Thế hệ đảng
của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức,
không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế”
nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân. 37
năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức
không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.
Chúng tôi ôm nhau nhảy cỡng lên hò
reo khi mỗi sáng thức dậy thấy thêm một lá cờ cắm trên bản đồ miền Nam. 29/3,
ba chỉ vào một lá cờ trên bản tin tường thuật của báo Nhân Dân và bảo “quê mình
đó”. Từ đó, tôi biết mình có thêm một miền quê khác.
Ba và chị Quí (1) về “tiền trạm” 2 lần.
Nhớ một đêm mẹ gọi riêng chị Quí ra sân thì thầm “con chú ý xem đàn bà con gái
trong đấy họ có mặc xu-chiêng không?”. Cũng giống như sau này tôi được nghe
trong miền Nam nhiều người nghĩ về dân Bắc với hình tượng “bảy chú Cộng sản bu
cành đu đủ không gãy”.
Khi đó, không thể tưởng tượng ra miền
Nam là gì, ngoài câu hát “miền Nam em dừa nhiều miền Nam em dứa nhiều, miền Nam
em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi…”.
Đà Nẵng giải phóng tháng 3. Tháng 11
cả gia đình theo ba gồng gánh về quê. Tài sản là một chiếc xe đạp Phượng Hoàng,
chiếc đài National có túi bọc da màu nâu và mấy bộ soong nồi.
Ở trọ Đà Nẵng đúng một đêm. Khước từ
mọi lời mời và động viên của tổ chức, ba dắt cả nhà về quê. Vì ba quan niệm: thế
là hạnh phúc.
37 năm. Nhiều khi nhìn như một
thoáng. Nhiều khi lại thấy đó là một quãng thời thăm thẳm. Cứ mùa này, mỗi độ
thấy lễ nghi rợp trời cờ đỏ, lại nhớ ba. Nếu còn sống, chắc chắn ba sẽ lại gắn
đầy ngực huân chương trên những hàng ghế danh dự.
Thật tình, cho đến giờ, tôi vẫn không
thể lý giải được tại sao lại có thể có được một thế hệ những con người Cộng sản
thanh bạch và sáng trong đến vậy? Trong sạch, liêm khiết đến mức mỗi bận nhớ,
tôi cứ chỉ thèm ước ba sống dậy một lần để mời ba… một ly rượu ngoại!
Cộng sản giờ ít người như ba. Đến mức
nhiều khi tôi cứ phải tự hỏi: có phải thật họ là Cộng sản? Chua cay đến mức tôi
đã viết: nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng! “Đảng viên nhưng mà tốt” không
còn là câu cửa miệng dèm pha, trêu chọc của những “phần tử chống đảng”, mà đến
chính ông Tổng Bí thư cũng phải buột miệng thừa nhận rằng “đảng viên nhan nhản,
cộng sản mấy người”.
Sinh thời, nhiều lần ba khuyên tôi cố
gắng vào đảng. Ba tin đảng đến mức có thể bây giờ sống dậy, chắc chắn sẽ trợn
tròn mắt ngạc nhiên khi thấy tôi vẫn là “thằng” ngoài đảng. Thế hệ đảng của ba,
cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức. Thế hệ
đảng của ba, Cộng sản không phải là loại người “ăn” đất. Thế hệ đảng của ba, Cộng
sản không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những
khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân.
37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản
đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng
sản của ba tôi ngày ấy.
Cứ mỗi dịp này, nhìn phố xá ngợp trời
cờ đỏ, lại dậy lên trong tôi một cảm giác buồn. Nhớ ba, nhớ một thế hệ Cộng sản
quá ư Cộng sản.
Nhớ thời ba đi vận động dân góp ruộng
vào hợp tác xã, rằng sau này là những cánh đồng cò bay thẳng cánh, đến rải phân
cho lúa cũng không phải bốc tay mà rải phân bằng máy bay trực thăng… 37 năm.
Quanh mộ ba, chỗ ba nằm bây giờ vẫn đầy dấu chân và bãi phân trâu. 37 năm, những
khoảng ruộng lúa hẹp dần. Người dân mất đất, không còn đất ruộng ngày một nhiều.
Không chỉ Tiên Lãng, không chỉ Văn Giang, đi đâu cũng nghe dân than mất đất.
Ba tôi |
37 năm. Nơi tôi sinh ra, quê ngoại miền
Bắc XHCN một thời của tôi, dì Hện (2) từ một gia đình khá giả trong làng, giờ
thành hộ nghèo, “được” tiêu chuẩn xây nhà… tình thương.
Có thể những ngày này, không gian cờ
đỏ và khí thế kỷ niệm chiến thắng tạo niềm vui cho nhiều người. Nhưng với tôi,
cứ hiện hữu mãi một cảm giác buồn. Buồn và nhớ ba. Cái cảm xúc cho tôi nhìn rõ
nhất, như thể ba hiện về thật sự, sống lại thật sự, đang đứng trước mặt tôi thật
sự, với những bộ huân chương đầy ngực và nụ cười rất… Cộng sản- Một hình ảnh Cộng
sản tôi đã không còn thấy từ khi ba mất.
http://truongduynhat.vn/37-nam-m%E1%BB%99t-th%E1%BB%9Di-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-ba/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét