21-1-2016
“Trong 2 năm 2014 – 2015, Ngân hàng Nhà nước không đóng góp
bất kỳ một đồng nào cho Ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể năm 2015, Ngân hàng
Nhà nước đang lỗ 6.090 tỷ đồng” – Đó là những con số gây sốc đối với bất kỳ ai
đang quan tâm đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Liệu có lơi ích nhóm?
Theo nguyên tắc kinh doanh yếu kém, thua lỗ phải đóng cửa,
phá sản nhưng thực tiễn về tình trạng nợ xấu, thua lỗ của các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy việc chưa có ngân hàng nào ở Việt
Nam bị phá sản. Tình trạng này không phải xuất phát từ chồ ngân hàng ở Việt Nam
hoạt động quá hiệu quả mà là xuất phát từ duy bao bọc của Ngân hàng Nhà nước đối
với các ngân hàng thương mại, của “mẹ” đối với các “con” thông qua việc mua lại,
cho sáp nhập, hợp nhất, xử lý theo các biện pháp hành chính nhăm “cứu” các ngân
hàng bị thua lỗ.
Lý giải cho việc làm “chẳng giống ai” này, Ngân hàng Nhà nước
cho rằng nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Nhưng điều lạ là khi đặt ra
quy định về bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước lại không tính đầy đủ “quyền
lợi người gửi tiền” và trách nhiệm của bảo hiếm tiền gửi đối với toàn bộ khoản
tiền gửi của người dân. Vậy thì việc mua lại ngân hàng có phải là vì “quyền lợi
của người gửi tiền?”. Cho đến thời điếm này, Ngân hàng Nhà nước đã mua ba ngân
hàng với giá 0 đồng gồm Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Xâỵ
dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đồng thời tiến
hành sáp nhập hàng loạt các ngân hàng vào với nhau, trong đó có việc nhập các
ngân hàng thương mại nhà nước không năm cổ phần vào các ngân hàng do nhà nước nắm
cố phần chi phối. Đối với việc “mua ngân hàng với giá 0 đồng”, nói là “0 đồng”
nhưng thực chất Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đế duy
trì sự hoạt động của các ngân hàng này. Với việc sáp nhập các ngân hàng cũng diễn
ra với kịch bản tương tự.
Dù sức ép từ dư luận xã hội rất lớn, các đại biểu Quốc hội
có yêu câu nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa từng công bố cho báo chí hoặc
Quôc hội biết là nợ xấu không có khả năng thu hồi ở các ngân hàng đã “mua” là
bao nhiêu? Chi phí để sở hữu chúng, tức những khoản tiền phải bỏ ra để các ngân
hàng này không rơi vào tình trạng phá sản là bao nhiêu, phương án phục hồi là
như thế nào?
Câu hỏi đặt ra là tiền ở đâu để Ngân hàng Nhà nước duy trì sự
hoạt động của các ngân hàng yếu kém này? Câu trả lời rất rõ ràng đó là tiền gửi
của người dân chứ không thế là tiền nào khác. Khi cơ cấu lại Ngân hàng Xây dựng,
ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã khăng định phải cần
khoảng 40 ngàn tỉ đồng đế ổn định hoạt động Ngân hàng Xây Dựng, sau khi Ngân
hàng này được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng, trong khi tổng tài sản của
NH này vào thời điểm bị mua lại là khoảng 27 ngàn tỉ đồng. Tức là có thể cần
đên 1,5 lần giá trị tài sản trên số sách để ổn định 1 ngân hàng. Nếu lấy đây là
chuẩn để tham chiếu, thì chúng ta cần phải có hàng nhiều trăm ngàn tỉ đồng để ổn
định hệ thống ngân hàng. Tất nhiên số tiền này không phải chi ngay mà là số tiền
cần có sẵn (tính thanh khoản ngay lập tức) đế chi ra trong quá trình tái cơ cấu
các Ngân hàng yếu kém, mà có thể kéo dài trong nhiều năm. Với số tiên bỏ ra lớn
như vậy rõ ràng là gánh nặng vô hình làm trì trệ sự phát triển kinh tế của đất
nước, vì đây là một nguồn lực không nhỏ không tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh. Hệ quả có thể thấy được nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước không dám
“buông” mà vẫn cố “cứu” những ngân hàng yếu kém? Phải chăng có tính lợi nhóm ở
đây? Chính vì “sự chống lưng” này mà đã có những cú làm ăn vô tội vạ của những
người quản lý ngân hàng dẫn tới hàng loạt vụ án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng
đã xảy ra, để lại hệ quả không hề nhỏ cho nền kinh tế đất nước.
Nợ xấu ngân hàng – lấy túi nọ bỏ túi kia
Trong rất nhiều kỳ họp Quốc hội, đã có rất nhiều ý kiến của
đại biểu bày tỏ sự lo lắng về tình trạng nợ xấu ngân hàng ở mức độ đặc biệt
nguy hiếm bởi đã có lúc nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đại biểu Trần
Du Lịch còn ví von nợ xấu ngân hàng giống như “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu
không giải quyết được có thế gây “đột tử”. Trước áp lực quá lớn phải giải quyết
“cục máu đông”, và yêu cầu của Chính phủ phải đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%
vào cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ép các ngân hàng phải đưa tỷ lệ nợ xấu
xuống bằng cách bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tố chức tín dụng Việt
Nam (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Tính đến giữa năm 2015, các tổ chức tín dụng đã bán lại cho
VAMC 158.000 tỷ đồng nợ xấu. Sau khi “làm sạch sổ sách” bằng cách chuyến nợ cho
VAMC, Ngân hàng Nhà nước hoan hỉ báo tin đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Thế
nhưng sự thật khá phũ phàng là ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố
đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% thì Tổng giám đốc VAMC lại trả lời trên truyền
hình rằng với số nợ xấu được mua về, tỷ lệ giải quyết được rất nhỏ. Như vậy có
thế thấy việc mua bán nợ của các tổ chức tín dụng với VAMC chỉ là động tác
“chuyển nợ xấu từ túi nọ sang túi kia” chứ bản chât không hề thay đổi.
Theo các chuyên gia ngân hàng thì việc mua bán nợ xấu với
VAMC chả khác nào “trò trẻ con” và “làm xiếc trên sổ sách” bởi không phải ngân
hàng thuơng mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Theo quy
định: Sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại
phải lấy lại món nợ đó và “ôm” số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân
hàng thương mại vì họ bán nợ đi mà không biết được chiết khấu và hưởng được bao
nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm
trừ giá trị trái phiếu. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng
thà “ém” nợ xấu xuống dưới tỷ lệ 3% đế không phải bị “bêu danh” vào danh sách của
VAMC vì đằng nào sau 5 năm nếu không xử lý hêt họ vẫn phải “ôm” lại những món nợ
này.
Đến cuối 2015, với tinh thần “triệt để xử lý nợ xấu” về dưới
mức 3% , tỷ lệ nợ xấu tại phần lớn các ngân hàng được thế hiện trên so sách đã
giảm đáng kê so với đầu năm. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng nợ có khả năng mất
vốn vẫn tăng mạnh tại nhiều ngân hàng. Cụ thể đến giữa tháng 9/2015, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (BID) đang ôm “cục nợ” có khả năng mất vốn
(nhóm 5) lên đến 5,630 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm 2015. Đó là chưa kể đến
khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) cũng không thua kém bao nhiêu với hơn 5,100 tỷ,
đẩy tổng nợ xấu của BIDV tăng 32% lên hơn 11,900 tỷ đồng. Đồng thời, nợ quá hạn
của ngân hàng cũng ngất ngưởng gần 23,100 tỷ, trong đó nợ quá hạn trên 3 tháng
hơn 6,400 tỷ đồng.
Nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng Ngoại thương VN –
Vietcombank (VCB) cũng vừa vượt ngưỡng 4,900 tỷ đồng, tăng 38% so với đâu năm,
còn nợ quá hạn hơn 9,300 tỷ đồng. Tại Ngân hàng Công thương VN – VietinBank
(CTG), nợ quá hạn hơn 8,600 tỷ, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 30% lên
2,685 tỷ đồng. Với quy mô và con số tuyệt đối nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng nợ có
khả năng mất vốn tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nổi trội hơn cả với
hơn 1,560 tỷ đồng, cao gấp 3 lần hồi đầu năm.
Những số liệu tỷ lệ nợ xấu “đẹp như mơ” vừa được các ngân
hàng công bố khiến dấy lên không ít hoài nghi, rằng đang có cuộc chạy đua công
bố nợ xấu thấp nhằm che giấu nợ chứ không phải đã thực chất xử lý được nợ?
Giải quyết nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một bài
toán khó, cân phải giải quyết một cách căn cơ, triệt để, thực chất thì mới mang
lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước chứ không phải chỉ bằng những thủ thuật lấy
lòng dư luận.
@Goc Khuat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét