Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẢI TỪ BỎ ĐẢNG CSVN - SẼ LÀ BƯỚC ĐẦU ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI TRÍ THỨC

12-6-2015

Khi đương đầu với CSVN, người trí thức sẽ bị thiệt hai năng nề, trước tiên là những quyền lợi vật chất, tiền hưu, bổng lộc và chỗ đứng trong xã hội CS, và sau đó là những sự trả thù và trừng phạt như đã từng xẩy ra trong lịch sử. Vì thế những người "gọi là trí thức CS" đã dừng lại sau khi gửi đảng CSVN những "kiến nghị" và "thơ ngỏ kính gửi nhà nước". Họ đã không dám bước thêm một bước quyết định và cần thiết để chứng tỏ họ là những người "trí thức và yêu nước thực sự"

*****
Mao Trạch Đông (MTĐ) là người đầu tiên viết ra câu “Trí thức không giá trị bằng cục phân” và CSVN đã lập lại câu nói này nhiều lần như một món quà cho dân “vô sản bần cố nông nhưng lại là chủ nhân ông của đất nước” và là một cách trực tiếp chê bai vai trò của những thành phần “có học” là không đáng giá bằng cục phân của con người.

Chống đối giới “trí thức” là ngón tủ của Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) và MTĐ là hiện thân của sự chống đối này. Trong thời kỳ “cách mạng văn hoá” bên Trung cộng, đám Hồng Vệ Binh đã không ngớt nói đến câu nói này của MTĐ “ Giai cấp tư sản là da, trí thức là lông. Khi da chết thì lông không còn”; và giới tiểu tư sản lúc đó là mục tiêu của sự nhục mạ và hủy bỏ bởi CSTQ.

Chuyện kể có một người rửa sạch chiếc dép của mình khi bước ra khỏi chuồng nuôi lợn, đã bị người lính gác quát mắng:

Bộ óc của nhà ngươi còn bẩn hơn chuồng lợn và còn thối tha hơn thế nữa! Không được rửa dép nữa. Đó là một thói quen tư sản. Hãy rửa sạch bộ óc của nhà ngươi thay vì rửa đôi dép!”.

Nhiều nhà văn, giáo sư đại học đã phải tự vẫn vì bị sách nhiễu bởi những thành phần theo đảng CSTQ.

CSVN thì cũng thế, cũng dập khuôn CSTQ để chê bai những thành phần trí thức. Không những chê bai, mà CSVN lại còn trừng phạt những người bị gọi là trí thức.

Thực ra, trong thực tế và những sự kiện đã xẩy ra, CSVN có coi trí thức là vô dụng, không bằng cục phân hay không?

Nếu định nghĩa người trí thức là những người có học và dùng đến sự học hỏi và kinh nghiệm từ những sự học hỏi đó áp dụng vào trong môi trường sống để, không những kiếm sống một cách lành mạnh cho chính mình, mà còn đóng góp cho sự phát triển nhân bản của những người chung quanh nói riêng, xã hội nói chung nữa, (tài liệu đọc thêm: "The Commitment of the Intellectual" by Paul Alexandre Baran) thì CSVN đã có những “liên hệ” đến những người trí thức này dưới những hình thức như sau:

NHŨNG LIÊN HỆ CỦA CSVN VÀ GIỚI TRÍ THỨC CHO ĐẾN TRƯỚC KHI TIẾP CẬN VỚI TƯ BẢN (trước 1990)

Nhờ Người Trí Thức Từ Đầu

Trong những năm toàn dân kháng chiến chống Pháp, nếu không có những thành phần văn nghệ sĩ đóng góp những tác phẩm tim óc của họ qua những bài thơ, văn, nhạc, kịch khích động quần chúng thì không thể nào phong trào chống Pháp đi đến từng ngõ ngách của làng quê. Những bài như “Bà Mẹ Quê” , “Bà Mẹ Gio Linh” của Phạm Duy đã tác động mạnh lên tinh thần hy sinh của dân chúng. Những thành phần này cũng đã là những người đầu tiên tổ chức những hình thức sinh hoạt và cơ cấu quản trị của đảng CSVN lúc đó còn đang dấu diếm chân tướng.

Sợ Người Trí Thức

Cũng như MTĐ, CSVN không bao giờ tin thành phần trí thức với lý do là chính họ cũng không tin nhau, người này canh chừng người kia, nhóm này canh chừng nhóm kia, mà người trí thức lại khôn ngoan nên càng cần phải canh chừng nhiều hơn. Cơ cấu đảng là cơ cấu không đặt trên nền tảng bầu cử dân chủ mà đặt trên những thế lực của cá nhân phe nhóm và người trí thức là người có biết suy luận và thấy rõ được cái tim đen này của CSVN và không thể ngậm miệng nếu họ thuộc thành phần trí thức thực sự. CSVN cũng thấy cái bom nổ chậm này bên cạnh nên chỉ dùng họ khi cần và khi hết cần rồi thì CSVN lại tìm cách loại trừ ngay những người mà nếu để lại thì không chóng thì chầy cũng lên tiếng phản đối hay lột mặt nạ CSVN.

Vụ đàn áp những người trí thức trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cho thấy một điều là CSVN sợ bị lột mặt thật trong chủ trương độc tài của họ. Những thành phần này thấy được sự độc tài đảng trị của CSVN và định nói lên sự thật này. Vì một số đảng viên của CSVN trong những thời kỳ đầu cũng là những người “trí thức” mà ra nên họ hiểu rõ cái ngụ ý và lập trường của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và muốn dập tắt những ngòi lửa này trước khi nó bùng nổ. Đảng viên CSVN và những thành phần trí thức lúc đó đều hiểu bộ mặt thật của nhau nhưng một nhóm thì nắm quyền thế sinh sát trong tay (CSVN) còn nhóm kia thì chỉ có vũ khí là ngòi bút (Trí thức, văn nghệ sĩ) cho nên đám cầm bút bị loại trừ là điều lịch sử đã chứng minh. Sự sợ hãi những người biết bộ mặt thật của mình đã thúc đẩy CSVN đến một thái độ là không thể để những thành phần này sống chung với họ.


Lợi dụng và Trả Thù Người Trí Thức

CSVN biết đến khả năng của người trí thức và cũng biết rằng nếu không có những người này thì họ không thể nào điều hành được đất nước vì đất nước đâu chỉ thu hẹp lại như một đảng phái và có rất nhiều vấn đề phải đương đầu và giải quyết, cần đến rất nhiều kiến thức chuyên môn và sự tổ chức phức tạp mà chỉ có những thành phần trí thức mới đủ khả năng cung ứng cho những nhu cầu hành chánh này.

Ngoài ra, CSVN cũng biết rằng đa số những người "trí thức" cũng muốn được trọng dụng nên đã chiêu đãi thành phần này để thực thi mục tiêu của họ, cho đến khi nào họ không cần nữa hay cho đến khi nào những thành phần trí thức này trở nên nguy hiểm cho CSVN. Đến lúc đó thì CSVN không ngần ngại loại trừ thành phần trí thức này ra khỏi hàng ngũ của họ. 

Cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một thí dụ điển hình. Cho đến năm 1956, CSVN đã cử ông đại diện CSVN đi tham dự nhiều hội nghị quốc tế vì khả năng của ông, nhưng sau đó, kể từ năm 1957, khi ông không đồng ý với CSVN về tinh cách không pháp trị của luật cải cách ruộng đất, ông bị ngược đãi và sống nghèo đói, không được sử dung, cho đến khi qua đời. Ông đã quá tin vào vai trò của mình là "đại diện ngoại giao cho đảng" nhưng chỉ sau năm 1957, ông đã biết rõ vai trò của một người trí thức trong lòng cộng sản. Ông nói: "Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền"

Trong giai đoạn trước và trong khi kháng chiến chống Pháp cũng như ngay sau khi người Pháp rời khỏi VN, đa số những thành phần trí thức đã có những tổ chức chính trị hay gia nhập vào những đảng phái cách mạng cũng cùng mục tiêu là đánh đuổi Pháp ra khỏi VN. Họ đã không ngần ngại đứng chung với CSVN trong mục tiêu chống kẻ thù chung này và sau cùng vì không ngờ đến những sự tàn nhẫn và quỷ quyệt của CSVN nên rất nhiều đảng viên đã bị CSVN giết hại. Ngay sau khi CSVN cướp được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, CS đã ra Sắc Lệnh 08-SL ngày 5 tháng 9, 1945 giải tán 2 đảng phái chính đã cùng CSVN chống Pháp, đó là đảng Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Hai đảng này kết hợp rất nhiều đảng viên trí thức và yêu nước, và vì thế đã bị loại trừ ngay sau khi CSVN nắm quyề lực.

CSVN giết trí thức để diệt đi những nguy cơ trong “tương lai” và trả thù người trí thức mặc dù những mối thù này chưa có. Chủ trương tiêu diệt và trả thù này có là do sự nghi ngờ kinh niên mà CSVN luôn luôn có đối với thành phần trí thức. Đó là những mặc cảm tự ti tri thức mà CSVN luôn luôn có đối với thành phần trí thức của dân tộc. Một thí dụ về trường hợp này là nhà thơ và tù nhân của CSVN đã qua đời Nguyễn Chí Thiện; đã bị bỏ tù nhiều năm vì khi dậy học, đã nói lên sự thật về thế chiến thứ hai

Tại sao CSVN lại cần đến thành phần trí thức?

Một lý do hiển nhiên đó là những thành phần này “biết suy luận” và biết “nêu và giải quyết vấn đê”, từ kinh tế, văn hoá đến xã hội qua sở học của họ. Tầng lớp lãnh đạo của CSV chỉ biết đưa ra những “hoài bão”, những “ước muốn” mà nếu không có người thực hiện những “ước muốn” ấy một cách quy củ và hiệu lực thì kết quả sẽ là không tưởng. Bao nhiêu năm thiếu vắng thành phần trí thức đã làm trì trệ bước tiến của CSVN sau năm 1954, sau năm 1975 và cho đến ngày nay. 

Một thí dụ điển hình cho sự thất bại của chính sách nếu rơi vào tay người không có sở học là sau khi đất nước được độc lập, người lo vấn đề văn hóa cho “chính phủ” của Hồ Chí Minh đã đưa ra một chương trình cải tiến mù chữ một cách giản dị và lạc quan và đưa ra kết quả sai lạc là mới chỉ sau có 1 năm mà đã đạt được chỉ tiêu là 90% dân VN biết đọc biết viết. Thất bại, vì từ sau năm đó, CSVN đi “thụt lùi”, mỗi năm thành phần trẻ em bỏ học lại tăng lên, dù đã sau 60 năm kể từ ngày “dân ta hết nạn mù chữ”. Cho một người “không trí thức” vào một vai trò “cần” đến trí thức thì đạt được kết quả “siêu việt” như thế là đúng rồi

Cho đến nay, CSVN đã biết đến vai trò quan trọng của thành phần trí thức và sự cần thiết của tầng lớp này trong mọi cơ cấu tổ chức của chính quyền. Cần nhưng luôn luôn nghi kỵ.

Cố Tình Chia Rẽ Người Trí Thức với Những Nhóm Người Khác

Trong những thập niên đầu nắm quyền , CSVN đã theo thật sát chủ nghĩa CS bằng cách đề cao giới Vô Sản và đã quỷ quyệt dùng giới vô sản triệt hạ giới trí thức. Với một lực lượng gồm đại đa số dân chúng và với sự hỗ trợ sát nút của đảng CSVN, thành phần lao động ngoài Bắc VN trong những năm đó (họ được CSVN vinh danh là giai cấp bần cố nông vô sản), đã tìm cách triệt hạ không những thành phần trí thức, mà cả những thành phần liên hệ đến trí thức và những thành phần có cơ nghiệp. CSVN đã đánh trúng tâm lý nói chung của quần chúng là sự ghen ghét và chống đối của những thành phần nghèo khó đối với thành phần có tài sản và có học, song song lúc đó CSVN lại đề cao giới vô sản như là một chủ lực của cuộc cách mạng, để tạo nên đấu tranh giai cấp mà kẻ hưởng lợi không ai khác hơn là đảng CSVN.

Một phần vì bị tiêu diệt, một phần vì phải trốn tránh không dám lên tiếng, trong vài thập niên, miền Bắc VN đã thiếu vằng thành phần trí thức trong vai trò xây dựng đất nước mà hậu quả là dân tộc đã chậm tiến, trên nửa thế kỷ, so với những nước có cùng một tình trạng nhân sự và tài nguyên.

CSVN NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA TRÍ THỨC TƯ BẢN VÀ MUỐN THÀNH NGƯỜI TRÍ THỨC TƯ BẢN

Từ trên 20 năm nay, quan niệm về trí thức của đảng CSVN đã thay đổi hoàn toàn, không hẳn vì sự thay đổi của đảng CSVN mà vì nhu cầu và vì quyền lợi cá nhân của phần lớn đảng viên.

Những thất bại liên tiếp của đng CSVN trong những nỗ lực canh tân đất nước trong môi trường XHCN đã không mang lại thành quả cho đất nước trên mọi phương diện nhất là khi đảng so sánh tiến bộ của VN với các nước lân cận không CS như Nam Hàn, Thái Lan, Ðài Loan và Nam Dương. Rồi cũng ngay thời điểm đó làn sóng tiền bạc từ nước ngoài đổ về đã như một cái phao cứu sống CSVN khỏi chết ngộp vì thiếu không khí trong một buồng phổi ngập nước ứ đọng chất cặn bã của XHCH.

Như một người đói sau khi đuoc cho ăn, CSVN lúc này đủ hơi sức và tỉnh lại để nhận chân đâu là nguồn của lợi tức đến cứu sống họ. Không phải từ chủ nghĩa CS, không phải từ các nước CS anh em, mà là từ những người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới.

CSVN nhận thấy rằng đám người Việt hải ngoại (NVHN) khi ra đi trắng tay mà chỉ có hơn một thập niên đã có dư giả tiền bạc để cho thân nhân. CSVN cũng không thể ngăn cản người dân đã biết được điều đó và đã so sánh và nhận thức được chủ nghĩa nào đã mang lại lợi tức cho dân chúng, tư bản hay cộng sản. Không những người dân mà đảng viên CSVN từ trên xuống dưới cũng nhận thức được mối lợi trước mắt này. Sự nhận thức và so sánh đặt trên "lợi tức thấy được" này là nguồn gốc đầu tiên cho sự băng hoại của chủ nghĩa xã hội, vốn đã dậm chân tại chỗ. Lúc này, từ đảng viên đến thường dân đều tìm cơ hội để thu nhặt càng nhiều càng tốt tiền bạc gửi về từ nước ngoài.

Nhận thức được giá trị "tiền bạc" của NVHN sống trong những nước "tư bản" và sự thành công của NVHN, CSVN đã thầm công nhận giá trị của sự "học vấn", giá tri của những văn bằng "chuyên môn" không những trong lãnh vực Y khoa, Kỹ Thuật mà còn trong những lãnh vực khác như Kinh Tế, Xã Hội, Tâm Lý, Ngôn Ngữ, Điện Toán, Hành Chánh, Kế Toán, Thương Mại, Quản Trị, vvv từ những nước trong khối tư bản. Những người tốt nghiệp những ngành này CSVN phải gọi họ là "trí thức tư bản", không thể là trí thức Mác Lê được.

CSVN từ xưa vẫn theo mẫu mực Trung Cộng, đặt việc học hỏi tư tưởng CNCS là mục tiêu "trí thức" đầu tiên và duy nhất của mọi từng lớp. Những "bí thư" hay tư tuỏng gia của CNCS là những thành phần được coi là đầu não trong mọi cơ cấu lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. (Bây giờ, cái định nghĩa về trí thức với đầy ắp tư tưởng CSCN ấy đã dần dần bị lãng quên)

CSVN hay đảng viên CSVN đã ồ ạt gửi người qua những nước tư bản "tư bản", nhất là nuóc Mỹ để học mọi ngành... Mục tiêu của họ là sẽ gửi ra ngoại quốc hàng chục ngàn sinh viên trong vài năm tới, không kể trên 30,000 sinh viên hiên đang du học ở nước ngoài (Tổng Cục Thống Kê, VN).

Một thí dụ điển hình của sự " gửi người ra nước ngoài " để “canh tân trong nước" là một chương trình đào tạo cán bộ giáo dục cao cấp của bộ Lao Động CSVN. CSVN đã nêu cao vai trò của kiến thức các nước tư bản qua chương trình này. Dưới đây là một trích đoạn từ phần loan tin chính thức của bộ Lao Động VN:

"....Với tinh thần đi trước đón đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội và Trường đã có kế hoạch cử cán bộ đi du học ở nước ngoài ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ ở những ngành mũi nhọn mà hiện nay chưa có ở Việt nam. Đơn cử như hai cán bộ của Bộ đã được cử đi Mỹ học tiến sỹ các môn chuyên ngành của công tác xã hội, sau khi hoàn thành chưng trình sẽ được tăng cường cho trường."

Bộ Lao Ðộng Xã Hội là bộ tượng trưng cho XHCH. Nó là nền tảng cho sự hãnh diện của CSVN vì đó là bộ, trên danh nghĩa XHCN, phải có khả năng "lo cho dân nghèo"; " lo cho thanh thiếu niên", theo đúng lý thuyết của CNCS. Nhưng bộ này đã rời xa cái cốt lõi chủ nghĩa CS và thay vào đó là kiến thức phụng vụ xã hội theo cơ cấu tư bản. Nói một cách khác, cái tư tưởng chỉ đạo cho những vấn đề xã hội đã không còn thuần tuý dựa trên chủ nghĩa CS nữa, mà lại dựa trên tư bản chủ nghĩa.

Bộ Lao Ðộng Xã Hội là bộ có những chương trình như Xóa Ðói Giảm Nghèo, Xóa bỏ những Tệ Đoan Xã Hội như hút sách, Chương trình lo cho Người Gìa, Tàn Tật, .... Và CSVN đã chọn Mỹ là một nước để gửi cán bộ đi học về những ngành "mũi nhọn" chưa có ở VN là một chứng minh nói rất chính thức và mạnh mẽ về thay đổi tận gốc rễ về lòng tin của CSVN đối với khả năng "Xã Hội" của CNCS. Thành phần trí thức của CSVN không phải là thành phần thuộc lầu tư tưởng MTĐ hay HCM nữa. (tài liệu đọc thêm: "Về tư cách của trí thức VN", Phạm Thị Hoài)

TRỞ LẠI, CSVN LÀ GÌ TRONG CÂU “TRÍ THỨC KHÔNG GIÁ TRỊ BẰNG CỤC PHÂN”

CSVN không thể loại trừ thành phần trí thức ra khỏi tầng lớp lãnh đạo. Họ có thể không công nhận vai trò của thành phần này nhưng không thề sống còn nếu thiếu sự đóng góp của thành phần trí thức này.

Ngược lại, những thành phần trí thức sau này, nhất là những thành phần trí thức được đào tạo từ những nước tư bản, đã cứu sống CSVN và đã làm thay đổi CSVN trên phương diện tư tưởng nồng cốt, tư tưởng “mũi nhọn”, chỉ đạo cho những tư tưởng khác.

Trí thức không bao giờ kém giá trị một cục phân, mà trí thức đã làm cục phân CSVN trở thành phân bón. CSVN đã quên là thành phần trí thức đã mang những cục phân CSVN này đến dân chúng, nơi mà phân bón có nơi để xử dụng. Thiếu thành phần trí thức, CSVN chỉ là những đống phân nằm nơi đồng trống, rồi vữa ra và tan trong đất. Thành phần trí thức đã là những chất xúc tác biến chế nhiên liệu CSVN thành những chất liệu xử dụng được.

Nhưng thực tế đã chứng minh rằng CSVN không giá trị như phân bón tốt vì nếu tốt, phân bón ấy đã mang lại hoa lợi cho dân chúng. Nói đúng ra, đó là loại phân có rất nhiều chất át xít phá hoại mùa màng.

“Trí thức không giá trị bằng cục phân” là một câu nói sai theo nghĩa đen. Theo nghĩa đen, nếu cục phân là sản phẩm phế thải hàng ngày của mỗi người, kể cả hàng ngũ trí thức, thì cục phân này không thể giá trị hơn người đã phế thải ra nó. Nói một cách khác, một cái móng tay không thể giá trị hơn cả bàn tay.

Còn theo nghĩa bóng, nếu trí thức không giá trị bằng cục phân thì cũng không đúng dựa theo cái kết quả bây giờ của CSVN. Bởi vì CSVN coi trí thức không giá trị bằng cục phân, chỉ lợi dụng nhờ vả, cần đến họ trong mọi giai đoạn ngặt nghèo của đảng rồi sau đó triệt hạ, cho nên kết quả sau 70 năm dưới sự lãnh đạo của CSVN  đất nước cũng không khá hơn giá trị của phân bón tốt. CSVN còn tệ hơn phân bón tốt, nhất là phân bón của hàng trí thức thực sự.

"TRÍ THỨC CSVN" TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ NGÀY NAY: "TRÍ THỨC KIẾN NGHỊ" VÀ "TRÍ THỨC ĐỀ NGHỊ".

Đợt "trí thức của CSVN" xuất hiện và lên tiếng đầu tiên sau bao nhiêu năm ngủ yên là vào năm 2009, là những người trí thức CS ký tên lên tiếng phản đối sự ký hợp đồng để Trung cộng khai thác hầm mỏ có chất liệu chế tạo nhôm trên cao nguyện miền Trung VN. Nhóm chuyện viên này đã đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục về cái nguy hại cho VN từ sự nhiễm độc đất đai đến sự nguy hiểm về quốc phòng. Họ đã đưa ra một kiến nghị cho nhà cầm quyền CSVN yêu cầu CSVN nhận định rõ sự nguy hại này và không nên để Trung cộng khai thác vùng đất này. Sự lên tiếng của họ xẩy ra ngay sau khi Võ Ngyên Giáp lên tiếng yêu cầu Đảng CSVN cân nhắc quyết định của mình. Kết quả của sự lên tiếng này không ra ngoài kết quả của một chuỗi những "kiến nghị" gửi đến đảng CSVN để xin xét lại, vì sau đó người dân không nghe thêm gì nữa từ họ.

Đợt lên tiếng thứ hai của giới "trí thức CSVN" là đợt lên tiếng của Huỳnh Tấn Mẫm và những người thân cận cùng lập trường vài năm sau đó, lên tiếng về sư nguy hại của sự Trung cộng xâm chiếm vùng biển Đông của Việt Nam. Nội dung và "phong thái" của sự lên tiếng cũng chỉ là sự mong mỏi nhà nước xử sự cho đúng. Nhóm "trí thức CSVN" này cũng chỉ dám mong đảng sửa đổi và đi cho đúng đường XHCN hay nói cách khác, cũng chỉ là những "kiến nghị" đạo đạt lên cấp trên, cấp lãnh đạo họ.

Đợt lên tiếng thứ ba của giới "trí thức CSVN" là lần lên tiếng của ""72 trí thức cao cấp" và "nhân sĩ yêu nước" đòi đảng nhìn thẳng vào thực trạng và thay đổi để phù hợp với thời đại, đòi thay đổi hiến pháp cho phù hợp với lòng dân". Kết quả của những lời kêu gọi này cũng không qua cửa ngõ "kiến nghị".

Mới vài tuần trước đây 26/5/2015, chúng ta lại được biết thêm cái nhìn của đảng CSVN qua Tổng thư ký đảng Nguyễn Phú Trọng  và qua Thủ tuóng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về vai trò của "trí thức CSVN"

Theo NTD phát biểu trong buổi họp của "Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật VN" họp ngày 26/5/2015 thi "... trong những năm qua, thực hiện chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Liên hiệp các Hội KHKT VN đã phát triển và trở thành tổ chức với hệ thống từ trung ương đến tỉnh, thành phố; tập hợp đoàn kết 2,8 triệu hội viên, trong đó có trên 1,5 triệu trí thức...." 

NTD đề nghị là trong nhiệm kỳ tới, Liên hiệp các Hội KHKT VN cần làm tốt hơn nữa công tác tập hợp và phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nhất là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và...Cụ thể, đẩy mạnh công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ phát huy sáng tạo. Tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người VN ở trong nước và nước ngoài. Chủ động tập hợp đội ngũ các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học, nhà quản lý đầu ngành có tâm huyết để làm tốt công tác tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước.Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động nhằm tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để phát huy có hiệu quả tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức, ứng dụng nhanh các tiến bộ, sản phẩm khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống. Tích cực tư vấn phản biện và giám định xã hội; thí điểm tổ chức Diễn đàn khoc học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội...

NTD nói:“Tôi luôn lưu ý các Bộ trưởng hết sức chú ý lắng nghe phản biện của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, tầng lớp tinh hoa của đất nước để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác, mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước”

Nguyễn Phú Trọng, trong buổi họp này cũng phát biểu trong buổi họp này là: "...Liên hiệp hội phải thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng đội ngũ trí thức VN, trước hết là đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Đồng thời phấn đấu từng bước xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”, NPT nói tiếp: "ông đặt hàng các nhà trí thức khoa học chủ động thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong quá trình xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án lớn về kinh tế - xã hội"

Qua 2 lời phát biểu trên, chúng ta thấy 2 điều đã được định rõ: thứ nhất, đối với CSVN, "trí thức" chỉ là những chuyên viên trong các ngành; thứ hai vai trò của "trí thức" chỉ là "tư vấn, cho ý kiến " cho nhà nước chứ những ý kiến này không có giá trị pháp lý hay buộc nhà nước phải thực hiện. 

Bằng chứng là những nhóm "trí thức" này có cho  ý kiến về "sân bay Long Thành", về "đường Cao tốc" và nhiều dự án nữa, nhưng không ai nghe theo hay thèm đọc vì những ý kiến này dù có dầy ngàn trang và đầy đủ lý lẽ nên hay không nên, cũng chỉ là những "con kỳ đà cản mũi" nhà nước và những nhóm lợi ích đang chia chác nhau tiền đóng thuế của người dân qua những dự án trên khi được thực hiện. "Trí thức CSVN "không cần suy nghĩ ra khỏi những giới hạn đóng khung của tư tưởng của CSCN. CSCN đã nghĩ hộ cho người trí thức tất cả những điều người trí thức CS cần nghĩ, cần viết rồi và tất cả những điều người trí thức CSVN cần viết ra là đều để chứng minh và tuyên truyền cho những tư tưởng và chủ nghĩa CS thôi. Nghĩ và viết ra khỏi sự cho phép của đảng sẽ bị kết tội là không còn đứng trong hàng ngũ trí thức CS nữa.

MUỐN TRỞ THÀNH TRÍ THỨC  ĐÚNG NGHĨA, PHẢI ĐỨNG NGOÀI ĐẢNG CSVN

Sự kiện có trên 20 nhà văn mới đây (trung tuần tháng 5, 2015) không muốn là hội viên của Hội Nhà Văn do CSVN chỉ huy nữa và muốn trở thành những nhà văn độc lập, không chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN là một dấu hiệu quan trọng cho sự tìm lại con người chính thực của mình. Nhà văn, muốn trở thành một người có "cá tính và sự độc lập để nói lên điều mình nghĩ" không thể mãi mãi là những con cừu trong đàn nữa. Họ cần tách ra khỏi đàn để trước tiên trở thành "con cừu lạc đàn". Sự tách rời đơn  độc này bao giờ cũng cô đơn và lạc lõng cũng như nguy hiểm, vì thế con cửu "lạc đàn" này cần có những con cừu khác tham dự và sức mạnh của đàn cừu mới sẽ được thành hình.

Những nhà văn này đã nói lên được một điều căn bản và cần yếu của một người "trí thức", đó là từ bỏ sự lãnh đạo của đảng CSVN sau khi nhận ra sự sai lầm, không phải chỉ là sự sai lầm của đảng CSVN, mà là sự sai lầm của chính nhà văn vì đã vẫn để mình lệ thuộc vào đảng CSVN khi biết rõ cái bản chất sai lầm, phản tự do dân chủ à phản nhân quyền tổ chức này. Nếu ví họ như những con cừu, thì đây không phải là những con cừu lạc đàn, mà là những con cừu không muốn đi theo những người lãnh tụ đang đi lạc hướng, đang dẫn dân tộc vào sự kiềm tỏa của Trung cộng, và đang dẫn dắt đất nước vào sự tụt hậu, thua cả Cam Bốt và Lào về kỹ nghệ.

Sự từ bỏ sự lãnh đạo của đảng CSVN không có nghĩa là những tác phẩm tim óc của những nhà văn này sẽ thoát khỏi sự kiểm duyệt của nhà nước CS; vì thế những nhà văn này cần đẩy sự ý thức của họ lên một mức cao hơn nữa, đó là "sự phản kháng" đảng CSVN đang áp đặt những sự kềm kẹp và chỉ đạo hướng đi của những nhận xét của nhà văn về những vấn đề của cá nhân, xã hội và đất nước.

CSVN chỉ muốn những "chuyên viên tư vấn và sau đó phục vụ cho họ" mà họ gọi là những thành phần "trí thức hạng cao" thì những người để được gọi là trí thức thực sự, những nhà văn thực sự, không những đượcquyền mang kiến thức mọi ngành để phục vụ cho đất nước mà còn phải có quyền phát biểu ý kiến của mình trên mọi lãnh vực để phục vụ nhân sinh. Còn ý kiến của họ có được đón nhận và thực hiện hay không bởi xã hội, bởi con người và đất nước sẽ là mức đo trình độ trí thức của họ. Người được gọi là "trí thức đúng nghĩa" phải là người đã được tôi luyện và góp phần thành công trong sự thăng tiến của hoặc cá nhân, hoặc xã hội. Đôi khi những sự thành công đó có thể lại dựa trên những nhận định và đường lối phản nghịch lại chính sách hoặc quyết định của nhà cầm quyền.

Đương đầu với giới lãnh đạo vì sự độc lập về tư tưởng và suy nghĩ của mình trong những vấn đề của đất nước là sự can đảm cần có nơi những người trí thức thực sự, vì nếu không, ai sẽ là thành phần làm thay đổi xã hội, thay đổi đất nước mà hiện nay đang có những vấn nạn trầm trọng, mặc dù trên bề mặt, người ta vẫn thấy sự phát triển của đưởng xá cầu cống, nhà và cơ sở nhiều tầng ở các thành phố lớn.

Khi đương đầu với CSVN, người trí thức sẽ bị thiệt hai năng nề, trước tiên là những quyền lợi vật chất, tiền hưu, bổng lộc và chỗ đứng trong xã hội CS, và sau đó là những sự trả thù và trừng phạt như đã từng xẩy ra trong lịch sử. Vì thế những người "gọi là trí thức CS" đã dừng lại sau khi gửi đảng CSVN những "kiến nghị" và "thơ ngỏ kính gửi nhà nước". Họ đã không dám bước thêm một bước quyết định và cần thiết để chứng tỏ họ là những người "trí thức và yêu nước thực sự"

Nói tóm lại, khi còn hợp tác với CSVN và nhận bổng lộc của CSVN thì sẽ không bao giờ là một người "trí thức" đúng nghĩa, hay nói cách khác, muốn trở thành một người trí thức đúng nghĩa, vừa có kiến thức lại vừa có trí tuệ, người đó phải đứng ngoài đảng CSVN. Bản chất của CS là độc tài, phản tự do và phản dân chủ thì những người học vấn cao chỉ có thể là một chuyên viên được trọng dụng chứ không thể là một người trí thức được vì khi họ phục vụ cho những thành phần không tôn trọng những giá trị tự do dân chủ và nhân bản thì những người "phục vụ đảng" này làm cách nào có được trong chính họ những giá trị mà chủ nhân họ không có.
  
Nguồn: Ngày Mai Việt Nam




5 nhận xét:

  1. trí thức là thuộc phạm trù về trí óc, còn rời đảng cộng sản chỉ là quan điểm chính trị mà thôi nhé, đừng đồng nhất những cái đấy với nhau. còn trí thức thời nay quan trọng là ăn vào cái quyền lợi của họ, trí thức là thế nào chưa định nghĩa được rõ ràng, trí thức không đồng nhất được với quan điểm đối lập với cộng sản việt nam được

    Trả lờiXóa
  2. viết vì sao 20 ông nhà văn rời bỏ hội nhà văn không anh trí nhân, đơn giản bởi vì những ông ấy toàn bất mãn về chuyện hội nhà văn không có phong trào, như nhà văn võ thị hảo có nõi rằng bà ấy muốn ra nước ngoài để chém gió về dân chủ nhân quyền với giới chính trị phương tây và người việt lưu vong. Vậy thì nhà văn đâu phải là nhà văn nữa mà họ chuyển sang làm chính trị rồi không còn biết làm văn làm nghệ thuật nữa. Đừng gọi họ là nhà văn

    Trả lờiXóa
  3. đặc điểm của những nhà chống cộng đó là veiecj suy nghĩ thiếu tư du đến một cách khó hiểu, các bạn đã bị chống cộng làm cho trở thành loạn rồi, những vấn đề trí thức nó muôn thuở lắm không phải chỉ dựa vào những luận điệu quy chụp là có thể khẳng định được đâu

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh9/8/15 16:46

    bon cs la lu thu vat deo mat na nguoi ......

    Trả lờiXóa