T.Hiền.An - Trí Nhân Media
Nhịp sống của những người công nhân sau tết đã trở lại bình thường, những công nhân ở các tỉnh đã quay lại thành phố để tiếp tục công việc của mình tại các nhà máy, doanh nghiệp hay công trường. Chưa có con số thống kê cho đến hiện nay có bao nhiêu công nhân về quê ăn tết sau đó không trở lại các đô thị để tiếp tục công việc tại các hãng xưởng.
Tuy nhiên vẫn có thể đoán được con số bỏ việc là không nhỏ qua nhu cầu tuyển dụng của các công ty sản xuất cần nhiều nhân công như may mặc giầy da, thủy sản, xây dựng công trình...Những công nhân hồi hương này quyết định ở lại quê quán của mình để tìm việc làm ngay tại địa phương với những công việc phù hợp với tay nghề của mình. Theo như suy nghĩ của họ thì khi làm việc ở địa phương mình họ có nhiều cái lợi như: không phải xa gia đình, người thân, không phải mướn phòng trọ để ở, không phải tốn chi phí tàu xe mỗi dịp lễ Tết, chi phí điện thoại .v..v...Họ chấp nhận mức lương thấp nơi chỗ làm mới, nhưng bù lại các chi phí cuộc sống được giảm thiểu tối đa. Nếu như phải đối diện với những bất trắc có thể xẩy đến cho bản thân trong cuộc sống thì dẫu sao cũng còn có gia đình bên cạnh để chia sẻ, động viên.Còn bất đắc dĩ không thể xin được việc làm thì họ có thể trở về với ruộng vườn hoặc nương tựa vào các thành viên khác trong gia đình.
Tuy nhiên vẫn có thể đoán được con số bỏ việc là không nhỏ qua nhu cầu tuyển dụng của các công ty sản xuất cần nhiều nhân công như may mặc giầy da, thủy sản, xây dựng công trình...Những công nhân hồi hương này quyết định ở lại quê quán của mình để tìm việc làm ngay tại địa phương với những công việc phù hợp với tay nghề của mình. Theo như suy nghĩ của họ thì khi làm việc ở địa phương mình họ có nhiều cái lợi như: không phải xa gia đình, người thân, không phải mướn phòng trọ để ở, không phải tốn chi phí tàu xe mỗi dịp lễ Tết, chi phí điện thoại .v..v...Họ chấp nhận mức lương thấp nơi chỗ làm mới, nhưng bù lại các chi phí cuộc sống được giảm thiểu tối đa. Nếu như phải đối diện với những bất trắc có thể xẩy đến cho bản thân trong cuộc sống thì dẫu sao cũng còn có gia đình bên cạnh để chia sẻ, động viên.Còn bất đắc dĩ không thể xin được việc làm thì họ có thể trở về với ruộng vườn hoặc nương tựa vào các thành viên khác trong gia đình.
Từ bỏ giấc mơ đổi đời nơi đô thị phồn hoa giả tạo
Họ từ bỏ giấc mơ đổi đời từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu đô thị lớn mà một thời là niềm ước ao của họ muốn đặt chân đến. Phần đông trong số họ đã trải qua cả một thời thanh xuân trong các nhà máy xí nghiệp. Để được khoác chiếc áo công nhân, đa phần là công việc lao động phổ thông hoặc giản đơn, họ đã phải lao động quần quật từ mười đến mười hai tiếng một ngày. Được trả một đồng lương rẻ mạt chỉ đủ cho các chi phí thường nhật và gom góp chút ít gởi về quê phụ giúp gia đình. Nhưng rồi những đồng tiền nhỏ nhoi ấy ngày càng teo tóp dần theo sức khoẻ của nền kinh tế đang trong cơn bệnh nặng thập tử nhất sinh.
Từ năm 2008 khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thì đời sống của người công nhân càng thêm khốn khó.Lạm phát trong nước tăng cao khiến đồng tiền mất giá liên tục.Thu nhập của người công nhân không đủ trang trải các chi phí thực phẩm, điện, nước, phòng trọ, chi phí di chuyển và rất nhiều những chi phí không tên khác. Tất cả đều dùng tiền lương để giải quyết, ngoài ra người công nhân không thể tìm kiếm từ các sự trợ giúp nào khác từ nhà nước hay xã hội , nếu có chăng thì cũng chỉ mang tính hình thức nặng phần tuyên truyền đối phó và nhanh chóng tàn lụi. Còn giới chủ lo đối phó với những khó khăn về thị trường, khách hàng, thuế, chi phí tăng cao, gánh nặng lãi suất ngân hàng, lợi nhuận giảm sút, hàng tồn kho lớn, những bất ổn trong chính sách điều hành kinh tế của nhà nước...,dẫn đến việc họ phải cắt giảm nhân công, chậm chi trả hoặc bỏ những khoản phúc lợi chính đáng mà người công nhân đáng được hưởng, bắt tăng ca làm thêm giờ, cắt xén khẩu phần ăn, không cho nghỉ làm khi bị đau ốm hoặc tang chế, đưa ra những bản nội quy mới hà khắc hơn để căn cứ vào đó cắt trừ lương thưởng. Còn trách nhiệm của giới chủ với việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân, viện lý do khó khăn trong làm ăn họ chây ì không đóng. Chiếm dụng tiền thuế để kinh doanh hoặc trang trải chi phí hoặc trả lương công nhân.
Vai trò công đoàn chỉ là con số không
Vai trò công đoàn ở các công xưởng, xí nghiệp, hoàn toàn bị động bế tắc trước các mâu thuẫn ngày càng tăng giữa giới chủ và người làm công, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Họ không thể giải quyết các bức xúc và mâu thuẫn giữa hai giới chủ thợ. Các dấu hiệu cho thấy cuộc đình công sẽ diễn ra đều được công đoàn cơ sở nắm bắt được từ trước hoặc có tiên liệu được, nhưng họ không thể hoặc không làm gì để giảm thiểu những xung đột về lợi ích. Điều này cho thấy họ không có thực lực và uy tín để xứng đáng làm người đại diện quyền lợi cho người công nhân. Vì danh không chính thì ngôn không thuận, công đoàn ở Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Điều lệ công đoàn Việt Nam 2003 nêu rõ trong phần mở đầu " Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, Công đoàn VN từ ngày thành lập đến nay luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân...". Việc trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân như thế nào? Từ khi mở cửa để đón nguồn đầu tư nước ngoài vào đầu tư đến nay, để làm đẹp lòng giới chủ nước ngoài CSVN luôn đưa ra những ưu đãi, từ thuế, đất đai, giản tiện những thủ tục đăng ký đầu tư đến phối hợp cùng giới chủ xây dựng mức lương tối thiểu, thang bảng lương, các điều lệ nội quy. Bộ Lao dộng thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động VN soạn thảo các văn bản pháp luật đại diện ý chí của đảng CSVN chứ không phải của công nhân, để đưa ra các luật lệ phần nhiều có lợi cho giới chủ để làm hài lòng họ. Các công đoàn cơ sở ngoài việc thực hiện sự lãnh đạo của đảng trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp thì tổ chức công đoàn cơ sở còn hưởng lương và lợi lộc từ giới chủ khi công khai lúc âm thầm. Chính vì vậy mà trong hầu hết các cuộc đình công nổ ra đều không thấy được vai trò thực sự của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ công nhân, mà tổ chức này thường hùa theo giới chủ trong giải quyết những mẫu thuẫn, bất đồng giữa công nhân và giới chủ. Còn khi công nhân phản ứng với tổ chức công đoàn cơ sở vì quyền lợi của họ bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn cơ sở thường im lặng mà không bênh vực giới công nhân. Chính vì vậy mà theo thống kê của giới hữu trách hầu hết các cuộc đình công đều được kết luận là tự phát và trái luật. Như vậy ở đây nhà cầm quyền CSVN mặc nhiên cho rằng giới công nhân là những người không tuân thủ pháp luật về lao động cũng như đình công, nói như thế thì chẳng khác gì nhà nước CSVN ngầm bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi của giới chủ. Người công nhân đã không tin tưởng vào tổ chức công đoàn đại diện cho mình vì những lý do đã được nêu ở trên, bởi thế mà chẳng đặng đừng họ đã chọn giải pháp đình công là giải pháp cuối cùng trong trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Đã đến lúc người công nhân Việt Nam hãy thành lập công đoàn độc lập tách khỏi sự lãnh đạo của đảng CSVN để thật sự bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giới công nhân.
Đình công và những hệ lụy từ hai phía
Theo số liệu thống kê do nhà nước đưa ra, năm ngoái tại Việt Nam xẩy ra 857 vụ đình công tăng gấp đôi so với năm trước đó.Con số này chưa tính đến những vụ lãn công tập thể, hoặc những vụ đình công xẩy ra ngắn ngày sau khi đã được giải quyết ổn thỏa.Chưa có những tính toán về những thiệt hại do đình công mang lại cho cả giới chủ cũng như công nhân. Cũng theo số liệu thống kê chính thức từ nhà nước trong năm 2011 có hơn 75.000 doanh nghiệp phá sản. Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm nay tại Sài Gòn đã có hơn 2.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc xin ngưng hoạt động để không phải nộp thuế. Bức tranh bi quan này được tô vẽ thêm bởi sự phá sản của công ty xuất khẩu thủy sản Bình An ở Cần Thơ với số nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng, cùng với đó là việc hàng ngàn công nhân bị sa thải xẩy ra ngay những tháng đầu năm. Còn ở Tiền Giang hàng trăm công nhân của một công ty may túi xách, ba lô do người Trung Quốc làm chủ cũng đã đình công đòi tăng lương, vì đồng lương không đủ sống so với vật giá leo thang nhanh chóng như hiện nay. Như đã nói đình công là việc chẳng đặng đừng mà người công nhân phải sử dụng giải pháp này. Hậu quả của nó sẽ nhãn tiền ngay trước mắt, người công nhân sẽ mất thu nhập từ lương, như vậy các chi phí cho cuộc sống sẽ mất khả năng thanh toán. Sự bất an về mặt tinh thần cũng như viễn cảnh xấu về tình trạng mất việc hoặc bỏ việc luôn đè nặng họ nếu như cuộc đình công thất bại. Với giới chủ trong những ngày diễn ra đình công việc đối phó với sự việc là một thách thức không nhỏ. Điều quan tâm của giới chủ lúc này có lẽ là vi phạm hợp đồng về thời gian giao hàng cho đối tác bị chậm trễ, đây là thiệt hại lớn nhất đối với họ. Một thực tế là những vụ đình công thường được công nhân tổ chức vào cao điểm của thời gian giao hàng cận kề để gây áp lực với giới chủ.
Kinh tế chao đảo tương lai mù mịt
Kinh tế Việt Nam năm 2012 được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Hiện nay giới lãnh đạo CSVN đang kêu gọi tái cấu trúc lại nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng. Nhưng thực trạng kinh tế Việt Nam ngày nay đã bộc lộ rõ những yếu kém của nó, được tích tụ và tiềm ẩn rất lâu từ khi CSVN mở cửa kinh tế ra thế giới bên ngoài. Với chủ trương phát triển kinh tế dựa trên xuất khẩu, và đầu tư, thì đương nhiên khi thị trường xuất khẩu đình trệ và mất dần thì các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bức tranh toàn cảnh cho thấy các doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động sẽ còn tăng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bỏ của chạy lấy người, hoặc rút vốn để đầu tư sang các quốc gia khác như Myanma, Malaisia... Chiêu bài thu hút vốn đầu tư nước ngoài của CSVN bằng những yếu tố như chính trị ổn định, giá nhân công rẻ đã không còn đúng trong tình cảnh hiện nay. Những vụ khiếu kiện đất đai ngày càng gay gắt mà vụ Đoàn văn Vương là một minh chứng cho sự mất ổn định chính trị, những cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc gây hấn của nhân dân Việt Nam là những bất ổn tiềm ẩn cho chế độ dưới con mắt nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài. Gía nhân công ở Việt Nam hiện nay đã không còn rẻ minh chứng qua các vụ đình công đòi tăng lương của công nhân trên cả nước trong nhiều năm gần đây. Quy mô của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đa phần là những ngành nghề giản đơn cần nhiều lao động chân tay như may mặc, giầy da, túi xách,.khai thác khoáng sản thô, đồ gỗ. .v.v..Nên khi khủng hoảng kinh tế xẩy ra, bản thân những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng rút chân ra khỏi Việt Nam vì sự tinh gọn trong đầu tư của họ.Trong nhiều vụ việc được báo chí đăng tải là những ông chủ của các doanh nghiệp này khi đã rời khỏi Việt Nam thì để lại những khoản nợ lớn mà gom tất cả tài sản của họ để lại cũng không bù dắp nổi những thiệt hại. Thậm chí có những doanh nghiệp tài sản của họ để lại chỉ là con số không, vì họ đã tẩu tán hoặc cầm cố hết. Điều này cho thấy việc đầu tư của họ mang tính cách "ăn xổi ở thì", mang tính cơ hội và ngắn hạn. Còn những nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng lâu dài ở Việt nam với công nghệ hiện đại và thị trường toàn cầu là rất ít ỏi, vì thế không thể nâng đỡ nền kinh tế Việt Nam trong cơn khủng hoảng. Số phận người công nhân trong thời điểm hiện nay thật bi đát và không có nhiều lựa chọn. họ phải cạnh tranh khốc liệt trong cơ hội tìm kiếm việc làm. Hằng năm có khoảng trên một triệu người gia nhập lực lượng lao động mới, cộng thêm hàng trăm ngàn ngưởi lao động bị thất nghiệp do các doanh nghiệp phá sản hoặc sa thải họ.
Vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động mất việc cũng là một vấn đề nan giải hiện nay, mặc dù Nhà nước CSVN cũng bàn đến vấn đề này để tìm hướng giải quyết nhưng sự bế tắc vẫn bao trùm vấn đề. Việc chuyển đổi nghề nghiệp với một số lượng lớn nhân lực như vậy là một điều không tưởng. Trong lúc toàn bộ nền kinh tế gặp phải khó khăn không riêng lãnh vực ngành nghề nào, thì cũng khó có ngành nào có thể hấp thụ được một số lượng lớn nhân lực đã chuyển đổi ngành nghề.
Bài toán giải quyết việc làm cho công nhân trong lúc này là ưu tiên của chính quyền CSVN, nhưng lực bất tòng tâm. Ngay cả việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài (thực chất là buôn bán sức lao động hay buôn người) cũng không khả quan nếu không muốn nói là bế tắc. Việc công nhân xuất khẩu lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc ngày càng trầm trọng và chưa có phương cách hữu hiệu để giải quyết. Viễn cảnh những bất ổn và tệ nạn xã hội đang dần hiện rõ khi số người thất nghiệp tăng lên được thể hiện trên các mặt báo cả nước gần đây.
Đổ vỡ kinh tế đưa đến sụp đổ chính trị
Nền kinh tế do đảng CSVN lãnh đạo đang chao đảo mạnh và đang đứng trên bờ vực phá sản. Cái gọi là: "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đó chỉ là sự quái thai được đẻ ra, là tàn dư của hệ tư tưởng Mác- Lê về kinh tế đã được thế giới quẳng vào sọt rác từ lâu. CSVN vẫn còn bám lấy cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong khi theo đuổi nền kinh tế thị trường, vì đó chính là "lá bùa" hợp pháp để họ trục lợi, đục khoét công quỹ, chiếm hữu tài sản quốc gia, nuôi dưỡng guồng máy cai trị, và mơ đến việc đè đầu cỡi cổ nhân dân lâu dài. Nhưng điều này chỉ có trong mơ mà thôi, vì những dấu hiệu dẫn tới sự sụp đổ của đảng CSVN đang dần hiện rõ. Chua chát thay giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong mà đảng CS thường rêu rao đang là giai cấp bị đảng CSVN bỏ rơi, bỏ đói, và cũng là lực lượng đang đấu tranh đòi quyền lợi, sự công bằng, và được tiếp sức bởi giai cấp nông dân cùng toàn thể nhân dân Việt Nam. Đổ vỡ kinh tế đưa đến sụp đổ chính trị đã từng xẩy trong lịch sử thế giới hiện đại của thế kỷ trước. CSVN cũng không nằm ngoài vòng xoáy này, chỉ tùy thuộc vào vấn đề thời gian nhanh hay chậm mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét