Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHỈNH HAY ĐỐN

Đại Nghĩa - Blog Tiếng Vọng
Nguyễn Phú Trọng
 kêu gọi "chỉnh đốn Đảng"
Các đảng cộng sản còn lại trên thế giới đang trên đà dãy chết, luật đào thải tự nhiên ắc sẽ không tránh khỏi. Ngay cả cái đảng cộng sản Trung Hoa bên ngoài họ có vẻ đang làm cho đất nước phồn vinh (giả tạo) về kinh tế, nhưng bên trong xã hội đang nát nhầu, rệu rã. Nội bộ đảng viên của họ cũng đang trên đường phân hóa và theo quy luật cầm quyền càng lâu càng sanh ra nhiều quyền lực và lợi ích nên tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Thấy được sự nguy hại đó qua vụ Bạc Hy Lai, vụ làng Ô Khảm, thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo "kêu gọi cải cách chính trị" hầu cứu vãn tình hình để khi ông và chủ tịch Hồ Cẩm Đào hạ cánh được an toàn.


"Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là cải cách chính trị và xây đụng dân chủ XHCN theo luật pháp. Không có dân chủ thì không có XHCN. Không có tự do thì không có dân chủ thật sự"…

"Trước đó, ông Ôn đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị. Giới phân tích cho rằng ông đang tranh thủ thời gian còn lại trước khi về hưu vào năm 2012 để đẩy mạnh thay đổi. Tuy nhiên, những lời kêu gọi của ông chưa mang lại đột phá nào". (Thanh Niên online ngày 28-6-2011)

Sau khi cặp bài trùng Hồ Cẩm Đào+Ôn gia Bảo về "hiêu", người kế vị hứa hẹn nhiều "chiêu" ngoạn mục. Chủ tịch Trung cộng tương lai, Tập Cân Bình cho rằng gia tài của hai vị tiền nhiệm để lại ông cần phải "trong sạch hóa".

"Theo tuyên bố của Phó chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình thì đảng cộng sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vài tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được "trong sạch hóa".

"Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung quốc là "thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên" với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng". (RFI online ngày 16-3-2012)

Theo gương đàn anh, ở Việt Nam ta đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng thấy được mối nguy hại của sự suy thoái trong đảng đến mức báo động cần phải "chỉnh đốn" đảng hay là chết, ông nói với hội nghị rằng:

"Điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền là "có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặc chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm…

"Khi đề ra giải pháp chỉnh đốn đảng, ông Trọng nhấn mạnh việc tự giác, tự phê bình".

"Nhưng ông Trọng ví von : Nói thế nào cho khoa học, đúng mức, không nên tự bôi nhọ mình, để kẻ xấu lợi dụng". (Bauxite Việt Nam online ngày 29-2-2012)

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tỏ ra nghi ngờ chỉnh đốn đảng bằng cách: phê và tự phê. Vì cách này đã áp dụng từ khi có đảng, ấy thế mà cho đến ngày hôm nay ngày càng tồi tệ hơn vì có ai lấy đá ghè chân mình và ông cho biết ý kiến của mình như sau:

"Với tư cách là một đảng viên hơn 50 tuổi đảng rồi tôi rất mừng nếu ông TBT nhận ra được điều đó. Vấn đề đặt ra là tìm giải pháp nào để chỉnh đốn đảng. Nếu tự phê bình tự chỉnh đốn mình thì tôi không tin lắm việc tự phê bình đó nếu nó không có một cơ chế vận hành để hổ trợ và làm áp lực. Nếu anh không tự chỉnh đốn thì anh bị gạt đi. Tạo ra cái cơ chế ấy thì mới chỉnh đốn đảng được. Nếu như chỉ kêu gọi hảy thế này, hảy thế nọ thì tôi cho rằng rất vô duyên". (RFA online ngày 28-12-2011)

Trong nhiều tuần qua các cơ quan ngôn luận của đảng CSVN đăng nhiều bài kêu gọi đảng viên phải lấy lại lòng tin của dân bằng phương pháp "tự phê bình và phê bình". Nhưng xem ra không có mấy người hy vọng, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC rằng:

"Đảng đã suy thoái đến mức đảng không thể chấp nhận nhân dân, và nhân dân cũng không thể chấp nhận được đảng. Các bài nói, công văn, chỉ thị bây giờ luôn đặt hàng đầu các thế lực thù địch, ám chỉ các thế lực ấy nằm cả trong trí thức đến công nhân, nông dân"…

"Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói ông hy vọng "từ sự giật mình này, đảng sẽ chỉnh đốn thực. Chúng tôi luôn mong đảng cải tổ thực sự để còn có thể đứng đấy, không gây ra đổ vỡ đất nước…

"Nhiều đảng viên kêu gọi đảng phải "lấy lại lòng tin của nhân dân. Nhưng nói thật, hy vọng ấy rất mong manh và nhiều người không tin đảng làm được". (BBC online ngày 27-2-2012)

Không có gì nghịch lý bằng đảng từng tuyên bố vì nhân dân mà có, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ… Ấy thế mà sau bao nhiêu năm hình thành đảng cộng sản Việt Nam đã làm cho giáo sư Tương Lai phải chua xót than rằng:

"Đã có những biểu hiện đây đó là người ta đang sợ dân, tập trung đối phó với dân còn nhanh nhạy, mạnh mẽ, thô bạo hơn đối phó với những hành động của "những người lạ" đang giết dân ngoài biển. Mà sở dĩ có điều đó vì đây chính là thách thức gay gắt nhất cần phải vượt qua về sự nắm giữ quyền lực cùng với sự tha hóa của con người gắn với sự sùng bái quyền lực. Điều này thì người ta đúc kết thành quy luật : Quyền lực có xu hướng tham nhũng, quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối". (Bauxite Việt Nam online ngày 3-3-2012)

Do vì độc đảng, độc chiếm quyền lực và đang tạo ra một sự suy thoái đáng ngại, vì thế một nhà trí thức khác, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng đảng CSVN cần phải chấp nhận đa nguyên, từ bỏ độc quyền lãnh đạo để có một lực đối trọng tạo sức xúc tác cho việc "chỉnh đốn" nghiêm túc và hiệu quả hơn.

"Nếu họ chấp nhận đa nguyên đa đảng, không giữ độc quyền nữa, điều đó sẽ rất tốt. Tất nhiên tôi không nghĩ đợt này họ sẽ đi đến được như vậy. Nhưng nếu họ đang trong quá trình tiến đến việc đó, nếu họ hiểu rằng chỉ có tồn tại khi vứt bỏ độc quyền, bằng không lịch sử và nhân dân sẽ vứt họ vào sọt rác…

"Chuyện chỉnh đốn tận gốc rễ là khó vì không có sức ép cạnh tranh buộc họ phải thường xuyên chỉnh đốn. Chứ thỉnh thoảng điều chỉnh một chút, cũng có tác dụng nào đấy. Nhưng về dài hơi, khó đem lại hiệu quả". (BBC online ngày 28-2-2012)

Một vị lão thành cách mạng luôn trăn trở với vận mệnh của đất nước, luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao nói lên nỗi bức xúc của mình:

"Chúng tôi đã theo dõi nhiều những đại hội như thế rồi, chỉnh đốn đảng rồi cải tiến cái nọ cái kia. Những kiểu hội nghị như thế vẫn làm, rất long trọng, nhưng rồi không nói cụ thể làm thế nào, chỉ nói những câu công thức. Chuyện cũ chép lại…

"Lòng tin của nhân dân lung lay đã từ lâu chứ có phải hôm nay mới lung lay. Mất lòng tin vào đảng, mất lòng tin đảng viên. Chính đảng viên cũng không tin lãnh đạo. Người ta nói chuyện đó từ lâu. Bây giờ có nói cũng chỉ là nói lại, bây giờ người ta còn nói đảng viên ‘nhạt đảng’ cơ mà…

"Chỉnh đốn là phải chảy máu, đau lòng khốn khổ. Thế có chỉnh đốn được không?…Nhưng từ kinh nghiệm mấy chục năm nay, tôi cho đấy chỉ là sáo rỗng". (BBC online ngày 28-2-2012)

Quốc hội vừa ban bố lệnh sửa đổi Hiến pháp nhưng theo cụ Lâm thì:

"Sửa đổi Hiến pháp là phải sửa đổi từ gốc. Việt Nam hiện nay là độc đảng toàn trị, Hiến pháp hiện hành nói thì dài dòng, nhưng thực ra chỉ có điều 4 nói lên tất cả. Bỏ điều 4 là không còn chế độ hiện hành. Vẫn cứ giữ điều 4 thì việc sửa đổi Hiến pháp thành ra trò mị dân, như một trò đùa gây phẫn nộ cho dân mà lòng dân đang sôi sục. Cuộc chơi với lửa đã bắt đầu, đây là sự "Phản tỉnh" của giới cầm quyền như Myanma, hay chỉ là sự vụng suy của giới cầm quyền!". (Dân Làm Báo online ngày 29-2-2012)

Cụ Trần Lâm đã nhiều lần nói rõ về điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 cũng như nhiều người đã đặt vấn đề hủy bỏ, nhưng trước đây nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói: " nếu bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát", là mất quyền và tiền mà đảng đã ra công thu vén mấy chục năm nay. Qua việc hô hào chỉnh đốn đảng của ông Nguyễn Phú Trọng nhiều nhà trí thức lão thành đã tỏ ra hoài nghi và không tin là "chỉnh" được.

Cùng một nhận định như cụ Trần Lâm, ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá Công an Nhân dân đã bị khai trừ khỏi đảng trả lời phỏng vấn của cựu tù nhân lương tâm, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, ông Hồng Hà nói:

"Còn về đội ngũ của đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi…

"Nhiều cán bộ lâu năm đã có những bộc bạch là nếu cứ ra những nghị quyết kiểu như thế sẽ "chẳng giải quyết được cái gì cả". Họ chỉ dựa vào những biểu hiện, rồi tập trung phân tích vào những hư hỏng bên ngoài. Họ chưa nhận ra hoặc không dám nhận ra nguyên nhân gốc của những hư hỏng đó thì làm sao có thể chỉnh đốn được…

"Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới". (Dân Làm Báo online ngày 7-3-2012)

Xem qua ý kiến của những vị trí thức lão thành cách mạng chúng ta thấy được một sự hoài nghi về thành quả cũng như thiện chí "chỉnh đống đảng" mà ông Nguyễn Phú Trọng đang ra sức kêu gào.

Nhân dân Việt Nam đang nhìn kỹ những gì cộng sản làm, điển hình là việc giải quyết vụ tham nhũng đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Đại Nghĩa – Góp gió
http://tiengvong.com/binh-lun-quan-im/chinh-tr-kinh-t/4578-chnh-hay-n.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét