Lê
Văn Ấn (Blog hennhausaigon2015)
Việt
gian Cộng Sản ngày càng gia tăng đàn áp dân chúng. Ngày trước, một vài năm người
ta mới nghe một vụ công an đánh chết dân, hoặc bị tra tấn đến chết. Ngày nay,
chuyện bị công an đánh chết xảy ra đều khắp, địa phương nào cũng có và dân chết
hàng ngày, hàng tuần. Tại sao? Tại vì Đảng và Nhà Nước Cộng Sản không trừng trị
công an phạm pháp mà còn dung túng những hành vi đó, đổi lại “công an sẽ trung
thành và bảo vệ Đảng”. Để chống lại, dân chúng đã có nhiều nơi kéo đến trụ sở
công an hay hành chánh để phản đối những vụ bạo hành chết người. Những vụ này
cũng ngày càng leo thang.
Đàn áp có cái lợi là bảo vệ cho Đảng, nhưng cũng khiến
cho phía dân chúng ngày càng có nhiều người “gia nhập” và bạo lực cũng leo
thang. “Ở đâu có bất công đàn áp, ở đó có đấu tranh”. Đến một ngày nào đó, dân
chúng cũng sẽ dùng bạo lực, thời điểm đó cũng là lúc chế độ ra đi. Vì không thể
nào chống lại toàn dân. Sự “leo thang nhảy vọt” là lúc anh em ông Đoàn Văn Vươn
dùng “bạo lực” để tự vệ. Dĩ nhiên là gia đình ông Vươn sẽ bị thiệt hại, nhưng một
người đàn bà trong gia đình này đã nói chúng tôi chịu thiệt thòi để xã hội hưởng
được lợi ích (sic)? Dân Việt Nam có trình độ như cô em dâu ông Vươn đông lắm,
“phổ biến” lắm, thế mà cô ta cũng biết hy sinh để xã hội tiến lên.
Đàn
áp không chỉ đơn thuần là để bảo vệ sự sống còn của Đảng, mà là để bảo vệ sự cướp
bóc của Đảng. Nếu chỉ đàn áp để bảo vệ Đảng chắc chắn Đảng sẽ sống thêm một thời
gian lâu hơn nhiều, đằng này đàn áp để bao che những hành vi ăn cướp, hối lộ,
tham ô, tham nhũng của đảng viên thì Đảng càng mau chết. Vì tham ô, tham nhũng,
bóc lột v.v… tất cả đều làm thiệt hại của cải dân chúng. Ngày xưa, người ta “bắt
đứa có tóc, không ai bắt đứa trọc đầu”. Người ta chỉ bóc lột những kẻ giàu có,
còn bọn khố rách áo ôm người ta – hay chính quyền tha tào. Ngày nay, thượng
vàng hạ cám, Đảng bóc lột tất cả mọi người. “Qui hoạch” một khoản đất để bán
hay cho các nhà đầu tư ngoại quốc thuê thì phải “cưỡng chế” mọi người ra khỏi
khu đất đó. Trong lúc dân chúng chạy từng bữa ăn, chạy từng chén gạo thì cán bộ
giàu có nứt đố đổ vách. Càng bóc lột thì chênh lệch giàu nghèo ngày càng cách
biệt. Đó cũng là một lý do để chế độ sụp đổ.
Nhìn
từ bên Tàu qua tới bên ta ở đâu cũng có người dân nổi lên chống chế độ. Từ Bắc
Kinh cho đến Hà Nội đều tăng cường kiểm soát internet. Nhưng làm sao mà kiểm
soát được?
Sự “nhất trí” bất ngờ.
Trong
khi ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hilary Clinton cho rằng “Trung Quốc sẽ sụp đổ, Họ
đang lo lắng và họ đang ngăn cản lịch sử, đó là việc làm vô ích, họ không thể
làm được điều đó, nhưng họ đang cố duy trì, kềm hãm lâu chừng nào tốt chừng đó.
Họ cố cản trở bước đi của lịch sử càng lâu chừng nào tốt chừng đó”. Trước đây 2
năm, Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo cho rằng “Mong mỏi của mọi người là dân chủ
và tự do”. Mà có tự do dân chủ thì không có… Đảng. Nói cách khác, bà Clinton
cho rằng Cộng Sản sẽ sụp đổ, ông Ôn Gia Bảo cho rằng dân chủ tự do là cần thiết.
Đầu năm nay, Ôn Gia Bảo lại cảnh báo một cuộc cách mạng Văn Hóa có thể tái diễn.
Hai tư tưởng Đông – Tây đã gặp nhau, một sự “nhất trí” đáng ca ngợi. Cả hai bên
đều đi đến một kết luận: đảng Cộng Sản sẽ sụp đổ. Trong khi đó, Tập Cận Bình, một
người sẽ lên cầm quyền Trung Cộng cuối năm nay đã cho rằng “đảng Cộng Sản Trung
Quốc đã làm mất uy tín đối với dân chúng, dân không còn tin tưởng Đảng nữa. Nay
mai, ông Tập Cận Bình, khi lên nắm chính quyền sẽ thực hiện “ý thức hệ trong
sáng trong Đảng” để lấy lại lòng tin của dân chúng. Nhưng làm thế nào để làm điều
đó? Làm thế nào để trong sáng hóa đảng viên? Bài toán này, Mac Lênin Mao Trạch
Đông v.v… họp lại cũng không thể nào giải quyết được. Tập Cận Bình có đối sách
gì hay? Liệu một cuộc “Cách Mạng Văn Hóa” tái diễn có giúp ích gì cho Tập Cận
Bình và Bộ Tham Mưu của ông ta? Có cần phải có một vụ “long trời lở đất” như
chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, nhân đó mới áp dụng được câu sấm “Mười phần chết
bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình” không? Chắc chắn là không, vì
kinh nghiệm cho thấy mỗi khi người dân Hoa Lục nhớ lại cuộc “cách mạng” này đều
phát sốt. Không ai kềm chế ai được, đến nỗi Mao Trạch Đông cũng phải bó tay,
làm sao Tập Cận Bình giám ra tay? Hay học theo chính sách Miến Điện? Cách này
có thể “chấp nhận được”, với một vài điều kiện, làm thế nào để “giáo dục”đảng
viên biết “ăn quá no sẽ nổ bụng”.
Miến
Điện, một thí điểm?
Sự
“quay trở lại 180 độ của Miến Điện” phải chăng là một “thí điểm” của Trung Cộng?
Thí điểm này có mục đích đánh sập tư tưởng của Yeltsin “Cộng Sản chỉ có thể
thay thế chứ không sửa đổi được”. Suốt thời gian dân chủ tự do “triển nở” ở Miến
Điện, Trung Cộng không nói một lời nào. Cũng như Gorbachev đã để cho bức tường
ô nhục Bá Linh sụp đổ, Ba Lan được độc lập vào cuối thập niên 80, đầu thập niên
90!
Hy
vọng các “chú con trời” sẽ có giải pháp hạ cánh an toàn, tuy nhiên, trước sau
gì đảng Cộng Sản cũng sẽ “được thay thế”. Càng sớm càng tốt. Tốt cho Đảng viên
Cộng Sản mà cũng tốt cho dân chúng Hoa Lục.
Ngày
N. là ngày nào?
Là
ngày Tập Cận Bình lên ngôi? Khi còn là nhà vạch kế hoạch, Đặng Tiểu Bình đã có
những tư tưởng “nhảy vọt” chẳng khác gì Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam hay Minh
Hoàng của Nhựt Bản, nhưng khi hắn ta lên cầm cân nẩy mực thì “bỗng đổi thay”.
Vì bất lực không lường trước được hay ma lực của quyền thế cám dỗ? Mong rằng Tập
Cận Bình rút được kinh nghiệm này. Đó là ngày N. của Tập Cận Bình. Còn ngày N.
của dân chúng Hoa Lục thì không thể đoán được. Nếu sớm biết mà du di như đảng
viên địa phương Ô Khảm thì ngày N chưa định được, nhưng nếu vụng về, nếu để cái
xẩy nẩy cái ung, một sự rủi ro ngoài ý muốn thì không biết đâu mà lường được.
Một
cuộc biểu tình đẫm máu đang xảy ra ở Trùng Khánh, nơi mà thần tượng Bạc Hy Lai
bị thanh trừng, quy tụ trên 10 ngàn người. Không biết nó sẽ đưa Trùng Khánh hay
Nước Tàu về đâu?
Một
trận chiến mà những người lãnh đạo đã chán nản, muốn đầu hàng làm sao thắng được
cuộc chiến. Nhưng những nhận định của Ôn Gia Bảo cũng như của Tập Cận Bình dựa
trên thực tế và bước đi của lịch sử. So sánh với thế kỷ vừa qua, Cộng Sản đã phải
lùi rất nhiều, đã phải nhường bước cho người dân tiến lên mà vụ Ô Khảm ở Hoa Lục
và vụ Đoàn Văn Vươn ở Việt Nam là 2 vụ đáng kể. Đó là 2 cái mốc mà người dân dựa
vào đó để tiến bước.
Có
nhiều người cho rằng Việt Nam chỉ dẹp được Cộng Sản khi nào Cộng Sản Tàu bị sụp
đổ. Một điều quan trọng là “người Tàu”. Nếu bên Tàu có loạn ly, có rối loạn, có
cách mạng thì người Tàu sẽ tràn qua Việt Nam. Đó là điều đương nhiên, chúng ta
cần phải có một chính quyền mạnh, một chính quyền không mặc cảm với Tàu Cộng.
Do đó, cuộc cách mạng tại Việt Nam phải xảy ra trước Hoa Lục. Bình thường, một
chế độ Cộng Sản chỉ có thể thay thế chứ không sửa đổi được, đối với Việt Nam,
điều này còn quan trọng hơn nhiều, cấp bách hơn nhiều. Quan niệm “làm theo Tàu”
đã lỗi thời. Miến Điện không đợi chờ Tàu, Việt Nam cũng vậy. Nếu Việt Gian Cộng
Sản chịu mở mắt ra để thấy một cuộc cách mạng quét sạch chế độ Cộng Sản đã gần
kề, thì phải cấp tốc noi gương của Miến Điện. Đừng để dân chúng phải đứng lên
dùng vũ lực như Đoàn Văn Vươn lúc đó chưa biết ai chết, ai sống.
Liệu
Việt Nam có can đảm làm một Miến Điện thứ 2 không? Tuy có nhiều sự khác biệt cần
phải khắc phục, nhưng đây là giải pháp “không có quyền chọn lựa”. Khác biệt thứ
nhất là Việt Gian Cộng Sản đã công khai quỳ lụy Trung Cộng. Phải có những hành
động cụ thể, phải cương quyết nắm lấy cơ hội. “Kẻ nào nắm được lòng dân, kẻ đó
thắng.” Và chỉ có con đường đối địch với Trung Cộng, Việt Cộng mới thoát chết về
tay dân chúng. Việt Cộng phải can đảm “ra khơi”. Dân Việt Nam cũng phải can đảm
RA KHƠI. Các vị lãnh đạo tôn giáo cũng phải can đảm RA KHƠI. Bài học “bó đũa”
chắc các giám mục không quên.
Tóm
lại, BƯỚC ĐI CỦA LỊCH SỬ không ai có thể ngăn cản được. Đừng để bánh xe lịch sử
cán qua người quý vị.
Lê
Văn Ấn
Nguồn:
http://www.hennhausaigon2015.com/?p=19192#more-19192
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét