Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THẤY GÌ QUA CHUYỆN ÔNG NGỌC BỊ “NÉM ĐÁ”

Hoàng Anh - Blog Ba Sàm
Người tổ chức buổi thuyết trình với chủ đề “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa,” GS Nguyễn Quang Ngọc, ngày 17/03/2012, hẳn đã rất khó xử. Có lẽ ông không chỉ khó xử vào trước thời điểm đăng đàn thuyết trình mà còn thấy khó xử hơn gấp bội sau hàng loạt những phản ứng kể từ khi buổi thuyết trình diễn ra.

Phần lớn thông tin phản hồi trên mạng đều coi ông như một tội đồ vì không thể hiện gì sâu sắc và đầy đủ về vấn đề tranh chấp giữa Việt Namvà Trung Quốc đối với hai quần đảo Trường-Hoàng Sa.
Nói cách khác, ông bị kẹt giữa một tình thế nan giải khi mà dư luận nhân dân đang ở đỉnh cao phẫn uất khi người ta không cho phép tổ chức bất cứ sự kiện nào vinh danh các liệt sỹ hy sinh ở Gạc Ma nói riêng, trên hai quần đảo thiêng liêng của tổ quốc nói chung.

Khi tất cả những ý tưởng tổ chức một buổi lễ tưởng niệm bị khống chế, người ta không còn cách nào khác mong chờ vào một sự kiện mà ông chọn thời điểm nhạy cảm này để tổ chức: nói về Chủ Quyền. Có lẽ lỗi lớn nhất của chủ quan ông Ngọc là đã chọn không đúng thời điểm. Và cũng qua sự kiện này, chúng ta đều ngậm ngùi nhận ra rằng: chỉ có một thủ phạm duy nhất, đó chính là ý đồ nô lệ hóa sự tự do học thuật. Nói cách khác, cuộc tranh luận này sẽ chẳng đi đến đâu cả trong một quốc gia mà người ta không tôn trọng bất cứ một quyền chính đáng nào, kể cả quyền được nghiên cứu tự do và công bố các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng tự do tư tưởng.

Thật ra, cũng không ít người hiểu rằng, buổi thuyết trình của ông Ngọc sẽ nằm trong giữa hai giả định.

Thứ nhất, nếu ông dám đăng đàn và thuyết trình một cách đúng bản chất sự việc, nghĩa là công bố tất cả các thông tin liên quan, bao gồm cả việc phân tích trên giác độ khoa học sự xâm lược đối với hai quần đảo vốn thuộc về Việt Nam và phản ứng tồi tệ của Việt Nam trong những thời điểm đó, thì chắc chắn buổi thuyết trình không thể diễn ra mà không có vài sự quấy quả. Thậm chí là bị hủy bỏ vì nhiều lí do (ví dụ: ông Ngọc bị tai nạn?).

Thứ hai, nếu ông vẫn đăng đàn và cắt bỏ những vấn đề bị quy chụp là “nhạy cảm”, thì ông sẽ gặp phải một phản ứng dữ dội của dư luận khi mà sau tất cả những cấm đoán bằng nhiều thủ đoạn đối với các hoạt động nhằm vinh danh các chiến sỹ Gạc Ma, người ta đang trông chờ một tiếng nói thật mạnh mẽ và hả dạ. Và quả nhiên, kich bản mấy ngày qua chính là giả định thứ hai này: Ông Ngọc bị kẹt và bị “ném đá” cho tơi bời.

Trên thực tế, kho dữ liệu về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo này ở Việt Nam và trên thế giới, bao gồm cả những căn cứ mà ông Ngọc đưa ra trong buổi thuyết trình đều là những dữ kiện không thể bàn cãi. Một vài người có thể sẽ cảm thấy vô cùng khó hiểu khi biết điều này, nhưng lại không thấy chúng, các dữ kiện lịch sử và pháp lý, được sử dụng để làm căn cứ cho một cuộc đấu tranh nghiêm túc nhằm phủ nhận hoàn toàn những lập luận mà phía Trung Quốc đang bám vào để cướp trắng hai quần đảo từ tay Việt Nam.


Điều này thực ra rất dễ hiểu. Ông Ngọc là một trong những Giáo sư nằm trong biên chế của ĐHQG Hà Nội. Cái đại học này lại là một trong những cơ sở giáo dục trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Ở một góc độ nào đó, nó thậm chí không thuộc biên chế của Bộ Giáo dục, nghĩa là được xếp ngang hàng với một bộ. Tất cả chúng đều đang chịu một sự “quản lí’ thống nhất và bắt buộc từ một cơ quan cao hơn nữa, chuyên làm nhiệm vụ giám sát các vấn đề Tư tưởng và Văn hóa. Vậy nên, ngay cả khi ông Ngọc là một người có Tài thật, Tâm thật, thì ông ta cũng chẳng thể vượt ra khỏi cái đường ray đã được lắp đặt sẵn ở đó (trừ khi ông xác định đó là sự kiện mang tính khoa học chân chính nhất của mình và rời bỏ khỏi vị trí đương nhiệm sau sự kiện này).

Cho nên, suy cho cùng, cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc ông Ngọc đã nói những gì hôm 17/3 cũng chỉ là một cuộc cãi lộn giữa những nạn nhân. Không bao giờ có được một công trình gắn mác khoa học nào đáng gọi là khoa học trong một đất nước mà toàn bộ nền giáo dục chỉ là con tin cho những mục đích chính trị. Nói cách khác, dù ông Ngọc có thêm vài chục lần lên BBC hay CNN gì đó mà nhại đi nhại lại rằng: “tôi làm công trình này, sự kiện này một cách hoàn toàn tự nhiên, không phải chịu một áp lực nào cả,” thì chẳng qua cũng chỉ là sự thừa nhận đầy cam chịu của một người đã tự nguyện từ bỏ cái chân giá trị của một nhà trí thức để chui vào cái bóng mát của võng lọng hư danh. Và xét cho cùng, cũng là đáng thương.
Đến đây, có lẽ ông Ngọc lại đối mặt với một tình thế khó xử khác: Chứng minh mình là người làm khoa học chân chính và đã tổ chức một cuộc hội thảo thuần túy khoa học về chủ đề Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam một cách khách quan đầy đủ và đúng tiêu chuẩn khoa học. Đây sẽ là một nan đề bất khả đáp của ông và có thể là với những người cùng hệ thống của ông nữa.

Trước hết, các ông sẽ phải chứng minh rằng: Tại Việt Nam, ở diện hẹp, người ta được quyền nghiên cứu, công bố, xuất bản những công trình nghiên cứu mà bản thân các ông cảm thấy có sự đam mê theo đuổi và nó nhằm giải đáp các vấn đề tồn tại của xã hội;

Thứ hai, các ông sẽ phải chứng minh được chân nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” trên các bình diện Pháp lý, Chính trị, Văn hóa, và cả Khoa học nữa rằng người Việt Nam thực sự có những quyền này. Khi ông đặt ra mục tiêu thuyết trình về Chủ quyền, có lẽ ông đã quá mạnh dạn muốn đề cập đến vấn đề chủ quyền trong trường hợp ghép nó vào sự liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà quên đi rằng đó chỉ là một phái sinh từ chủ quyền toàn vẹn và thực tế của nhân dân trong một quốc gia cụ thể. Thiết nghĩ, khó mà nói chủ quyền đối với nơi nào khác khi mà quyền làm chủ ở chính đất nước mình lại không hề tồn tại. (Ở đây, xin đưa ra một tham chiếu về thuật ngữ này mà người viết cho là hợp lý. Theo nguồn Từ điển mở Wiktionary thì Chủ quyền là : “Quyền làm chủ một nước về tất cả các mặt”);

Thứ ba, nếu thừa nhận ý nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” như vậy, xét thấy cũng phải làm rõ được ai mới là chủ thể thực sự của chủ quyền này. Và tại sao người ta lại tìm mọi cách ngăn cấm một cuộc hội ngộ tri ân phụ nữ ngày 8-3? Tại sao người ta bắt một người phụ nữ chống ngoại xâm bằng phương pháp hòa bình đi cải tạo không qua xét xử? Tại sao người ta không để cho cả hương hồn của những người chiến sỹ anh hùng được tưởng nhớ, tri ân bởi chính những người là đồng chí, anh em và gia đình của họ?

Đang có rất nhiều người chờ đợi câu trả lời hoặc bất cứ một sự cải chính nào của ông Ngọc. Nhưng cũng có một vài người hiểu được thế bí của ông hiện tại. Ông đang đứng trước nhiệm vụ chứng minh cho một bài toán mà mục đích và đề bài đều đã sai: có khoa học thực sự hay không trong một môi trường học thuật không có tự do tư tưởng? Và, có thể, bây giờ ông đã nhận ra sức ép cho mình là gì.

H. A.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét