Trần Quang Thành -
Trí Nhân Media
Trí Nhân Media
Tuân Nguyễn tên thật là Nguyễn Tuân sinh tháng 9 năm 1933 ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lúc trưởng thành thấy tên mình trùng với nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả của Vang bóng một thời, nên anh đảo ngược tên mình là Tuân Nguyễn. Theo một người bạn vong niên là nhà thơ Hà Nhật thì quê gốc của Tuân Nguyễn là ở Quảng Bình. Anh theo học trường dòng Pellerin ở Huế, tốt nghiệp Tú tài 2 toán, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, lại biết cả chữ Hán, có năng khiếu văn chương.
Nhưng Tuân Nguyễn lại là người mộng mơ, lãng mạn, và vào cái tuổi 16 năm Kỷ Sửu 1949, trong lúc đất nước có loạn ly Tuân Nguyễn thoát ly gia đình tham gia Đoàn học sinh kháng chiến Huế, đến năm 1950 thì vào chiến khu tham gia Vệ quốc đoàn.
Sức khoẻ yếu, cận thị năng, thế mà Tuân Nguyễn đã vượt qua tất cả. Hoà bình lập lại Tuân Nguyễn là sinh viên khoa Văn khoá I, Đại học sư phạm Hà Nội. Năm 1957 ra trường làm giáo viên trường phổ thông cấp 3 học sinh miền Nam tại Hà Đông. Tôi là bạn đồng nghiệp với Tuân Nguyến khi anh về cộng tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1960. Tôi là phóng viên thời sự ở phòng Tuyên truyền trong nước, còn Tuân Nguyễn là biên tập viên chương trình Tiếng thơ phòng Văn nghệ
Nhưng Tuân Nguyễn lại là người mộng mơ, lãng mạn, và vào cái tuổi 16 năm Kỷ Sửu 1949, trong lúc đất nước có loạn ly Tuân Nguyễn thoát ly gia đình tham gia Đoàn học sinh kháng chiến Huế, đến năm 1950 thì vào chiến khu tham gia Vệ quốc đoàn.
Sức khoẻ yếu, cận thị năng, thế mà Tuân Nguyễn đã vượt qua tất cả. Hoà bình lập lại Tuân Nguyễn là sinh viên khoa Văn khoá I, Đại học sư phạm Hà Nội. Năm 1957 ra trường làm giáo viên trường phổ thông cấp 3 học sinh miền Nam tại Hà Đông. Tôi là bạn đồng nghiệp với Tuân Nguyến khi anh về cộng tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1960. Tôi là phóng viên thời sự ở phòng Tuyên truyền trong nước, còn Tuân Nguyễn là biên tập viên chương trình Tiếng thơ phòng Văn nghệ
Thế hệ độc giả Việt Nam tuổi 60 trở xuống ít người biết Tuân Nguyễn, vì thời trẻ anh chỉ có ít thơ đăng trên báo, phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, chưa có tác phẩm nào được xuất bản. Bước vào tuổi 31, buổi chiều ngày 21 tháng 10 năm 1964, nhà báo, nhà thơ Tuân Nguyễn -một trí thức Huế - bị bắt tại Đài Tiếng nói Việt Nam vì cuốn nhật ký của anh cất trong ngăn kéo bị Phan Trác Hiệu, một đồng nghiệp cùng phòng lấy trộm và báo cho tổ chức…Cả khu vực 58 Quán Sư – Hà Nội (trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam) chiều hôm ấy xôn xao, bàn tán, ngỡ ngàng về trường hợp Tuân Nguyễn bị bắt giam
Suốt 9 năm 7 tháng , Tuân Nguyễn bị lao tù không án, không tội danh ở trại giam Thanh Cầm vùng rừng sâu nước độc Thanh Hóa - Nghệ An. Năm 1973, anh thoát khỏi cảnh ngục tù, sống lang thang ở Hà Nội một thời gian. Đến cuối năm 1975, anh vào Sài Gòn cùng vợ là nhà thơ Phương Thuý – con gái Hoài Chân (là đồng tác giả “THI NHÂN VIỆT NAM” với Hoài Thanh).
Giới trí thức Hà Nội những năm 60 của thế kỷ trước nhiều người biết “vụ” Tuân Nguyễn. Vì Tuân Nguyễn là nhà báo, nhà thơ thân thiết với làng văn nghệ, nên việc anh bị bắt làm rung động giới trí thức lúc bấy giờ. Nhà thơ Phùng Quán người đồng hương, đồng đội, đông nghiệp tri ân, tri kỷ có nhiều bài viết về Tuân Nguyễn trong đó có bài “Người bạn lính cùng tiểu đội”. Bài viết đã phác thảo chân dung Tuân Nguyễn, một trí thức nhân hậu, trung thực, một tâm hồn thật đẹp, một nhân cách tuyệt vời. Sống gần 10 năm ngục tù không tội danh, không bản án, xơ xác thân mình vẫn đam mê văn chương thơ phú.
Những năm ở Đài Tiếng nói Việt Nam là những năm Tuân Nguyễn đọc rất nhiều sách và say sưa với thơ, viết cả trường ca, viết nhiều phóng sự về nông thôn, viết được hai chương gần 100 trang tiểu thuyết Người mơ mộng. Anh đọc sách trực tiếp bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Thời gian này anh cũng đi rất nhiều nơi như đảo Cô Tô, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, sang Vân Nam (Trung Quốc), vào tận Vĩnh Linh, Quảng Bình. Đi nhiều, có đầu óc quan sát, suy nghĩ nên anh biết rõ cuộc sống thực của người dân và những sai lầm khuyết điểm trong xây dựng kinh tế và quản lý xã hội ở miền Bắc. Ở Hà Nội, anh chơi thân với nhiều bạn văn thơ như Băng Sơn, Nguyễn Xuân Thâm, Tạ Vũ, Nguyễn Thị Điều, Vân Long, Hà Nhật, Hoàng Tố Nguyên… Anh làm thơ nhớ Huế, nhớ miền Nam, “Nghe quan họ nhớ mái nhì”.
“Tôi viết bài thơ gửi Huế yêu
Giữa trưa Hà Nội nắng vui reo…”,
“Tôi thường đợi vần thơ như đợi người yêu dấu /
Lúc đi chơi không muốn đóng cửa phòng”
(Bài thơ “Không đề 1”)
“Khi tình yêu đi qua / Một mảnh buồn ở lại
(Bài thơ“Không đề 2”)
… Anh có nhiều câu thơ găm vào trí nhớ bạn bè: như :
“Người ta lấy của anh nhiều thứ/
Chỉ còn hai tay và cái mắt hay cười”
Và :;
“Phật nào lấp được bể trầm luân”…
Bạn bè anh hay nhắc bài thơ “Nghe nhạc Johann Strauss” viết trong một đêm cùng bạn thơ đi chơi Hà Nội rồi về nhà Băng Sơn uống rượu:
Sông Hông bỗng xanh màu Đa Nuýp
Nhạc bồng bềnh trôi tới các vì sao
Trời lung linh khẽ chao mình theo nhịp
Những con người nước lại phải lòng nhau/
Nghe bản nhạc “Sông Đa Nuýp xanh” của nhạc sĩ Áo vẳng lên trong đêm Hà Nội mà lấy ra được ý thơ “Sông Hồng bỗng xanh màu Đa Nuýp” là rất nhạy cảm. Câu thơ “Những con người nước lạ phải lòng nhau” chứng tỏ một tấm lòng rộng mở, một tình cảm nhân loại bao la. Những năm ấy thơ Tuân Nguyễn được đăng nhiều ở báo Văn nghệ, báo Thống nhất, phát trong buổi “Tiếng thơ” Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh được coi là một cây bút thơ chỉnh chu, lão luyện. Nhưng như trong bài thơ “Không đề I” anh viết năm 1963:
“Có những người
Nếu thêm được mười năm
Sẽ trở thành thi sĩ
Nhưng cuộc sống không mỉm cười đến thế
Đã chết sớm mười năm
Để lại những tuần trăng chưa đến độ rằm”…
Những câu thơ như đã vận vào số phận của anh.
Tuân Nguyễn có một bài viết rất sâu nói về một công trường thuỷ lợi tại nông trường quốc doanh Rạng Đông, ở tỉnh Nam Định, tố cáo bọn có chức có quyền trong các phòng ban thông đồng với ban chỉ huy công trường nghiệm thu khống khối lượng đào đắp để ăn chặn công quỹ, chia nhau. “Bài viết bị trưởng phòng cho là ‘không có lập trường’, nói xấu cán bộ thuỷ lợi, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa.” Thế là tên Tuân Nguyễn đã nằm trong “sổ đen” rồi. Trong bài “Một kỷ niệm buồn”, nhà văn Đoàn Minh Tuấn kể: “Những sinh hoạt hàng ngày trong gian khó, Tuân Nguyễn đều ghi vào nhật ký, kể cả lên giá một cốc siro một hào thành một hào mốt, cùng với những suy nghĩ về thời cuộc. Tuân Nguyễn bị Hiệu., người cùng Phòng Văn nghệ, lấy được cuốn nhật ký và nộp cho tổ chức. Tổ chức đọc và suy diễn cho rằng nói xấu chế độ, tư tưởng lệch lạc…” Về cuốn nhật ký của Tuân Nguyễn, nhà báo Xuân Đài kể rằng, Tuân Nguyễn đã báo cho bạn bè biết ai đó đã mở ngăn kéo bàn viết của anh, dù đã khoá rất kỹ, lấy mất cuốn nhật ký và một chỉ vàng. Tuân Nguyễn bảo nhật ký của mình ghi cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, những chuyện riêng tư và một số nhận định của mình về thời cuộc của đất nước và thơ. Thằng đê tiện đã đánh lạc hướng bằng cách ăn cắp thêm chỉ vàng để Tuân Nguyễn nghĩ là kẻ gian lấy trộm. Người biết sự thật là hai nhà văn Phạm Tường Hạnh và Mai Văn Tạo, hai anh đều là đảng viên, đều làm việc ở Đài Tiếng Nói Việt Nam thời ấy cho biết, người nộp quyển nhật ký của Tuân Nguyễn cho chi bộ phòng Văn nghệ chuyển lên lãnh đạo là Hiệu, cùng phòng với Tuân Nguyễn. Trong cuốn nhật ký ấy còn có bài thơ rất cảm động nhưng “gay cấn”, là bài “Khóc thầy”. Thầy đây là ông Dương Bạch Mai, người bị quy tội tham gia mhóm xét lại chống Đảng :
“Một tiếng nói chúng tôi chờ đã mất
Tiếng nói của lương tâm
Đau đớn này đau đớn nào hơn
Chân lý không muốn nằm dưới đất
Chúng tôi sống bây giờ
Mỗi khuôn mặt đều có phần bí ẩn
Mỗi trái tim đều có phần im lặng
Mỗi niềm tin đều mất chút ngây thơ…”
Và đây là hai câu kết:
Chúng con đi sau linh cữu của thày
Nhưng không phải đưa thày ra nghĩa địa.
Tuân Nguyễn mê truyện ngắn Paustovski. Anh nhận xét ông ta viết truyện ngắn tuyệt hay, ông ta là một cây bút bậc thầy. Tuy nhiên, điều anh mê nhất nơi nhà văn này chính là lòng tốt của con người. Trong tác phẩm của ông chỉ có cái đẹp, những tình cảm đẹp và những con người tuyệt đẹp, những con người chỉ chắt chiu đi thu nhặt những hạt bụi vàng trong cuộc đời để đúc nên những bông hồng vàng đem dâng tặng người đời, từ văn hào Andersen của nhân loại, đến anh phu quét rác đêm trên đường phố Paris… Tuân Nguyễn yêu những mối tình hư ảo của Paustovski, bởi “chỉ trong tưởng tượng tình yêu mãi mãi là thơ, là mộng”.
Có một lần Tuân Nguyễn chợt thốt lên thèm viết một cuốn sách mà anh từng ấp ủ. Mọi người hỏi anh bao giờ thì viết? Anh khiêm nhường trả lời: mình sẽ viết! Thế rồi anh nhỏ nhẹ đọc bài thơ “Cánh cò”
Em bay về phía đó
Sông chảy ngoặt nẻo này
Riêng anh buồn đứng ngó
Phủi bụi trên bàn tay.
Sông chảy ngoặt nẻo này
Riêng anh buồn đứng ngó
Phủi bụi trên bàn tay.
Em bay em cứ bay
In trên nền trời biếc
Khi thóang khi chìm ngay
Như một điều tưởng tiếc.
In trên nền trời biếc
Khi thóang khi chìm ngay
Như một điều tưởng tiếc.
Giữa buổi chiều gợi nhớ
Bóng lèn trùm hai vai
Tên em thành quá khứ
Cánh em thành tương lai.
Bóng lèn trùm hai vai
Tên em thành quá khứ
Cánh em thành tương lai.
Em bay triền núi xa
Sông xuôi đường thành phố
Ôi niềm vui thỏang qua
Đậm thêm ngày gian khổ
Sông xuôi đường thành phố
Ôi niềm vui thỏang qua
Đậm thêm ngày gian khổ
Em bay em chẳng đỗ
Như vỗ cánh lòng anh
Đường ổ gà lỗ chỗ
Điệp bài ca viễn hành.
Bài thơ “Cánh cò” này, Tuân Nguyễn viết lâu rồi. Đó là những ngày khốn khó nhất của cuộc đời anh ở nơi ngục tù đen tối. Trong hoàn cảnh buồn bã và thiếu giấy bút, hầu như anh phải viết bằng trí nhớ.
Như vỗ cánh lòng anh
Đường ổ gà lỗ chỗ
Điệp bài ca viễn hành.
Bài thơ “Cánh cò” này, Tuân Nguyễn viết lâu rồi. Đó là những ngày khốn khó nhất của cuộc đời anh ở nơi ngục tù đen tối. Trong hoàn cảnh buồn bã và thiếu giấy bút, hầu như anh phải viết bằng trí nhớ.
Hết làm thể thơ năm chữ, anh lại thể hiện tứ thơ ấy theo thể thơ Đường luật bảy chữ.
Cánh cò bay lả ngược miền Tây
Đơn độc như ai lạc đàn bầy
Khi rõ khi mờ bờ vực đá
Lúc chìm lúc nổi cuối ngàn cây
Đơn độc như ai lạc đàn bầy
Khi rõ khi mờ bờ vực đá
Lúc chìm lúc nổi cuối ngàn cây
Có tìm hạnh phúc chân trời ấy
Hãy giã đau thương thung lũng này
Cơ khổ thân em còn lận đận
Giữa trời mưa nắng trắng đường bay.
Hãy giã đau thương thung lũng này
Cơ khổ thân em còn lận đận
Giữa trời mưa nắng trắng đường bay.
Tôi không bàn luận bài nào hay hơn bài nào. Tôi muốn nói bài thơ nào cũng phản ánh đúng tâm trạng con người Tuân Nguyễn. Bồi hồi nhớ tới Tuân Nguyễn, tôi nhớ tới những kỷ niệm đẹp về anh tuy thời gian gắn bó với nhau rất ngắn ngủi chỉ có 4 năm ở Đài Tiếng nói Việt Nam - Tuân Nguyễn. thân phận một nhà thơ tài hoa, lận đận, đắng cay
Trần Quang Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét