Huệ không đơn độc |
Mấy
năm nay nhiều người đã rất thích thú theo rõi thường xuyên ở mục ‘Câu chuyện
triết học’ trên báo Sài Gòn tiếp thị những bài viết tuyệt vời của Bùi Văn Nam
Sơn.
Đấy
là những bài ngắn, giản dị, hấp dẫn về những vấn đề triết học cơ bản. Đương
nhiên không phải ai cũng cần trở thành nhà triết học, nhưng những hiểu biết sơ
đẳng về triết học, “biết đôi chút cái mùi triết học” như có người nói, là cần
cho mọi người, bởi lịch sử triết học cũng chính là lịch sử hình thành và phát
triển tư duy của loài người, trong quá trình lâu dài trăn trở làm người, từ
mông muội cho đến trưởng thành.
Như
ai cũng biết, viết được về những vấn đề trừu tượng và cao siêu như vậy một cách
dễ hiểu, lại lôi cuốn, cho mọi người, thường là những người cầm bút rất uyên
bác, nắm rất vững vấn đề, đến mức có thể tung tăng đùa bỡn mà vẫn nghiêm túc,
duyên dáng mà chặt chẽ, nhiều khi như nói chơi mà là sâu xa những chuyện hệ trọng
nhất của cuộc đời, thậm chí là chuyện muôn thuở, và nói cho đúng cho đến nay
nhân loại vẫn còn suy nghĩ và bàn bạc chưa xong. Và những chuyện đó, chừng xa
xôi, lại cũng là chuyện thiết thân cho mỗi người, không chỉ trong công việc mà
cả trong sống và ứng xử từng ngày … Mấy năm qua, Bùi Văn Nam Sơn đã tận tụy làm
công việc đó, có thể gọi không quá đáng là một công việc khai hóa, về lâu dài
là không hề nhỏ, một đóng góp quan trọng cho xã hội …
Vậy
mà gần đây bỗng có tin Sài Gòn tiếp thị đã cắt bỏ mục này *.
Hỏi
ra thì được biết: ấy là theo lệnh của một cơ quan hay một người nào đó có trách
nhiệm và có quyền ở cái thành phố lớn nhất nước này.
Hình
như là lệnh miệng, qua một cú điện thoại hay một tin nhắn, nghĩa là không để lại
dấu vết hiển thị nào hết, chắc là khắp thế giới không còn nơi nào nữa có kiểu
ra lệnh, “chỉ đạo” hay ho đến thế.
Lệnh
là: “Tiếp thị sao lại đi nói chuyện triết học? Dẹp!”
Ôi,
vậy mà mấy hôm nay tôi cứ tưởng ông Vương Đình Huệ * cô đơn lắm khi ông nhỡ mồm
dạy các nhà báo về chức năng của báo chí. Hóa ra ông chẳng hề cô đơn chút nào,
và cũng chẳng nhỡ mồm. Ông ở trong một hệ thống nhất quán, quyết liệt, triệt để,
ngày càng triệt để.
Thêm
một ví dụ nữa để chứng minh tính nhất quán, quyết liệt, và triệt để ấy:
Cách
đây vài tháng một nhà xuất bản định in một cuốn sách tập họp một số bài viết của
Bùi Văn Nam Sơn về triết học (đã đăng trên Sài Gòn tiếp thị) đã không thể nào
xin được giấy phép. Lý do? Người ta lệnh, cũng bằng nói miệng vô bằng: Bây giờ
phải rất cảnh giác với các sách triết học, “họ” lợi dụng triết học để dưa dân
chủ vào!
Thôi
thế là quá rõ rồi: người ta sợ triết học, vì người ta sợ dân chủ!
Nhưng
mà, tôi là người ngây thơ, dễ tin, tôi ngơ ngác muốn hỏi: Vậy cái khẩu hiệu lừng
danh “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là thế nào nhỉ? Thậm
chí còn cãi nhau chán rồi mới quyết định đưa ‘dân chủ’ lên trước ‘công bằng’,
coi như một thắng lợi lớn. Chuyện to thế, chẳng lẽ nói đùa?
Tôi không dám nói chuyện chính trị. Tôi chỉ
xin nói chuyện đạo đức: Đừng nghĩ rằng câu chuyện vừa nói trên, chuyện tiếp thị,
đi buôn thì cấm tiệt nói triết học, cứ lo chúi mũi làm tiền đi, là không liên
quan gì đến đạo đức xã hội mà ai cũng biết là đang xuống đến đáy. Không liên
quan đến việc sinh ra những Lê Văn Luyện đang có nguy cơ không còn cá biệt *.
Không liên quan đến tội ác đang tràn lan nhức nhối.
Nghĩa
là những cấm đoán trắng trợn mà dấu tay kia cũng là tội ác đấy! Nó tạo ra môi
trường cho tội ác.
Nguyên Ngọc
*
Ba Sàm bổ sung:
- Nếu sớt trên mạng Google từ khóa “Câu chuyện
triết học”, sẽ được kết quả các bài viết lâu nay của SGTT. Còn đây là bài báo
cuối cùng, ngày 12/4/2012: Quà tặng của
thánh thần và lời “từ biệt” nép mình bên dưới, có đoạn “Do nhu cầu tổ chức mặt
trang, kể từ số báo này, chuyên mục “Chuyện xưa chuyện nay” thường kỳ vào thứ
tư hằng tuần xin được tạm dừng …”
-
Vụ “chỉnh” báo chí của ông Vương Đình Huệ, nhiều báo đã gỡ bài, không rõ là ông
Huệ đã “xin” hay là “ra lệnh” mà ghê vậy?
+
Bài Bộ trưởng và báo chí trên VNEconomy bị gỡ mất nhưng còn 14 phản hồi sót lại,
tuy nhiên nội dung trên trang Baomoi.com thì vẫn còn. Bài này được Sài Gòn Tiếp
thị đăng lại cũng đã biến mất, nhưng báo này lại có một bài khác đá móc ông Huệ:
Ai lộn sân?
+
Báo Thanh niên có bài “Không chuẩn, cần phải chỉnh” của TS Tô Văn Trường cũng bị
bóc mất, nhưng vẫn còn trên Baomoi.com và bài gốc không bị biên tập cắt bớt.
+
ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ “ĐÁ LỘN SÂN” LÀ CÓ CHỦ ĐÍCH? (Người lót gạch).
+ CHẬP
CHENG! — (Người lót gạch).
- Thảm án kinh hoàng ở tiệm Internet: Lê Văn Luyện
thứ hai? (An ninh Thủ đô, 19/4/2012).
http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/21/910-hoa-ra-ong-vuong-dinh-hue-khong-don-doc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét