Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DƯỠNG LIÊM

Blog Nguyễn Cu Vinh
Hôm nay, báo chí thông tin việc Cục trưởng Cục CSGT ủng hộ việc thành phố Đà Nẵng chi tiền “dưỡng liêm” 5 triệu đồng/ tháng cho các chiến sĩ công an cảnh sát giao thông.

Thông tin này gây chú ý với mình.
Từ thời Nguyễn đã có tiền dưỡng liêm cho các quan.
Tiền dưỡng liêm là khoản tiền do nhà nước thời Nguyễn cấp thêm ngoài lương bổng để nuôi lòng liêm khiết của quan lại. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà mỗi triều đại có mức độ tiền dưỡng liêm khác nhau.
Lệ cấp tiền dưỡng liêm chỉ được đặt ra trong những năm cuối triều Gia Long và lúc đầu chỉ để dành cho quan lại đứng đầu cấp phủ, huyện như Tri phủ, Tri huyện. Vua Gia Long cho rằng “Phủ, huyện ở gần nhân dân, chức nhỏ nhưng việc nhiều, ngoài bổng chính ra, cấp thêm tiền gạo dưỡng liêm để tỏ đặc cách”. Còn vua Minh Mạng thì nói rằng “tiền dưỡng liêm là để khuyến khích tiết tháo trong sạch”

Sau này, các chức như thự Tri phủ, thự Tri huyện, Tri châu, Đồng tri phủ cũng được cấp loại tiền này. Đặc biệt, vào đầu triều vua Tự Đức còn cấp tiền cho các phái viên thu thuế quan và từ khi có lệ cấp tiền bổng lộc cho quan lại tại kinh thành thì một số chức quan cấp tỉnh cũng được hưởng như Quản đạo, Án sát, Bố chánh, Tuần vũ, Tổng đốc.

Mặc dù cùng là đối tượng được hưởng chế độ tiền dưỡng liêm nhưng tất cả đều là quan lại cấp địa phương. Quan chức thuộc bộ máy trung ương ở kinh thành đều không nằm trong chế độ ưu đãi này.

Năm 1815 khoản dưỡng liêm của Tri phủ gồm 25 quan tiền, 25  phương gạo. Tri huyện thì 20 quan tiền, 20 phương gạo. Việc cấp tiền dưỡng liêm cho phủ, huyện cũng chia thành 4 kỳ trong năm để cấp phát cùng chế độ lương bổng.
Từ năm 1831, vua Minh Mạng chia các phủ, huyện, châu cả nước làm 4 hạng là tối yếu khuyết (tối quan trọng), yếu khuyết (quan trọng), trung khuyết (bình thường), giản khuyết (ít việc). Tùy theo 4 hạng trên mà mức độ tiền dưỡng liêm khác nhau. Đầu năm 1840, lệ tiền, gạo dưỡng liêm có thay đổi, khoản dưỡng liêm chỉ cấp bằng tiền, số gạo kèm theo cũng được đổi ra thành tiền. Quy chế nhận tiền dưỡng liêm ngày càng chặt chẽ : ban đầu được cấp phát theo hàng quý, quan mới đến trấn nhậm dù vào tháng giữa quý vẫn được cấp cả quý, quan thuyên chuyển đi nơi khác dù vào tháng đầu quý cũng không được trả lại tiền đã nhận ở quý đó. Về sau thì quan đến trấn nhậm vào tháng đầu quý thì cấp cả quý, đến tháng giữa thì cấp nửa quý, tháng cuối thì miễn cấp. Quan thuyên chuyển vào tháng đầu quý thì phải trả lại cả quý, vào tháng giữa quý thì trả lại một nửa, vào tháng cuối quý thì không cần phải trả lại.

Giá trị thực tế của khoản tiền dưỡng liêm dưới triều Gia Long, Minh Mạng rất lớn, tương đương với số lương bổng họ được nhận thực hàng tháng. Điều này có ý nghĩa rất lớn về vật chất vì quan lại có thể dựa vào tiền dưỡng liêm để đủ tiền sinh sống và bảo vệ tính thanh liêm cần thiết cho mình. Tiền dưỡng liêm thật sự là một biện pháp tương đối hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tệ nạn trong hàng ngũ quan lại triều Nguyễn.

Mình nghĩ, lúc này Nhà nước cần có thêm khoản tiền dưỡng liêm cho các công chức, quan chức ở những vị trí dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Nói cho vui là mức thu nhập của họ ít nhất cũng làm giảm được cơn thèm tiền. Hi hi. Tất nhiên, đã hư hỏng thì tiền dưỡng liêm bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng trên thực tế, có nhiều vị trí công tác rất gian khổ nhưng lương bỗng thấp, rất dễ nảy sinh tiêu cực, rất dễ gục ngã trước đồng tiền.

Ai đã nhận tiền dưỡng liêm mà còn vi phạm đạo đức công tác hoặc tham nhũng, có  tội hoặc sai phạm sẽ bị phạt thật nặng.

Thử cái coi.
___________________________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang
http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/03/21/2910/#more-2910

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét