Hẳn
người dân Việt chúng ta chưa quên lời tuyên bố của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết “Cuba ngủ Việt Nam thức, Cuba thức Việt Nam ngủ” hơn một năm trước
đây. Câu nói này một thời đã là đầu đề cho những chuyện riễu cợt, vui đùa. Chuyện
riễu cợt vui đùa này chưa nhạt đi thì mới đây vào ngày 9 tháng Tư người dân Việt
lại có dịp “ôm bụng” - không phải vì cười sặc sụa mà vì “muốn ói mửa”- khi đọc
bài giảng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đảng cao cấp Nico
Lopez-Havana ở Cuba.
Vì
ông Tổng bí thư Trọng “lú” là người có bằng tiến sĩ và cũng từng giữ chức vụ
Trưởng ban Lý luận của Đảng cho nên người ta không ngạc nhiên khi đọc “bài giảng”
với chủ đề “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực
tại Việt Nam”, một bài giảng tràng giang địa hải nhưng chỉ là sự lặp lại xáo
mòn những khái niệm và những chuỗi lý luận đáng lẽ đã bị phế thải từ lâu chứa
trong một cái máy phát âm đã mòn cũ. Khởi đầu bằng khái niệm chủ nghĩa xã hội,
từ đó đưa ra chuỗi lý luận “chắc nịch” như đinh đóng cột về những khâu để đi
lên chủ nghĩa xã hội theo kiểu con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và sau
cùng là những vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đề cương
này của ông Trọng xem ra rất bài bản và “đạt yêu cầu” có lẽ vì ông đã giảng bài
này quá nhiều lần cho các cán bộ cọng sản Việt Nam trước đây. Ông Trọng định
nghĩa “xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới những giá trị tiến bộ, nhân
văn dựa trên nền tảng chung của toàn xã hội, khác hẳn về chất so với các xã hội
cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng của các cá nhân và phe nhóm. Do đó cần
có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì sự đối lập, đối kháng xã
hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa đảng, Nhà nước
và nhân dân là mối quan hệ các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích, mọi
đường lối cùa Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước đều vì nhân dân.” Thêm
vào đó không thể thiếu tiêu đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm
chủ, chủ nghĩa xã hội có bản chất dân chủ đệ nhất đẳng! Chúng ta không thể hiểu
khi ông Trọng giảng giải như vậy ông có biết kính trọng người nghe (và bản
thân) hay không, ông có thể nghĩ rằng những người nghe ông giảng giải không những
“đã có thừa hiểu biết và cũng đã chán ngấy” những điều ông nói ra? Ngoài ra sự
hiểu biết của ông Trọng về giới trí thức học giả Cuba ở trong và ngoài nước là
dưới mức tối thiểu đụng đáy (có lẽ vì không đọc được tiếng Anh và tiếng
Tây-Ban-Nha) nên ông Trọng – như một người mộng du - không biết rằng kiến thức
của họ về Mác-xít và chủ nghĩa xã hội vượt xa ông rất nhiều, đúng ra chính họ mới
là người giảng giải về chủ nghĩa xã hội cho ông Trọng. Vì những lý do đó nên
ông Tổng bí thư vốn đã không hổ danh là “Trọng lú” mà từ nay còn đáng được tặng
thêm danh hiệu “Trọng hề.” Trên những trang tin báo tường thuật cuộc giảng bài
không thấy có kèm theo hình ảnh hội trường và người nghe. Rất có thể việc không
thể cho dăng những hình ảnh này cùng với phần tin tức vì đám người ngồi nghe đa
số đang gật gù đắc ý nhưng thật ra là đã “khò” chỉ sau mấy phút ông Trọng mở lời!
Trong lúc hăng say vung vít không thèm để ý tới thính giả ông Trọng đã quên mất
lời tiên tri của ông Triết “Việt Nam thức thì Cuba ngủ”! Trước việc hăng say giảng
bài của ông Trọng hẳn có người thắc mắc về sự hăng say quá đà. Lý giải “căn bệnh”
này xem ra cũng không khó gì cho lắm: rất có thể vì ở Việt Nam không còn ai “dở
hơi” ngồi nghe ông Trọng nói về chủ nghĩa xã hội nữa! Thêm nữa, từ khi làm Chủ
tịch Quốc hôi kế đến là Tổng bí thư ông Trọng đã lâu không được “giảng bài” nên
nay “ngứa nghề” được dịp “đem chuông đi đánh xứ người” nên không thể bỏ lỡ cơ hội!
Trước
viễn tượng chủ nghĩa xã hội sắp xụp đổ toàn bộ (sau khi khối cọng sạn từ xụp đổ
từng mảng đến tan rã toàn bộ): Trung quốc xã hội chủ nghĩa sau khi đụng đáy
phát triển kinh tế thể chế chính trị đang phô bày những khuyết điểm nội tại đưa
đến lung lay rạn nứt khởi đầu với các biến cố Ô Khảm và Trùng Khánh, Cuba ngắc
ngoải theo lãnh tụ Fidel Castro, Bắc Hàn đói rách bị cô lập với thế giới, Lào
ngả nghiêng trước sức ép của Trung quốc, và Việt Nam đang phải đối đầu với giặc
ngoài (Trung quốc) và thù trong.
Nói
vậy vì Đảng cọng sản Việt Nam hiện nay đang phải đối phó: giặc ngoài là Trung
quốc thôn tính Biển Đông. Thù trong: phong trào nông dân dân oan khiếu kiện đòi
dất ngày càng dữ dội, những vụ đình công của công nhân càng ngày càng nhiều về
số vụ và số người để phản đối chính quyền không những quản lý tồi mà còn tham
nhũng thối nát gây nên cuộc sống khó khăn khổ sở cho họ, hố ngăn cách giàu
nghèo ngày càn sâu sắc, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lạm phát phi mã, các mảng
tôn giáo với số giáo dân đông đảo kiên trì chống đối, trí thức phản biện có tầm
ảnh hưởng rộng và xâu trên các diễn đàn xã hội, con số đảng viên rời xa Đảng
ngày càng nhiều, và đáng ngại nhất là tuổi trẻ đã dẹp bỏ sự sợ hãi bắt đầu đứng
lên bày tỏ khát vọng dân chủ. Quan trọng hơn hết là lá bài cuối cùng để có được
sự chính danh lãnh đạo của Đảng là bảo vệ tổ quốc cũng đang bị thử thách.
Trong
gần một năm nay tình hình chính trị trong nước với những cuộc biểu tình chống
Trung quốc, vụ Đoàn Văn Vương ở Tiên Lãng dẫn tới việc dân oan khiếu kiện trở
thành cao trào, giới thanh niên ủng hộ tinh thần Việt Khang…cho thấy các mặt trận
đấu tranh đã tìm đúng những nhược điểm của Đảng và đưa ra các sách lược đấu
tranh khá hữu hiệu. Sự kiện hơn mười cuộc biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội
là đòn chí tử đánh vào lá bài cuối cùng của Đảng khiến những người lãnh đạo Đảng
rất lúng túng trong việc đối phó. Mũi nhọn thứ nhì nhắm vào “cây gậy và thanh
gươm” của Đảng là lực lượng công an: Việt Khang với bài “Anh là ai” là biểu tượng
sáng chói tạo ảnh hưởng lớn trong dân chúng và cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của
người Việt ở Mỹ với trên một trăm ngàn chữ ký yêu cầu chính quyền Obama lưu tâm
tới tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam, Hành xử của chính quyền
Việt Nam là bỏ tù Việt Khang- Đảng nghĩ đó là một tín hiệu đưa ra cho biết trấn
áp mặt trận chống phá “cây gậy và thanh gươm” không ngờ dẫn tới một hậu quả nặng
nề như vậy.Thêm vào đó báo chí trong mấy tháng nay lại đã tường thuật rất nhiều
vụ dân chúng “xử” công an là một chứng cớ cho thấy sự thù hận chính quyền được
đổ lên đầu “cây gậy và thanh gươm”, và sự thù hận này chắc chắn có khả năng
ngày sẽ càng tăng chứ không giảm. Trong hơn một tháng gần đây những vụ xử
Vinashin, thanh tra các doanh nghiệp nhà nước để chỉ ra những sai phạm v.v…
mang hai ý nghĩa: trước hết để xoa dịu sự bức xúc công phẫn của dân chúng,
nhưng đằng sau lại cho thấy sự đấu đá tranh giành quyền lực giữa các phe phái
trong Bộ chính trị ở hậu trường là khá gay gắt.
Đứng
trước tình thế nguy ngập như vậy mà ông Trọng vẫn “nói cứng” rằng chủ nghĩa xã
hội là khát vọng của của nhân dân VN! Nhưng vế sau của câu nói “chủ nghĩa xã hội
là lựa chọn đúng đắn của Đảng và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” thì
cần phải có đôi điều với ông Trong. Thứ nhất, nói “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn
đúng đắn của Đảng”, trước hết về mặt luận lý đó là một “tautologie” tức là lý
luận lập thừa, thừa vì Đảng cọng sản còn chủ nghĩa nào khác để theo sau khi chế
độ cọng sản tan rã? Và sự đánh tráo ý niệm từ chủ nghĩa cọng sản sang chủ nghĩa
xã hội còn là một thủ thuật gian dối. Thứ nhì, quy luật phát triển xu hướng lịch
sử nào cho phép ông Trọng khẳng định sự “phù hợp’? Nếu cho rằng duy vật lịch sử
là cơ sở cho khẳng định này thì xu hướng lịch sử nửa sau thế kỷ 20 đã chứng tỏ
duy vật lịch sử đã bị bỏ vào thùng rác. Hơn nữa thứ duy vật lịch sử lâu nay được
các đảng cọng sản quảng bá nếu xét kỹ chỉ là một thứ khái niệm bóp méo tư tưởng
Marx. Nếu quả thực ông Trọng vẫn còn bám víu vào kiểu lý giải lịch sử duy vật
này để định hướng tư tưởng cho Đảng thì ông ta đúng là một người “hoang tưởng”
cuối cùng trên mặt đất! Ông Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng nay ở địa vị lãnh đạo Đảng
tuy không có can đảm cập nhật kiến thức nhưng vẫn giả bộ lú lẫn “ăn người” hoài
như vậy được sao! Nhưng nói cho cùng ông Trọng chẳng “lú” hay “hề” chút nào!
Ông “nói vậy mà không phải vậy”: khi ông nói về “kinh tế tư bản theo định hướng
xã hội chủ nghĩa” thực ra có nghĩa: cơ chế quản lý đất nước này không phải để
phục vụ đại đa số dân chúng mà là để phục vụ những nhóm lợi ích trong Đảng. Nền
kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực tế được thực hiện
thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mọi ưu đãi của chính quyền, các vị trí
lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được chia chác cho tay chân các vị trong Bộ
chính trị có quyền thế. Đó là điều người dân nay đã thấy rõ và sự xụp đổ của
các doanh nghiệp nhà nước là nhãn tiền, không tránh khỏi. Biết rõ thực trạng
này nhưng ông Trọng vẫn nói dối rằng đảng của ông đang “từng bước” nhận thức
“ngày càng đúng đắn hơn” về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội! Người dân Việt hẳn không khỏi đặt câu hỏi: quá độ đã mấy thập kỷ rồi
tính từ khi Đổi Mới mà nay vẫn chưa tới được xã hôi chủ nghĩa vậy có lẽ trong
tương lai không xa chỉ còn nước “quá độ xuống vực thẳm” như xe đổ dốc không
“phanh/thắng” chứ còn gì nữa. Câu nói trích dẫn trên cho thấy ôngTổng bí thư là
một tay “mị dân” siêu đẳng.
Ám
ảnh bởi sức mạnh của cuộc Cách Mạng Hoa Lài đang lan tỏa ông Nguyễn Phú Trọng
che lấp nỗi lo sợ bằng cách đưa ra nhận định về tình hình chính trị thế giới
theo kiểu “lạc quan tếu” như sau: Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội,
Cuba vẫn “hiên ngang đứng vững”, ở Venezuala, Bolivia, và Eucador đang diễn ra
những bước tiến cách mạng, các phong trào cánh tả ở Mỹ Latin đang lớn mạnh, các
nước xã hội chủ nghĩa “khác” ở Châu Á (ông không dám nêu tên Trung quốc và Bắc
Hàn) “vẫn tiếp tục con đường tiến lên phía trước như là những bằng chứng đầy
khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội.” Nhìn chung, những nước ông Trọng dẫn
chứng để bênh vực chủ nghĩa xã hội thực chất chính là những nước người dân đang
phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị mà thôi.
Cuối
cùng nhận định về tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhất là ở những nước
tư bản hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng vừa có tính cách thô thiển vừa là những
lời ngụy biện khi ông khẳng định “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để vượt
qua những bế tắc .” Nếu như trước đây Marx là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản
để chỉ ra sự vong thân con người sống trong các xã hội này và đưa ra chủ trương
cách mạng vô sản một cách khá xuất sắc thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ
ra không những mù tịt về kinh tế tư bản chủ nghĩa mà còn ưa nói liều nói theo
khi giải thích cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Tối thiểu ông cũng phải biết
rằng nhờ có những cơ chế dân chủ mà những nước tư bản có khả năng vận hành vượt
qua các cuộc khủng hoảng như trong lịch sử đã chứng minh.
Nhưng
câu hỏi quan trọng nhất về chuyến đi Cuba của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là: có
“âm mưu gì, ý đồ gì?” theo kiểu nói của các cán bộ tuyên giáo/chính huấn cọng sản.
Câu trả lời cũng đơn giản thôi: trên mặt nổi nhắm đạt mục tiêu Đảng tìm cách chỉnh
đốn đội ngũ, “lên giây cót” tạo niềm tin cho cả đảng viên cũng như “bộ phận
không nhỏ” dân chúng vốn vô cảm với chính trị (cho bộ phận dân chúng này hiểu rằng
Đảng và chủ nghĩa xã hội vẫn “chắc như cua gạch”,) “rung cây nhát khỉ” bộ phận
dân chúng ngày càng đông đảo không còn chờ đợi những thay đổi mà chuẩn bị hành
động để phế thải chủ nghĩa xã hội, và cũng còn để đánh tiếng tỏ lòng trung
thành với nước “lạ” đàn anh phía bắc. Mặt chìm phía dưới thật đơn giản: thắt chặt
mối liên minh “độc tài toàn trị” giữa các Đảng cộng sản đang lo ngại bị xụp đổ.
Đào
Trung Đạo
http://www.rfavietnam.com/node/1147
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét