Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHÍ GIAO THÔNG: NGƯỜI HAY, TA DỞ

MINH PHONG - Pháp luật (tp Sài Gòn)
Trí Nhân Media: Tiếp tục phản ánh dư luận xã hội bất bình trước việc Bộ Giao thông, Vân tải đang chuẩn bị cho ra nhiều loại phí về giao thông, Trí Nhân Media giới thiệu một bài báo khác tựa đề “Phí giao thông: Người hay, ta dở” đăng trên báo Pháp luật (tp Sài Gòn) thứ Bảy ngày 31/3/2012.   

Phản hồi loạt bài “Còng lưng cõng phí giao thông”, nhiều bạn đọc cho rằng không phải thấy nước ngoài thu phí thì Bộ GTVT cũng đòi thu. Lý do là phương tiện giao thông công cộng của ta còn rất kém cỏi so với họ.

Hàn Quốc: Xe công cộng rẻ, đúng giờ

Do đang lao động hợp tác ở Hàn Quốc nên tôi có biết chút đỉnh về cách tổ chức giao thông của nước này. Họ cũng có thu phí để hạn chế xe cá nhân (chỉ là ô tô chứ không có cả xe máy như ở mình vì nước họ rất ít xe máy) nhưng việc thu phí của họ không đồng nghĩa với việc triệt đường đi lại của người dân như cái cách mà ta đang dự kiến làm. Lý do là hệ thống giao thông công cộng của họ phát triển ở trình độ cao, có khả năng đáp ứng hơn 70% nhu cầu đi lại của người dân.

Bất kỳ ai không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều có thể dễ dàng đi lại bằng xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa cao tốc… với giá rẻ, tốc độ cao, giờ giấc đúng quy định. Đơn cử, xe lửa cao tốc của họ chạy với vận tốc khoảng 350 km/giờ. (Nếu có xe này thì từ TP.HCM đi Đà Nẵng chỉ mất hơn 3 giờ). Từ chỗ này, chỉ khi nào thấy thật cần thiết và dư dả thì người ta mới quyết định mua ô tô. Như ở trường hợp của tôi, khi biết nếu mua ô tô phải đóng hơn trăm USD/tháng, tôi đã chọn mua một xe máy để khi cần thì đi, còn bình thường tôi đi xe buýt cũng thuận tiện và hợp túi tiền.

Hiện giao thông công cộng chưa đáp ứng một cách
 thuận tiện cho người dân nên cần phải sử dụng xe
 cá nhân. Ảnh: HTD
Đồng thời với các biện pháp hạn chế xe cá nhân nêu trên, Hàn Quốc cũng có cách quản lý giao thông khá khoa học để hạn chế số vụ vi phạm và tai nạn giao thông mà có lẽ nước ta cũng nên sớm tính đến. Họ lắp đặt dày đặc camera trên đường phố và tất nhiên là có trung tâm điều khiển, quản lý hiện đại. Với biển số xe vi phạm chụp được, họ nhanh chóng xác định chủ xe để gửi giấy phạt (nếu xe đó đã được sang tay thì người đứng tên xe sẽ bị phạt về việc bán xe bất hợp pháp). Với giấy phạt đó thì đối tượng (kể cả người nước ngoài như tôi) đố mà chạy đâu cho thoát! Cảnh sát của họ luôn có cách để phạt bằng được và nếu cá nhân cố tình không chấp hành thì mức phạt vốn đã nặng càng nặng thêm. Theo thông tin tôi nắm được, cũng vì sợ bị rắc rối với cảnh sát mà rất ít người dám lái xe khi có uống rượu. Hầu hết sẽ gửi lại ô tô (nếu có) để đi taxi…

Xem ra bài toán giao thông phải được giải bằng nhiều cách “nặng ký” và chắc chắn sẽ không có lối ra nếu chính quyền cứ liên tục tính chuyện thu phí trong khi hệ thống giao thông công cộng hãy còn ì ạch.

NGUYỄN THẾ THƯỜNG

Nhật Bản: Hạ tầng tốt, ý thức cao

Có dịp đi du học ở Nhật Bản nên tôi biết từ lâu họ đã không khuyến khích sử dụng xe cá nhân và cũng bắt chủ các phương tiện này đóng nhiều loại phí. Như ở Tokyo, để sở hữu ô tô, cá nhân phải trả lệ phí môi trường (gần 650 USD/năm), phí bảo hiểm (500-2.500 USD/năm), phí gửi xe hằng tháng, phí đường cao tốc và phí gửi xe ở các điểm đỗ công cộng (tính theo giờ)… Thế nhưng đi kèm với sự hạn chế này là một hệ thống giao thông công cộng hiện đại và đa dạng gồm có tàu điện nổi, tàu điện ngầm, xe buýt, xe điện và xe lửa một ray để người dân chọn lựa. Chỉ riêng ở khu vực 23 quận nội đô, số lượng người sử dụng các phương tiện công cộng này là hơn 28 triệu người/ngày! Nhờ đó mà giảm được tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông.

Một điều đáng nể ở xứ Nhật Bản là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của các cư dân cực tốt mà chẳng biết khi nào ta mới có được. Gần như ở tỉnh, thành nào, bất kể ngày hay đêm, có cảnh sát hay không, mọi phương tiện đều tự giác dừng chờ đèn đỏ. Các xe ô tô luôn đi đúng làn đường quy định, ngay cả những khi tắc đường.

Có nhiều yếu tố tạo nên ý thức này, trong đó phải kể đến mức chế tài “khủng” các hành vi vi phạm luật giao thông. Chẳng hạn, nếu lái xe trong tình trạng say xỉn thì tài xế có thể bị phạt tù tới ba năm cùng với số tiền phạt có thể lên tới gần 6.500 USD. Nếu lái xe không có bằng lái, đối tượng có thể bị phạt tù một năm cùng số tiền phạt khoảng 3.500 USD…

PHƯƠNG TRÂM

Đánh giá tác động trước khi ban hành

Không phải cái sai nào cũng có thể sửa chữa được. Do vậy, các cơ quan cấp trung ương phải cực kỳ cẩn trọng trong việc xem xét, quyết định thu thêm phí giao thông. Trước khi đề xuất, thông qua, các cơ quan chức năng buộc phải có sự đánh giá, dự báo những tác động tích cực, tiêu cực để có những biện pháp khắc phục trước và sau khi ban hành quy định, đồng thời còn là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả của quy định sau một thời gian thi hành nhất định.

Hiện việc đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn định tính, thậm chí không dựa trên những khảo sát, đánh giá cụ thể. Nhìn chung nước ta chưa sử dụng các phương pháp đánh giá định lượng, quy về những con số cụ thể mà nước ngoài đang áp dụng phổ biến. Từ đó chúng ta sẽ không dự liệu được hết những tác động của quy định mới đang đề xuất.

Cần lưu ý phí và thuế hoàn toàn khác nhau. Thuế là nghĩa vụ của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào nhưng phí thì không phải. Bởi phí thu trong lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó phải được đầu tư trở lại để người nộp phí được hưởng dịch vụ tốt hơn, không được thu phí ở chỗ này mà đầu tư vào chỗ khác. Ngoài ra, khi đã đặt ra phí thì phải tạo cơ hội cho người dân lựa chọn.

Chỉ với cái tên “phí hạn chế phương tiện cá nhân” cũng khiến tôi băn khoăn. Về mục đích, phí này nhằm chống kẹt xe. Nhưng khi đã thu phí thì Nhà nước phải tính toán, tạo ra phương thức đi lại khác một cách thuận tiện để người dân lựa chọn. Hiện ở Việt Nam việc đi lại chủ yếu là xe máy nên thu phí hạn chế thì phải tính đến giao thông công cộng đã đáp ứng một cách thuận tiện cho người dân chưa. Nếu thu phí nhưng giao thông công cộng quá kém, tức không tạo ra được phương thức cho người dân lựa chọn thì mức phí dù thấp hay cao người dân vẫn phải cố gắng nộp. Vô hình trung phí này đã trở thành một loại thuế.

TS VŨ VĂN NHIÊM, Phó Trưởng khoa Luật hành chính, Trường ĐH Luật TP.HCM

MINH PHONG ghi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét