chết ngư dân đánh cá trong vùng biển Đông Nam Á, vùng quần đảo Hoàng Sa, mà CSVN không dám phản đối.
        Phim  ảnh Tàu, sách vở Tàu, hàng hóa Tàu tràn ngập Việt Nam, một phương cách xâm thực rất rõ ràng về văn hóa và kinh tế.
        Trung Cộng được tự do đưa dân của họ qua Việt Nam không cần visa để định cư, làm ăn, những khu dân cư gồm toàn người Tàu, và tạo những trung tâm du lịch của Tàu dọc bờ biển Hạ Long, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, v.v…
        Trung Cộng được đem hàng chục ngàn công nhân ‒ có thể là quân nhân trá hình ‒ vào Tây Nguyên, một vị trí chiến lược trọng yếu, với danh nghĩa khai thác bauxite. CSVN còn cho Trung cộng thuê rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản, năng lượng như than đá, quặng mỏ, điện năng tại Việt Nam. Đó là những nguy cơ rất lớn chắc chắn sẽ gây tai hại vô cùng lớn lao và không thể sửa chữa cho nền an ninh và môi trường sinh thái tại Việt Nam.
Qua những hiện tượng trên, ta có thể chắc chắn rằng CSVN đã bí mật bán đứng tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng chỉ để giữ vững quyền cai trị độc tài và bóc lột của mình trên dân tộc Việt Nam. Trên danh nghĩa, Việt Nam vẫn còn là của Việt Nam, nhưng trong thực tế, Việt Nam đã trở thành một chư hầu, một thuộc địa của Trung cộng. Việt Nam đã bị bí mật mất vào tay Trung Cộng, đó là sự thật phũ phàng mà CSVN cố gắng che dấu bằng đủ mọi kịch bản khác nhau hầu lừa dối và xoa dịu sự bất mãn và phẫn nộ của người dân có thể bùng lên lật đổ chế độ. Rất có thể việc CSVN đang đu giây giữa Trung cộng và Hoa Kỳ cũng chỉ là một kịch bản để người Việt Nam và thế giới tưởng rằng CSVN vẫn còn muốn dựa vào Hoa Kỳ để tạo thế cân bằng đối trọng với Trung cộng.

Làm chính trị thì phải suy ra được từ những hiện tượng bên ngoài để thấy được bản chất hay sự thật sâu xa mà cộng sản đang cố gắng hết sức che dấu. Sự thật ấy là: Đảng CSVN không chỉ bán công nhân ra nước ngoài làm nô lệ lao động, bán phụ nữ cho ngoại bang làm nô lệ tình dục, v.v… mà còn cả gan bí mật bán toàn đất nước và dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng. Việt Nam thực tế đã trở thành thuộc địa của Trung cộng trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, chính sách, biển đảo, biên giới
Điều mà CSVN rất sợ hiện nay chính là người dân trong nước biết được sự thật phũ phàng ấy. Họ có thể nổi giận mà đứng lên lật đổ chế độ để cứu lấy đất nước và tương lai của họ, của con cháu họ.
Bổn phận của chúng ta, người Việt Tị Nạn Cộng sản ở hải ngoại, là phải công bố sự thật ấy cho họ, đồng thời phải làm đủ mọi cách để cứu lấy đất nước.
Houston, ngày 8/4/2012
Nguyễn Chính Kết
_________________
Chú thích
() CSVN đang chia thành hai phe mâu thuẫn nhau, mặc dù cả hai phe đều chủ trương bảo vệ chế độ độc tài bằng bất cứ giá nào. Nhưng đường lối bảo vệ chế độ của hai phe khác hẳn nhau:
a) Phe chủ trương ngả theo Trung cộng để bảo vệ chế độ: Phe này đặt nặng ngai vàng, quyền lực và quyền lợi của mình với bất cứ giá nào, cho dù phải chấp nhận mất nước cho Trung cộng hay dân tộc phải lầm than. Phe này hiện rất mạnh vì đang nắm được công an và quân đội. Họ hy vọng rằng sau khi Trung cộng chiếm Việt Nam, họ sẽ được Trung cộng cho nắm hết quyền lực để cai trị đất nước.
b) Phe chủ trương đi theo Mỹ để bảo vệ chế độ:
Hiện nay, hai phe này đang tranh đấu với nhau. Phe thân Mỹ tuy yếu nhưng được sự ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, phe này bị phe thân Trung cộng tìm đủ mọi cách bách hại, nên không dám tỏ thái độ rõ rệt là thân Mỹ. Phe thân Trung cộng tuy nắm được quyền lực nhưng bị dân chúng phẫn nộ phản đối và muốn lật đổ vì chủ trương bán nước hại dân, hèn với giặc ác với dân của họ.
(2) Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản không sợ áp lực chính trị quốc tế bao nhiêu vì họ có Trung Quốc ở sau lưng hậu thuẫn cho họ rồi. Họ đã nhượng đất nhượng biển để mua chuộc sự hậu thuẫn này rồi” (Stephen B. Young).
(3) Hai sự việc mà đảng Cộng sản sợ nhứt là một ông Gorbachev sẽ lên làm Tổng Bí thơ và thanh niên, sinh viên sẽ xuống đường như vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nổ lực của cấp lãnh đạo đảng là dùng đủ mọi khả năng và mọi thủ đoạn để tránh hai sự việc đó xảy ra (Stephen B.
(4) Nhận xét của một tác giả người Mỹ: Cộng đồng Việt Nam là cộng đồng dễ hội nhập nhất, nhưng dễ tha hóa và vọng ngoại nhất. Người Việt có những ưu điểm: con cái học hành giỏi giang so với những cộng đồng như Đài Loan, Tàu, Nhật, Đại Hàn… làm ăn kinh tế được nhưng chỉ có tính cá thể chứ không kết hợp làm ăn lớn được như người Tàu, người Nhật. Còn nói về khả năng đoàn kết để cứu nước thì rất yếu.
(5) Trong các cuộc cách mạng Hoa Lài tại Trung Đông, tất cả đều có Mỹ nhúng tay vào. Nhưng dường như họ chỉ tiếp tay khi mà phe dân chủ tỏ ra có đủ sức mạnh để lật đổ chế độ độc tài. Hiện nay, tại Việt Nam, phe dân chủ trong nước còn yếu quá, do bị cộng sản đàn áp mạnh tay quá, không phát triển nổi. Còn phe dân chủ ở hải ngoại thì tuy có nhiều tiềm lực và lợi thế, nhưng không có thực lực vì thiếu đoàn kết, không thống nhất được sức mạnh. Do đó, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng ra tay giúp chúng ta.
(6) CSVN rất sợ cộng đồng Việt Nam hải ngoại đoàn kết và thống nhất với nhau, nên tìm đủ mọi cách để chia rẽ Cộng đồng người Việt hải ngoại thành những mảnh vụn, ngày càng lắm phe nhiều nhóm, chẳng nhóm nào muốn kết hợp với nhóm nào. Tình báo của CSVN và của Trung cộng (đương nhiên dấu mặt, có thể mang mặt nạ chống cộng, được cài vào trong cộng đồng và trong các tổ chức chống cộng) ở hải ngoại luôn luôn tìm cách “đâm bị thóc, thọc bị gạo” để chia rẽ người Việt hải ngoại, và do tự ái cao, tính ganh tị cũng như muốn mọi người phải theo quan điểm của mình, nhiều người đã vô tình tiếp tay cho chính sách gây chia rẽ của tình báo CSVN, tạo nên tình trạng chụp mũ nhau là cộng sản, làm mất uy tín của những người và những tổ chức thật sự đấu tranh chống cộng, người quốc gia chống phá lẫn nhau nhiều hơn chống cộng, nhất là đánh phá những người có khả năng lãnh đạo và biết làm việc… Tình trạng chia rẽ này khiến cộng đồng Việt Nam hải ngoại không có được sức mạnh cần thiết phải có.
(7) Từ 1975 đến hôm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại chưa bao giờ hổ trợ công cuộc tranh đấu cho dân tộc, cho tổ quốc một cách đúng mức. Cộng động người Việt ở hải ngoại nên cố gắng tự mình chế giảm bớt sự chia rẻ, sự ganh tị người này với người kia, đè nén bớt tham vọng cá nhân, phải mình mới làm lãnh đạo. Cộng đồng nói chung chưa thiệt tình sẳn lòng đóng góp đều đặn để yểm trợ những người tranh đấu ở trong nước và nhứt là những người vì tranh đấu, biểu tình bị tù tội, gia đình lâm vào cảnh khó khăn. CSVN đánh giá cộng đồng là bất lực, thiếu khả năng, làm việc không có hiệu quả” (Stephen Y. Young).
(8) Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam hiện nay rất có lợi cho Mỹ. Mỹ với Việt Nam đã ký những thương ước tập trận chung, mặc dù Việt Nam mua súng đạn, mua tàu của Nga (toàn mua tàu rách), nếu có mua của Mỹ thì toàn trả góp. Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Việt Nam: Mỹ đi ra đi vô Việt Nam như đi chợ, có thể đi đâu bất cứ chỗ nào tại Việt Nam… Đâu có nước nào cho Mỹ được như vậy? Mỹ biết rất rõ tính cách điếm đàng của Việt Nam, nhưng không sao. Điều quan trọng là lợi ích chính trị và kinh tế của Mỹ tại Đông Nam Á và Biển Đông.
Điều Mỹ muốn ở Việt Nam là Việt Nam nghe lời Mỹ để tạo áp lực đối với Trung cộng và tạo ảnh hưởng cho Mỹ tại Thái Bình Dương. Hiện nay, đầu tư của Mỹ lớn nhất tại Việt Nam, hơn Nhật, Đại Hàn, Đài Loan…
(9) Để dễ hiểu, xin đan cử một minh họa cụ thể: Khi chúng ta xin quá giang xe một người bạn đang chạy về phía Nam, nếu chúng ta xin quá giang đi về phía nam thì OK; nhưng nếu xin quá giang đi ngược về hướng Bắc thì đương nhiên bị từ chối, trừ trường hợp chúng ta là cha mẹ của chủ xe.
(10) chính phủ cộng sản tại Việt Nam của họ vi phạm nhân quyền khiến dân chúng phẫn nộ và biểu tình rầm rộ như vậy.

Nguyễn Chính Kết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét