Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




Hai Bà Trưng khởi nghĩa - lập nên triều đại Trưng Vương

Báo Thiên (Sưu tầm)
(Trí Nhân Media)
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà


Đoạn thơ trên trích trong Đại Nam quốc sử diễn ca kể về cuộc khới nghĩa cuả Hai Bà Trưng.  Đoạn thơ ấy đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân đất Việt, nhất là lứa tuổi học trò. Đoạn thơ ấy ngợi ca nhị vị anh thư vào năm 40 sau  công nguyên đã chiêu mộ binh mã nổi dậy đánh đuổi thái thú Tô Định về Tàu, xưng danh là Trưng Vương, giành quyền tự chủ chó đất nước.  Trưng Vương trị vì được 3 năm 40 – 43.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa Xuân năm Canh Tý (40 sau công nguyên) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên.


Tham gia cuộc khởi nghĩa có  rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà.

Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất kéo dài tới 246 năm (207 trước công nguyên đến năm 39 sau công nguyên).

Sử nước ta viết: ''... Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng , cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu..."

Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40  đánh đuổi Tô Định, năm 42  chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian trở thành các sự tích văn hóa, đinvào huyền thoại, đi vào tâm linh  cộng đồng người dân Việt.

Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Hà Nội
Những nơi Hai Bà đã đi qua, những đồn lũy và chiến trận do Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh lập nên cũng theo đó mà trở nên nơi đền miếu thiêng liêng thờ cúng khói hương không dứt. Nay là các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng- họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.
Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (năm 14) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai)

Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32). . Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có lợi cho sự thống trị của nhà Hán.

Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.
Lễ Hội tưởng nhớ công đức Hai Bà Trưng
Lễ xuất quân tổ chức tại bến Nam Nguyên. Hai Bà cưỡi voi, mặc áo giáp, che lọng vàng cầm gươm thúc đại quân đánh thẳng vào Liên Lâu, bản doanh của Tô Định bên bờ sông Nhuệ thuộc Hà Đông. Hiện nay ở giữa Lương Sơn và Mỹ Đức tỉnh ấy còn dãy núi được kêu là núi Vua Bà. Liên Lâu thất thủ, Tô Định và bọn quân Tàu chạy thoát về Nam Hải, tức đảo Hải Nam bây giờ.
Thừa thắng, quân của Hai Bà tiến như vũ bão giải phóng đất nước. Chẳng bao lâu hơn 60 thành trì treo cờ độc lập. Hai Bà lên làm vua đóng đô ở quê nhà Mê Linh, nay thuộc Hà Nội dựng nên triều đại Trưng Vương.
Lên ngôi xong thấy đất nước điêu tàn, nhân dân thống khổ sau bao nhiêu năm sống trong nô lệ: cha mất con, vợ mất chồng, con côi bơ vơ đói khát, hai Bà cho giảm binh để thanh niên trở về cùng với mọi người lo xây dựng đất nước cốt cho nhân dân sớm được hưởng cảnh thái bình thịnh trị của tổ tiên như đã được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên: “Nước Nam về đời Lạc Hồng, vua dân cùng cày ... Dân sống đời bấy giờ cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở trong cõi đất không rét, không nóng. Người già thì chết, người trẻ đến lúc già không biết đến việc đánh nhau. Có thể gọi được là đời chí đức, gọi là nước cực lạc. Vua thì yên vui như tượng Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì phải canh phòng. Vua, dân thân nhau dẫu vài ngàn năm cũng không thay đổi”.
Nhờ ân đức của hai Bà, già trẻ trai gái vui vẻ chăm lo trồng trọt chăn nuôi, cây cỏ tươi tốt, chim muông nhởn nhơ vui hót ca ngợi cảnh thanh bình.
Nhưng cảnh sống yên vui đó chẳng được bao lâu vì bọn phong kiến phương Bắc rắp tâm phục hận. Tháng Chạp  năm 41 Hán Quang Vũ sai Mã Viện và Đoàn Chí, Lưu Long đem 20 ngàn quân sang Việt Nam. Cái gương Tô Định còn sờ sờ trước mắt nên lão luyện như Mã Viện mà còn run sợ. Chúng không dám đường đường, chính chính xuất quân mà phải âm thầm chặt rừng phá núi hàng ngàn dậm từ Quảng Đông qua miền Lạng Sơn vào nước Việt. Thủy quân của Đoàn Chí tiến sang trên nhánh Bắc sông Thái Bình để hai bên yểm trợ cho nhau. Khi đoàn quân xâm lăng tới Tây Lý, một địa điểm ở giữa Mê Linh và Hà Nội thì bị quân của hai Bà chận đánh kịch liệt làm Tô Định phải lui về Lãng Bạc vùng Tiên Du (Bắc Ninh).
Nữ tướng của hai Bà là Thánh Thiên Công Chúa đem binh tới đánh mấy trận giết cả ngàn quân Hán làm Mã Viện phải lui về cố thủ ở Bắc Giang xin tiếp viện và chờ hậu quân tiếp viện. Mặt khác Mã Viện dùng kế nghi binh giả đưa binh lên đánh vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Thánh Thiên Công Chúa đem quân lên cứu viện miền thượng du.
Mã Viện thấy lực lượng của hai Bà bị phân tán liền tiến về Lãng Bạc, hai Bà thân chinh cầm quân chiến đãu. Quân Nam chiến đãu rất hăng nhưng trước quân thù quá đông đảo đành thất bại. HaiBà lui binh về Kim Khê thuộc vùng núi Ba Vì. Lão tướng Đô Dương từ Cửu Chân đem quân bị chận đánh, Thánh Thiên Công Chúa rút  về cứu nhưng không kịp.
Khi quân giặc tiến đánh Kim Khê, hai Bà thua chạy dọc theo hữu ngạn sông Hát tới An Hát (nay là xã Hát Môn) chỗ cửa sông Hát chảy ra sông Hồng được dân chúng tiếp đón nồng nhiệt dâng bánh trôi và lHai Bà gieo mình xuống giòng sông Hát từ trẫm. Tất cả quân theo hầu và hai trinh nữ dâng bánh trôi lên Hai Bà cũnglao tho giòng nước. Đất nước Việt phủ màu tang tóc, Giòng sông Hát dậy sóng căm hờn!
Lễ Hội Hai Bà Trưng - Sàigòn 1969

 Từ đây dân Việt lại đắm chìm trong nô lệ, tủi nhục, làm thân trâu ngựa cho phong kiến phương Bắc.
Ngày ấy là ngày 6-2 Âm lich năm 43 sau công nguyên Người dân An Hát lập đền thờ Hai Bà tại nơi hai vị hiển thánh tuẫn tiết. và xây một  miếu nhỏ thờ hai trinh nữ dâng bánh gọi là miếu hai Cô Hiện nay vẫn còn và sáng chiều nhang khói. Hàng năm, đúng ngày mồng 6 tháng 2 Âm lịch người dân làm lễ đại tế kỷ niệm, trong các lễ vật luôn luôn có bánh trôi để tưởng nhớ bữa ăn cuối của hai Ngài. Lễ Đại Tế được tổ chức theo nghi vệ dành cho những vì Vua. Hai Bà ngự trên Ngai vàng, che lọng vàng có đoàn quân phù gía cầm gươm đao, cờ quạt rợp trời theo hầu. Tiếng chiêng, trống, thanh la rộn ràng như lệnh xuất quân đánh vào thành Lư Lâu thuở nào.
Theo Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên, vua Lý Anh Tông (1138-1175) vì trời làm hạn hán nêu vua sai thiền sư Tịnh Giới đến đền thờ ở An Hát cầu mưa và trời làm mưa. Nhà vua thấy linh ứng sắm lễ vật đến tế và sai sứ rước về phía bắc Đại Nội dựng đền Vũ Sư thờ phụng. Sau nhà vua cho lập đền thờ ở làng Cổ Lai, huyện An Lãng tức là Kinh đô Mê Linh quê hương Hai Bà
Riêng ở Hát Môn trải qua gần hai ngàn năm, lịch sử có lúc thăng trầm nhưng đền Hai Bà vẫn sáng hôm nhang khói tưởng nhớ công đức.
Tấm gương anh dũng của Nhị vị anh thư luôn sáng ngời cho các thế hệ con cháu về sau tiến bước. Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Ngô. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo diệt quân xâm lược ở sông Bạch Đằng, hai lần giòng sông nhuộm đỏ máu quân thù phương Bắc: Dân tộc Việt Nam trường tồn cùng năm châu trên thế giới, đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu như một bức trường thành nằm bên bờ Biển Đông đời đời bền vững. Hai Ngài thật xứng danh với lời tôn vinh của con cháu dân Việt:
Phú An Quốc Thế Thạch Bàn Nam
Phủ Trấn Thần Uy Đồng Trụ Bắc


Tạm dịch:
Hai Bà phủ giáp cho nước Nam vững như bàn thạch
Uy danh Hai Bà phủ mờ và trấn ấp cột đồng ở biên giới phía Bắc

Ngày giỗ Hai Bà Trưng 6/2 năm Nhâm Thìn
Báo Thiên (Sưu tầm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét