Trần Quang Thành - Trí Nhân Media
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam phân chia thành 2 miền Nam Bắc bởi giới tuyến 17 trên dòng sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Giới văn nghệ sĩ miền Bắc lúc đó tuy phải sống dưới chế độ cộng sản hà khắc, tuy nhiên vẫn được hít thở chút ít bầu không khí tự do bởi ảnh hưởng của phong trào Trăm hoa đua nở - Trăm nhà đua tiếng từ phương Bắc thổi về.
Trong hoàn cảnh đó báo Nhân văn số đầu tiên đã ra mắt ngày 15/9/1956. Người đứng tên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là nhà văn Phan Khôi, cùng với trụ cột của tờ báo là các ông Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt và Hòang Cầm Ý kiến mời cụ Phan Khôi làm Chủ nhiệm do Nguyễn Hữu Đang đưa ra, và người trực tiếp đến mời cụ Phan Khôi là Hòang Cầm.
Trong hoàn cảnh đó báo Nhân văn số đầu tiên đã ra mắt ngày 15/9/1956. Người đứng tên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là nhà văn Phan Khôi, cùng với trụ cột của tờ báo là các ông Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt và Hòang Cầm Ý kiến mời cụ Phan Khôi làm Chủ nhiệm do Nguyễn Hữu Đang đưa ra, và người trực tiếp đến mời cụ Phan Khôi là Hòang Cầm.
Nhà thơ Hoàng Cầm kể lại là sau khi cụ Phân Khôi đã nhận lời, ông đã thưa với cụ :
“Phải nói thật với bác, tổ chức của báo thì nó không như một tờ báo chính thống đâu, nó lung tung lắm, cho nên tôi không thể nào đem tất cả các bài báo đến để bác duyệt được, với tư cách là chủ nhiệm tờ báo,”
Và cụ Phan Khôi trả lời rằng “ Tôi đứng ra là tôi chịu trách nhiệm chứ, thế còn tôi tín nhiệm các ông, các ông làm, chứ mình tôi làm sao tôi làm được?”
Nhiêù văn nghệ sĩ Việt Nam ở miền Bắc lúc bấy giờ đều chung một ước vọng da diết là đổi mới, là độc lập suy nghĩ. Họ muốn nói lên tiếng nói hãy trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ. Những tâm tư, những suy nghĩ của nhiều văn nghệ sĩ thể hiện trên bán nguyệt san Nhân văn, hay trước đó trên các tập Giai phẩm mùa Xuân, Giai phẩm mùa Thu, Giai phẩm mùa Đông Trăm hoa vv…đã chuyển hoá thành sự náo nức của người dân thành thị. Người dân đã đón chào luồng gió mới ấy đầy hứng khởi. Nó cũng đã khơi dậy trong giới trí thức niềm khát khao tự do, dân chủ.
Nhân văn và các ấn bản Giai phẩm ra đời có sức cuốn hút mạnh mẽ nhiều tầng lớp bạn đọc đặc biệt là giới trí thức, sinh viên.
Trong lời nói đầu cho số báo đầu tiên nhan đề “Mấy dòng ra mắt của Nhân văn có đoạn “Vào lúc Đảng và Chính phủ đang có kế hoạch phát triển văn hoá, cải thiện sinh hoạt xã hội, chúng tôi cho ra tờ báo Nhân văn để đóng góp một phần nhỏ mọn vào công việc đó. Vì vậy nên phát ngôn luận chủ yếu của nó được nêu lên là văn hoá và xã hội…..Hứa nhiều mà làm ít, không bằng hứa ít mà làm nhiều. Lấy lời nói để được tín nhiệm, không bằng lấy việc làm để được tín nhiệm. Bởi vậy chúng tôi khi bắt đầu ra mắt bạn đọc, nói ít mà hứa cũng ít”.
Ngày đầu tiên phát hành báo Nhân văn tại Hà Nội, đúng là một ngày hội của quần chúng, như nhà thơ Lê Đạt kể lại : “Đời tôi chưa bao giờ thấy một tờ báo được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân văn từ nhà in Xuân Thu (nhà in này ở phố Hàng Bông) ra đến Nhà hát lớn vào khoảng độ gần 2 cây số có khi người bán báo phải đi đi về về đên 10 lần để lấy báo tại vì đã bán hêt ngay và người ta lấn cả ra đường để mua, thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền thừa trả lại cả! Lúc đó tôi đứng đấy, tôi nhìn tôi mới thấy đúng là “Ngày hội của quần chúng”….Báo vừa ra là người ta lấy hết, lại vào lấy, cứ liên tục như thế mà chẳng phải quảng cáo gì cả.”
Chính sự đón nhận ấy lại hóa ra là một dấu hiệu xấu cho Nhân Văn, chẳng khác nào cây gỗ quý thì mới bị đốn để sử dụng. Một trong những cách đối phó của nhà cầm quyền cộng sản là kiếm cách mua chuộc người Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Nhân Văn. Họ cử cụ Phan Khôi làm đại diện Hội Văn nghệ miền Bắc qua Bắc Kinh (Trung Quốc), tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Lỗ Tấn (1881-1936) vào tháng 10/1956. Ra nước ngoài là một đặc ân dưới chế độ cộng sản lúc bấy giờ. Ngay tại Trung Quốc, cụ cũng không nhân nhượng, và đã tranh luận với cán bô Trung Cộng về chủ nghĩa Mác-xít. Khi trở về nước, cụ Phan Khôi không thay đổi quan điểm, tiếp tục điều hành tờ báo Nhân văn.
Cuối năm 1956, để tăng thêm quyền uy của mình, Tố Hữu (lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng, cầm đầu Ban Tuyên huấn) mỗi lần nói đến báo Nhân văn và các tập Giải phẩm thường trích dẫn câu nói mà ông ta nói là của Hồ Chí Minh. Theo ông ta buộc tội Nhân văn – Giai phẩm Hồ Chí Minh chì rõ : “Đó là những hạt giống xấu gieo trên miếng đất của những tư tưởng sai lầm”.
Phan Khôi không có nhiều bài đăng trên báo Nhân văn, nhưng ông bị ghép tội vì là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, là một trong 4 người trụ cột của báo Nhân văn. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ phản ứng quyết liệt nhất đối với ông vì những tác phẩm ông đăng trên các báo khác và cả những tác phẩm chưa được công bố như truyện ngắn “Cây cộng sản” trong tập Nắng chiều, Tiếng nói sang sảng, cái đinh của Tập 1 Giai Phẩm Mùa Thu, xuất bản tại Hà Nội ngày 29//8/1956 là bài viết của cụ Phan Khôi, mang tựa đề “Phê bình lãnh đạo văn nghệ”, dài 14 trang (khi in thành sách), cỡ chữ nhỏ. Trong bài nầy, phần dẫn nhập, Phan Khôi viết rằng trong thời gian chiến tranh, các văn thi sĩ chỉ nghĩ đến kháng chiến, nên sẵn sàng hy sinh, chín bỏ làm mười, không ai thắc mắc gì cả. Tuy nhiên, sau năm 1954, trở về Hà Nội, “lãnh đạo văn nghệ thành ra vấn đề, quần chúng văn nghệ thắc mắc với lãnh đạo.” Phan Khôi đưa ra ba vấn đề chính để phê bình. Đó là tự do của văn nghệ sĩ; vụ Giai PhẩmMùa Xuân và Giải thưởng văn học 1954 – 1955.
Theo cụ Phan Khôi, lúc đó tại miền Bắc văn nghệ sĩ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kềm kẹp một cách nghiệt ngã, khiến một ngày nào đó, “nhược bằng bắt mọi người phải viết theo lối của mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.” Phan Khôi chỉ còn biết than với Nguyễn Đình Chiểu:
“Cụ Đồ Chiểu ơi! Cụ Đồ Chiểu ơi! Ở thời cụ, cụ đã kêu:
Ở đây nào phải trường thi,.
Ra đề hạn vận một khi buộc ràng!
Thế mà ngày nay, bảy tám mươi năm sau cụ, người ta còn ra đề, dàn bài, lại còn hạn chữ cho tôi nữa đó cụ ơi! Tôi còn làm ăn được gì nữa cụ ơi! Tôi đâu còn là tôi đâu được nữa cụ ơi!”
Từ lãnh đạo như thế nên đưa đến phản ứng là Giai Phẩm Mùa Xuân. Rồi lại xảy ra những vụ chụp mũ phản động, mà theo cụ Phan Khôi “thật là cái tội phản động ở xứ nầy sao mà ghép một cách dễ dàng quá.” Cũng vì lãnh đạo như thế nên mới đưa đến kết quả Giải văn học 1954-1955, mà “ở Hà Nội dư luận bàn tán xôn xao, nhiều người không phục, cho rằng có mấy tác phẩm trong đó không xứng đáng được giải.” Chẳng những nêu danh những tác phẩm không xứng đáng, cụ Phan Khôi còn vạch trần lối làm việc theo mệnh lệnh của Hội đồng chấm giải, lấy đa số hội viên trong hội để chèn ép “thiểu số tuyệt đối” là chính Phan Khôi. Điều khôi hài nhất được cụ Phan Khôi nêu ra là có tác giả vừa được sung vào ban chấm giải, vừa có tác phẩm dự giải và sau đó lại được trúng giải.
Khi phê bình lãnh đạo văn nghệ, cụ Phan Khôi phê bình luôn sự lãnh đạo của Đảng (hồi đó đảng cộng sản mang tên Đảng Lao động Việt Nam), bởi vì lãnh đạo văn nghệ là đảng đoàn trong Hội nhà văn, trực thuộc hệ thống đảng. Phê bình chế độ mình đang sống. cụ Phan Khôi viết: “Dưới chế độ tư sản, sự đối lập là thường: nhân dân đối lập với chính phủ, công nhân đối lập với chủ xưởng, học sinh đối lập với nhà trường… Nhưng ở dưới chế độ của chúng ta, về mọi phương diện, yêu cầu phải không đi đến đối lập, hễ còn đối lập là còn hiện tượng không tốt, cái triệu chứng không tốt. Một nước mà không có tiếng nói đối lập có nghĩa là một nước thiếu dân chủ hay độc tài”.
Từ lãnh đạo như thế nên đưa đến phản ứng là Giai Phẩm Mùa Xuân. Rồi lại xảy ra những vụ chụp mũ phản động, mà theo cụ Phan Khôi “thật là cái tội phản động ở xứ nầy sao mà ghép một cách dễ dàng quá.” Cũng vì lãnh đạo như thế nên mới đưa đến kết quả Giải văn học 1954-1955, mà “ở Hà Nội dư luận bàn tán xôn xao, nhiều người không phục, cho rằng có mấy tác phẩm trong đó không xứng đáng được giải.” Chẳng những nêu danh những tác phẩm không xứng đáng, cụ Phan Khôi còn vạch trần lối làm việc theo mệnh lệnh của Hội đồng chấm giải, lấy đa số hội viên trong hội để chèn ép “thiểu số tuyệt đối” là chính Phan Khôi. Điều khôi hài nhất được cụ Phan Khôi nêu ra là có tác giả vừa được sung vào ban chấm giải, vừa có tác phẩm dự giải và sau đó lại được trúng giải.
Khi phê bình lãnh đạo văn nghệ, cụ Phan Khôi phê bình luôn sự lãnh đạo của Đảng (hồi đó đảng cộng sản mang tên Đảng Lao động Việt Nam), bởi vì lãnh đạo văn nghệ là đảng đoàn trong Hội nhà văn, trực thuộc hệ thống đảng. Phê bình chế độ mình đang sống. cụ Phan Khôi viết: “Dưới chế độ tư sản, sự đối lập là thường: nhân dân đối lập với chính phủ, công nhân đối lập với chủ xưởng, học sinh đối lập với nhà trường… Nhưng ở dưới chế độ của chúng ta, về mọi phương diện, yêu cầu phải không đi đến đối lập, hễ còn đối lập là còn hiện tượng không tốt, cái triệu chứng không tốt. Một nước mà không có tiếng nói đối lập có nghĩa là một nước thiếu dân chủ hay độc tài”.
Bài báo của cụ Phan Khôi làm xôn xao dư luận Hà Nội. Báo Thời Mới, một tờ báo tư nhân còn sót lại ở Hà Nội lúc đó, do Hiền Nhân chủ trương, đã gọi bài viết của cụ Phan Khôi là một quả bom tạ, thả ngay tại Thủ đô Hà Nội. Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới được nghe tiếng nói sang sảng của cụ Phan Khôi.
Trong cuộc mít tinh tại Quảng Nam tổ chức sau khi Việt Minh cướp chính quyền và thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, nhà cầm quyền Việt Minh lâm thời ở Quảng Nam mời Phan Khôi lên diễn đàn phát biểu ý kiến. Cụ hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng khẳng khái tuyên bố không đồng tình với con đường chủ nghĩa cộng sản.
Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 và sau việc nhà cầm quyền Hà Nội không cấp giấy phép cho in tập Nắng chiều vào năm 1957, cụ Phan Khôi bị những cán bộ cộng sản, có người mới ngày nào là bạn văn bút của cụ đả kích mạnh mẽ. Trên báo Nhân Dân số 1501, ngày 12/4/1958, Thế Lữ, tác giả bài thơ nổi tiếng “Hổ nhớ rừng” đã lên án:“…Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống Đảng lãnh đạo cách mạng từ trong kháng chiến. Đó là việc hiện giờ ta thấy rõ hiển nhiên”
Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 và sau việc nhà cầm quyền Hà Nội không cấp giấy phép cho in tập Nắng chiều vào năm 1957, cụ Phan Khôi bị những cán bộ cộng sản, có người mới ngày nào là bạn văn bút của cụ đả kích mạnh mẽ. Trên báo Nhân Dân số 1501, ngày 12/4/1958, Thế Lữ, tác giả bài thơ nổi tiếng “Hổ nhớ rừng” đã lên án:“…Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống Đảng lãnh đạo cách mạng từ trong kháng chiến. Đó là việc hiện giờ ta thấy rõ hiển nhiên”
Cụ Phan Khôi còn bị đả kích tiếp trên báo Văn Nghệ số 15, tháng 8/1958. Lần nầy, Đoàn Giỏi phê phán “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi”. Chính nhờ bài phê bình của Đoàn Giỏi mà bàn dân thiên hạ mới biết được phần nào nội dung tập sách Nắng chiều của Phan Khôi.
Bài báo của Đoàn Giỏi cho biết Nắng chiều gồm hai phần: truyện ngắn và tạp văn. Phần thứ nhất gồm ba truyện ngắn” “Cầm vịt”, “Tiếng chim”, và “Cây cộng sản”. Phần thứ hai gồm bốn tạp văn mà Phan Khôi cho là đã chép lại sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là “Thái Văn Thu”, “Ông Năm Chuột”, “Chuyện ba ông vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống”, và “Nguyễn Trường Tộ.
Trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, Phan Khôi mô tả lọai cầy này như sau: “'Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có..”
Theo Phan Khôi, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bù xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Ông nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cộng sản”.
Phan Khôi viết tiếp :“…Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản Đảng họat động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ … Hỏi ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…”
Cây Cộng Sản |
Cây Cộng Sản |
Phan Khôi viết tiếp :“…Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản Đảng họat động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ … Hỏi ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…”
Các truyện ngắn và tạp văn trong tập Nắng chiều đều bị bài báo của Đoàn Giỏi cho là mượn chuyện người xưa để xỏ xiên đời nay. Thông thường, người ta chỉ phê bình một quyển sách khi đã được in ấn và phát hành. Đàng nầy, tập Nắng chiều bị cấm đoán và không được phép in thành sách, vẫn còn trong dạng bản thảo, mà Đoàn Giỏi cũng đem ra phê bình, Trong khi phê bình, Đòan Giỏi lại trích dẫn những đọan văn sỉ nhục chế độ cộng sản. Chính vì lẽ đó, sau khi viết bài phê phán Phan Khôi, Đoàn Giỏi bị kiểm điểm và bị kết tội giả vờ kiếm cớ phê phán Phan Khôi, để giới thiệu Nắng chiều cho mọi người biết một cách khái quát, nhằm bêu xấu chế độ. Sau đó, không thấy Đoàn Giỏi xuất hiện trên văn đàn.
Trong thời kỳ các chế độ cộng sản còn thịnh hành vào giữa thế kỷ 20 ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam còn khe khắt và khép kín, ít có một nhà văn nào sống dưới chế độ cộng sản, ngay tại Thủ đô Hà Nội , mà dám công khai viết và bóc trần rằng cộng sản là “bọ xít”, “hoa cứt lợn” hay “cây chó đẻ”. Mà quả thật, chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, tuy nói rằng theo trào lưu đổi mới vào đầu thế kỷ 21, vẫn chưa có tự do báo chí, không hơn gì những điều cụ Phan Khôi nhận xét và mô tả hơn 50 năm về trước. Cái cốt lõi vẫn là “cây cộng sản”, hay là thứ cây gì tuỳ suy ngẫm của mọi người.
Xuân Đinh Dậu năm 1957, cụ Phan Khôi tự làm bài thơ mừng mình thượng thọ 70 tuổi. Bài thơ mở đầu bằng hai câu:
“Lên bảy mươi rồi mẹ nó ơ
Thơ ta, ta chúc no phiền ai
(No có nghĩa là không)
(No có nghĩa là không)
Phan Khôi không đăng báo bài thơ nầy, nhưng lại đến tai nhà văn Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan, lúc đó là nhân viên đắc lực của Tố Hữu, liền làm bài thơ hoạ lại rất thô tục và hỗn xược :
Nhắn bác Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thơ mi, mi chúc, chớ hòng ai
Văn chương đù nẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lo-dúch trước cam làm kiếp chó
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai!”
Nỗi bức xúc của cụ Phan Khôi về quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ Việt Nam dưới sự kìm kẹp của nhà cầm quyền cộng sản, khiến cụ tự ví mình như con heo:
Ðánh đùng một cái
Kêu éc éc ngay
Bịt mồm, bịt miệng
Trói chân, trói tay......
Từ dây đến cái đao
Chẳng còn bao xa
Những lời thơ trong Bài Ca Bán Tre cụ than thở :
“… Không nói thì cũng khổ,
Nói thì doi dài sẽ quật chú.
Rày về sau đừng đốn tre nữa.
Đói thì nằm trông tre chết cũng đủ!”
Đối dài của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lúc đó đã quất lên thân hình gày côm, già nua của cụ và nhiều văn nghệ sĩ khác trong cái gọi là vụ án Nhân văn – Giai phẩm.
Cộng sản ra lệnh đình bản hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm, bắt giam một số nhà văn nhà thơ, trí thức thuộc nhóm phản kháng, và bắt đi học tập chính trị số người còn lại. Cộng sản không bắt giữ Phan Khôi vì uy tín của cụ quá lớn. Cụ Phan Khôi đã lăn lộn trong nghiệp văn chương, báo chí cả hơn nửa thế kỷ khắp Bắc, Trung, Nam. Ai cũng đều biết cụ là người được tôn vinh là khởi xướng phong trào thơ mới ở Việt Nam. Thay vì không bắt Phan Khôi, nhà cầm quyền cộng sản tìm cách cô lập và gây khó khăn cho cụ, đồng thời cho nhóm bồi bút tay sai viết bài đả kích, mạ lỵ Phan Khôi.
Cuối năm 1957,cụ Phan Khôi tập họp những bài bút ký, tạp văn viết từ năm 1946 trở về sau thành một quyển sách nhan đề là Nắng chiều. Cụ đưa bản thảo đến nhà xuất bản Hội Nhà văn để xuất bản nhưng bị từ chối. Và từ đó,cụ Phan Khôi ngưng hoạt động văn hóa. Già yếu, cô đơn và bệnh tật cụ Phan Khôi từ giã cõi trần về với Tổ tiên lúc 11 giờ sáng ngày 16-1-1959 (8-12 năm Mậu Tuất), tại số 73, phố Thuốc Bắc, Hà Nội trong cảnh thanh bần của một nhà nho khí phách, tận lực theo đuổi lý tưởng của mình, luôn luôn giữ gìn tiết tháo, không sợ bạo quyền, dù đó là cộng sản.
Suốt đời, cụ sống đúng theo câu châm ngôn của Mạnh Tử:
“ Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”
(Câu này có nghĩa là:
Giàu sang không tham lam, nghèo khổ không thay lòng đổi dạ, sức mạnh không khuất phục được.)
Giàu sang không tham lam, nghèo khổ không thay lòng đổi dạ, sức mạnh không khuất phục được.)
Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm |
Trong những năm 70 của thế kỷ trước nghĩa trang này biến thành khu công nghiệp, nhiều ngôi mộ đươc chuyển đi trong đó có các ngôi mộ 7 nghệ sĩ trong đoàn nghệ thuật Trung Quốc bị tai nạn lât thuyền ở Hồ Tây được cải táng đưa về Trung Quốc. Còn mộ cụ Phan Khôi lạnh lẽo, không ai hương khói, chịu số phận là một trong những ngôi mộ bị coi là vô thừa nhận. Phần mộ cụ Phan Khôi đã bị xe ủi san bằng.
Nhưng từ những vùng xa của qúa khứ, từng bước một, chân dung cụ một trí thức lớn đang được phục dựng trở lại. Và một lần nữa chân lý lại được khẳng định: Không một con người nào có thể bị lãng quên.
Tưởng nhớ cụ Phan Khôi đã đi vào cõi vĩnh hằng hơn nửa thế kỷ. chúng ta tưởng nhớ một tên tuổi lớn của báo chí và văn học Việt Nam thế kỷ XX -
Trần Quang Thành
Ngọn thông reo mãi trong lòng chữ Việt Nam -
Tưởng nhớ một con người cương trực, nạn nhân của vụ án Nhân văn – Giai phẩm do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam độc ác dựng lên.Trần Quang Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét