Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÓNG ĐÊM BAO PHỦ CỒN DẦU

Mai Xuân Dũng - Trí Nhân Media

Vượt qua Hải Vân hiểm trở quanh co giữa một bên là núi cao một bên là vực sâu hun hút đổ xuống biển là tới ngay Đà nẵng, thành phố mà người Pháp hơn trăm năm trước gọi là Tourane.

Đà nẵng bây giờ là thành phố lớn thứ năm sau các thành phố Sài gòn, Hà nội, Hải phòng, Cần thơ nhưng xếp thứ nhất, nhì về năng lực cạnh tranh kinh tế. Một thành phố có nhiều cái nhất và khá đặc biệt trong con mắt du khách.

Người ta gọi Đà nẵng là một thành phố không có phố. Đơn giản vì Đà nẵng là thành phố duy nhất ở Việt nam không có phố mà chỉ có đường. Tất cả địa chỉ trong thành phố đều ghi số nhà sau đó là tên đường.

Các con đường ở đây có những điều thú vị của nó. Một trong các điều thú vị là đường Phạm Văn Đồng chạy từ chân cầu Sông Hàn ra đến đường Hoàng Sa – Trường Sa dọc bãi biển Mỹ Khê diễm lệ, gợi nhớ đến Công hàm ký tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt nam.     

Quần đảo Hoàng sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 đến nay. Theo bản đồ hành chính Hoàng Sa là quần đảo thuộc thành phố Đà nẵng. Như thế Đà nẵng là thành phố  duy nhất cả nước mà một phần lãnh thổ đang bị bị ngoại bang chiếm đóng cho đến nay.

Đà nẵng và Sài gòn là hai thành phố lớn Việt nam có đường Hoàng Sa. Những du khách từ Hà nội đến đây nhìn thấy hàng chữ Đường Hoàng Sa Trường Sa mầu trắng nổi bật trên nền tấm biển chỉ đường sơn mầu xanh dương không khỏi xúc động. Có người đã ứa nước mắt. Nói như vậy là không quá một chút nào. Nơi đây những chiếc biển chỉ đường không bị phân biệt đối xử như ở Thủ đô Hà nội.

Nhớ lại hồi tháng 6 tháng 7 năm 2011 những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt nam của nhân dân Hà nội cũng có những tấm băng dôn in hàng chữ đỏ như máu: Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam. Những tấm băng dôn yêu nước chỉ khẳng định một sự thật: Hoàng Sa là lãnh thổ Việt nam, trớ trêu thay lại bị các lực lượng công an, dân phòng Việt nam giằng giật như đó là những khẩu hiệu phản động chống đảng. Những người biểu tình bị công an thẳng tay tống lên những chiếc xe bus chở đi giam giữ thẩm vấn. Mấy chữ Hoàng Sa-Trường Sa trở thành dấu hiệu “nhậy cảm” đầy đe dọa bất an cho bất cứ ai nhắc đến nó. Hoàng Sa-Trường sa, khúc ruột đau của Việt nam bị người ta cố công giấu diếm, mai táng như chôn cất hài nhi sinh ra trong một cuộc tình vụng trộm, như đứa con hoang dơ dáy…

Đổ dốc Hải Vân, Đà nẵng hiện ra trước mắt một bên là biển xanh một bên là thành phố gọn gàng trong quy hoạch, những con đường với nhiều cây xanh cắt tỉa hình tháp được chăm sóc tốt. Đà nẵng được biết đến với các danh thắng nổi tiếng: Hải Vân, bán đảo Sơn trà, Bãi biển Mỹ Khê…

Đà nẵng thu hút sự chú ý của giới đầu tư Quốc tế bởi tốc độ triển khai các dự án quy hoạch đô thị hiện đại. Nhưng cùng với nó, từ hai năm nay, thành phố này trở nên nổi tiếng chính là vụ án  cưỡng chế bạo lực di dời nghĩa trang và hàng trăm hộ dân gây nên cái chết thương tâm của anh Nguyễn Thành Năm tại Cồn dầu.

Chúng tôi đến Đà nẵng như một chuyến du ngoạn thắng cảnh biển Mỹ Khê và nhân dịp này đến Cồn dầu tìm hiểu thực hư một vụ án chấn động lương tâm nhân loại. Một vụ án có lẽ là duy nhất trên thế giới khi cảnh sát 113 phối hợp cùng chính quyền địa phương nhẫn tâm, thẳng tay đàn áp đánh đập tang quyến, những thân nhân, máu mủ ruột già của người đã quá cố: bà Maria Đặng Thị Tâm vào ngày 4/5/2010, không cho phép họ được chôn cất an táng người chết trong nghĩa trang bao đời nay của thôn Cồn Dầu.

Mâu thuẫn chủ yếu giữa dân và chính quyền trong việc giải tỏa đất đai trên cả nước nói chung và Cồn Dầu nói riêng ai cũng hiểu đó chính là Tiền. Với giá đền bù rẻ mạt cho người dân mất đất đai nhà cửa ruộng vườn, các đại gia nhà đất và chính quyền thu được một số tiền khổng lồ khi bán lại đất nền hoặc sau xây cất chung cư, biệt thự.

Chính vì lẽ đó chính quyền quyết tâm bằng mọi giá đuổi dân ra khỏi mảnh đất của họ.Sự việc tạm lắng xuống sau một thời gian khi công luận trong nước và thế giới lên tiếng về sự bất công tàn bạo của nhà cầm quyền nhưng đến nay, vấn đề thu hồi đất của chừng trăm hộ giáo dân tại xứ đạo Cồn Dầu lại nóng lên khiến cho đời sống của nhiều hộ dân tiếp tục chìm trong lo sợ.

Một số hộ tại đây vừa qua đã nhận được thông báo của UBND quận Cẩm lệ do ông Thương ký sẽ cưỡng chế các hộ dân chưa chịu di dời.

Mặt khác, theo thông báo của linh mục chính xứ với giáo dân Cồn Dầu trong thánh lễ hồi chủ nhật ngày 11 tháng 3 vừa qua, thì chính quyền cũng yêu cầu cha xứ ký giấy bàn giao đất nghĩa trang và trước mắt sẽ tiến hành tháo giỡ Thánh giá. Công an chính quyền đang gây áp lực liên tục với gia đình các giáo dân không nhận tiền đền bù để giao đất cho dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.

Ở đây, khác với các địa phương khác, viên chức chính quyền đến làm việc từng nhà vào ban đêm. Tại một gia đình chỉ có người mẹ và cô con gái đang đi học, sự đe dọa khống chế tinh thần khiến cho bà mẹ hoảng sợ phẫn uất đến mức ngất đi. Các đoàn công tác liên tục đến các gia đình mượn cớ này cớ khác theo kiểu kiểm tra hộ khẩu để sách nhiễu, đe dọa cưỡng bức bà con giáo dân phải nhận đền bù, di dời lên khu định cư. Nhưng nếu đến khu định cư, người dân sẽ mất đất một nửa vì phải bỏ tiền ra làm nhà mới. Hơn nữa mất đất người nông dân biết lấy gì làm kế sinh nhai?

Tới gặp bà con nơi đây chúng tôi thấy rõ nỗi phẫn uất và sợ sệt trong  ánh mắt mọi người. Bà con cho biết để cán bộ chính quyền tiếp cận các nhà dân vào ban đêm cho êm thấm nhẹ nhàng, “người ta” đã cho người ngang nhiên bắt trộm chó của mọi nhà trong làng.

Ngoài việc đồng áng các hộ dân ở đây còn làm vườn. Làm vườn phải có nước dẫn từ các kênh mương nhưng chính quyền ngang nhiên cho máy ủi tới san phẳng các mương tưới tiêu, cống thoát làm cho các hộ không có nước tưới ruộng vườn. Ngược lại các đường đi bị san lấp ngập trong bùn nước rất khó khăn cho việc giao thông. Hiện nay với sự truy bức của chính quyền một số hộ dân đã phải ra đi và sống tại các khu định cư một cách vấ vưởng. số còn lại ở thôn Cồn Dầu còn khoảng 200 gia đình chưa chịu nhận tiền đền bù, trong số đó tới 7,8 chục hộ vẫn tiếp tục cố bám trụ trên mảnh đất quê hương trong tuyệt vọng.

Trên đường từ Cồn Dầu trở lại thành phố Đà Nẵng để viếng thăm Đức Cha Tổng Giám mục địa phận Đà nẵng Châu Ngọc Tri chúng tôi vẫn còn một cảm giác kỳ lạ như những lính trinh sát liều lĩnh đi vào vùng địch hậu của một thời chiến tranh mấy chục năm trước.

Cồn Dầu, nỗi đau của mấy trăm hộ dân còn đó.

Mai Xuân Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét