Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




“NHẮM MẮT CHO CÁC EM HỌC”

Viết Lam - Báo Biên Phòng
Trí Nhân Media:  Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn nói là họ coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, vì “lợi ích trăm năm trồng người”. Nhưng sự thật có phải như vậy ? Mời quý vị đến thăm một ngôi trường ở miền núi tỉnh Nghệ An qua bài viết đăng trên báo Biên Phòng thứ Bảy 24/3/2012 để thấy sự thật về sự "quan tâm" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dành cho trẻ thơ miền núi.

Nhìn bên ngoài, ngôi trường này chẳng khác gì những dãy nhà cấp 4 đã bị bỏ hoang lâu năm. Vào “thị sát” tận nơi mới thấy một cảnh tượng thật đáng sợ. Hàng chục giáo viên với gần 400 học sinh vẫn đang giảng dạy, học tập trong những căn phòng bị xuống cấp, tường nứt hở hoác, bị rung lên bần bật mỗi khi có va đập mạnh… Hỏi lãnh đạo địa phương mới hay, ngôi trường này được xây dựng từ năm 1972, đã qua nhiều lần tu sửa. Vừa qua cũng đã có đoàn kiểm tra của UBND và phòng Giáo dục huyện về kiểm tra, nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Đó là thực trạng của trường THCS Đức Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).

Ngôi trường “quá tuổi”

Nếu không tận mắt chứng kiến hàng trăm học sinh hàng ngày vẫn lên lớp trong những dãy nhà cấp bốn lụp xụp, chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng đây là những dãy nhà bỏ hoang. Mái nhà lợp ngói đã cũ kỹ “lượn sóng”, xiêu vẹo vì phần gỗ khung nhà đã quá yếu, có những chỗ ngói thủng lỗ chỗ, chắp vá chằng chịt. Những bức tường qua mưa gió đã bục nát, vữa rơi xuống gần hết, chỉ còn trơ lại gạch.

Thầy Hiệu trưởng nhà trường lo
 lắng, bất lực trước sự hư hỏng 
của ngôi trường.
Dẫn chúng tôi đi tham quan một lượt toàn bộ ngôi trường, ông Phạm Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Đức Sơn cho biết: “Ngôi trường được xây dựng từ năm 1972, nhiều thế hệ con em trong xã đều trưởng thành từ mái trường này. Do sử dụng lâu năm và tác động của thời tiết nên trường bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều lần được tu sửa nhưng cơ bản vẫn không thay đổi”.

Tại các dãy nhà, chúng tôi thấy hầu hết các phòng học của ngôi trường đều không còn khung cửa, cánh cửa nào nguyên vẹn, vào mùa hè, nắng rọi đến tận bàn học sinh, mùa đông, gió lùa vào tận lớp, rét buốt. Một số học sinh trong trường đã nghĩ ra cách làm khung cửa sổ “độc đáo” bằng những thanh tre mang từ nhà. Gặp khi mưa gió, các em khắc phục bằng cách ngồi ghép, chuyển chỗ. Em Nguyễn Văn Thùy, học sinh lớp 7B cho biết: “Cháu ngồi gần cửa sổ “lộng gió” nên trời nắng, mưa, cả bàn phải xin phép thầy cô chuyển chỗ, ngồi ghép với các bàn khác, chật lắm. Vì thế, cháu đã lấy vật liệu ở nhà làm cái khung cửa sổ bằng tre để che tạm, nếu có mưa gió, cháu lấy áo mưa trùm lại là xong”.

Bước chân vào phòng học của lớp 8B, chúng tôi bị choáng thật sự, 4 bức tường bao quanh lớp học xuất hiện những đường nứt rộng hoác từ 10 – 12cm. Có chỗ vì tường bục nát đã rơi cả gạch tạo thành những lỗ hổng lọt đầu người, giống như lỗ châu mai. Một em học sinh nam trong lớp hiếu động đứng lên “quảng cáo” với chú phóng viên bằng cách lấy nắm tay gõ vào tường: “Chú xem này, tường rung dữ lắm. Đó là cháu gõ nhẹ! Cô giáo dặn bọn cháu, ra chơi không được rượt đuổi nhau trong lớp kẻo nhỡ tông phải tường bị đổ sẽ không có chỗ mà hoc.” Trường xuống cấp, hệ thống điện chiếu sáng cũng không bảo đảm cho học sinh học hàng ngày. 

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Tất cả các phòng học ở đây do được xây dựng từ lâu, nên đều đang trong tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, có 6 phòng học ở mức quá nguy hiểm nên chúng tôi đã cho “niêm phong”, cấm các em học sinh đến gần vì sợ mất an toàn. Nhà trường rất lo lắng trước thực trạng này nhưng không biết làm sao được. Những ngày mưa gió, bão bùng thì thầy trò chúng tôi chấp nhận “được” nghỉ để dạy và học bù vào những ngày sau đó, chứ không thể “liều” được”.

“Nhắm mắt cho các em học”

 Theo con số thống kê của trường THCS Đức Sơn, trường có 13 lớp học với gần 400 học sinh đang hàng ngày theo học dưới 17 căn phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Ông Phạm Văn Nguyên cho biết: “Địa phương đã thường xuyên báo cáo lên huyện, lên tỉnh để mong cấp trên xem xét đầu tư kinh phí xây dựng trường mới, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.

Ông nói tiếp: Trước đó, năm 2009, đông đảo phụ huynh xã Đức Sơn vô cùng phấn khởi khi nghe tin Nhà nước đầu tư xây dựng trường học mới với nguồn kinh phí khoảng 3 tỉ đồng từ dự án kiên cố hóa trường học (với 90% từ nguồn trái phiếu Chính phủ và 10% do nhân dân địa phương đóng góp). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân trong toàn xã đã tích cực đóng góp đủ 300 triệu đồng giao cho xã quản lý để phục vụ xây dựng trường mới. Số tiền 300 triệu đồng do nhân dân trong xã đóng góp hiện vẫn đang gửi tại ngân hàng. Còn không hiểu vì nguyên nhân gì mà nguồn vốn Chính phủ chờ mãi chẳng thấy “rót” về?

Nếu không có học trò thì nhiều
 người sẽ nghĩ đây là dãy nhà bỏ
 hoang. Ảnh: V.L
Được biết, sau khi báo chí phản ánh về thực trạng trường học bị xuống cấp ở xã này, vào cuối năm 2011, đã có đoàn của UBND và phòng Giáo dục huyện Anh Sơn về kiểm tra. Tuy nhiên, các đoàn kiểm tra chỉ đưa ra những kết luận và phương án không cơ bản, “làm khó” địa phương và giáo viên nhà trường. Đó là đình chỉ một số phòng học “quá yếu” để chuyển việc dạy và học sang các phòng khác vốn cũng chẳng “khá hơn” là mấy. Còn một số lớp học được gửi học nhờ ở trường Tiểu học Đức Sơn, nên mới có cảnh tiết 1 giáo viên dạy ở điểm trường THCS, tiết 2 lại sang dạy ở điểm trường Tiểu học. Còn phương án do UBND huyện đưa ra là vẫn tiếp tục tu sửa các phòng học... Không biết đến bao giờ ngôi trường này mới được xây dựng lại?

Đến thời điểm này, gần 400 học sinh con em trong xã vẫn đang phải “liều” mình để thực hiện ước mơ trong ngôi trường đã quá “già cỗi”. Ông Chủ tịch UBND xã Đức Sơn thì chua chát nói: “Đành nhắm mắt cho các em học”. Chính quyền và trước hết là ngành Giáo dục huyện Anh Sơn nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung sẽ giải thích ra sao nếu một ngày nào đó xảy ra chuyện chẳng lành với thầy và trò trường THCS Đức Sơn? Các vị lãnh đạo sẽ nghĩ gì về trách nhiệm của mình trước thế hệ trẻ tương lai của đất nước?

Viết Lam
http://webwarper.net/ww/www.bienphong.com.vn/BaoBienPhong/32/353/353/14021/Nham-mat-cho-cac-em-hoc/bbp.aspx


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét