24-2-2015
Phần 1, Phần 2, Phần 4
Thầy là một trí thức tuổi đã cao. Thầy nên theo như những đồng nghiệp khác chỉ hoạt động khoa học và xã hội. Về chính trị hãy để cho những người khác lo. Thầy có uy tín với nhiều bạn trẻ. Những ý kiến mang “ tính phản động” của thầy sẽ có tác dụng xấu đến tư tưởng các bạn ấy. Thầy, nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho Đảng hơn là việc vạch ra những sai lầm rồi để đó. Mà rồi những ý kiến của thầy chỉ như ném hạt cát xuống bể, chẳng có tác dụng gì. Thật là dại dột khi làm một việc mà đã biết rõ là vô ích. Trước nhiều tệ nạn của đất nước trong đó có nguy cơ từ Trung cộng, cần củng cố khối đại đoàn kết toàn Đảng toàn dân, việc làm của thầy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết đó .
TRẢ LỜI:
Đây là một lời khuyên xuất phát từ lòng tốt, mới nghe qua thì thấy rất hợp lý, nhưng nghĩ kỹ thì không thích hợp. Trí thức là người biết thế nào là tốt xấu, đúng sai. Giá trị của trí thức là ở chỗ làm được cái đúng, cái tốt, phát hiện và phản biện cái xấu, cái sai. Phản biện chính xác là việc rất cần cho sự phát triển đúng hướng. Đảng và Nhà nước rất quan tâm, kêu gọi mọi người, đặc biệt là trí thức thực hành phản biện. Quốc hội, Mặt trân Tổ quốc nhận trách nhiệm phản biện các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Để có thể phản biện, ngoài trình độ kiến thức cao, có phương pháp đúng, cần có lòng trung thực và dũng cảm. Phản biện là việc làm không bắt buộc, chủ yếu là tự giác. Khi thấy một việc được cho là “ có vấn đề” là xấu, là sai, người ta, tùy thuộc vào phẩm chất của mình mà lựa chọn một trong các cách : phản biện hoặc chống lại, không có ý kiến gì, ủng hộ hoặc lợi dụng nó để kiếm lợi. Mỗi cách lại trải rộng ra trên nhiều mức độ . Đất nước đang có những vấn đề về chính trị và xã hội đáng quan tâm, bạn biết tôi là một trí thức, bạn khuyên tôi chỉ nên làm khoa học mà để việc đó cho người khác lo, như vậy là bạn muốn tôi theo nhóm người “ không có ý kiến gì”. Tôi xin cám ơn bạn vì lòng tốt nhưng tôi từ chối lời khuyên đó . Trước một vấn đề của dân tộc, của đất nước, khi không có ý kiến gì thì cần phân biệt 3 trường hợp : không thể, không muốn, không dám.
Đây là một lời khuyên xuất phát từ lòng tốt, mới nghe qua thì thấy rất hợp lý, nhưng nghĩ kỹ thì không thích hợp. Trí thức là người biết thế nào là tốt xấu, đúng sai. Giá trị của trí thức là ở chỗ làm được cái đúng, cái tốt, phát hiện và phản biện cái xấu, cái sai. Phản biện chính xác là việc rất cần cho sự phát triển đúng hướng. Đảng và Nhà nước rất quan tâm, kêu gọi mọi người, đặc biệt là trí thức thực hành phản biện. Quốc hội, Mặt trân Tổ quốc nhận trách nhiệm phản biện các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Để có thể phản biện, ngoài trình độ kiến thức cao, có phương pháp đúng, cần có lòng trung thực và dũng cảm. Phản biện là việc làm không bắt buộc, chủ yếu là tự giác. Khi thấy một việc được cho là “ có vấn đề” là xấu, là sai, người ta, tùy thuộc vào phẩm chất của mình mà lựa chọn một trong các cách : phản biện hoặc chống lại, không có ý kiến gì, ủng hộ hoặc lợi dụng nó để kiếm lợi. Mỗi cách lại trải rộng ra trên nhiều mức độ . Đất nước đang có những vấn đề về chính trị và xã hội đáng quan tâm, bạn biết tôi là một trí thức, bạn khuyên tôi chỉ nên làm khoa học mà để việc đó cho người khác lo, như vậy là bạn muốn tôi theo nhóm người “ không có ý kiến gì”. Tôi xin cám ơn bạn vì lòng tốt nhưng tôi từ chối lời khuyên đó . Trước một vấn đề của dân tộc, của đất nước, khi không có ý kiến gì thì cần phân biệt 3 trường hợp : không thể, không muốn, không dám.
Không thể có ý kiến phản biện vì không biết, không quan tâm hoặc tuy có biết, có quan tâm nhưng tự thấy là chưa đủ thông tin và kiến thức. Tự nhận mình không thể có ý kiến , nếu đúng như thế thì chỉ mới là trung thực chứ chưa chưa phải là điều đáng mong đợi. Không muốn có ý kiến phản biện khi xét về khả năng là có biết, có đủ trình độ để làm nhưng vì một lý do chủ quan nào đó mà không thích thú với công việc đó. Không muốn phản biện các vấn đề của đất nước là một nhược điểm bình thường, chứng tỏ chưa có đủ dũng cảm chứ cũng chưa vi phạm đạo lý. Nhưng khi thực chất là không muốn mà lại nhận là không thể thì đã phạm vào sự thiếu trung thực. ( riêng việc không muốn phản biện vấn đề của cá nhân khi không được hỏi lại là cần thiết ). Không dám có ý kiến khi phải sợ một thứ gì đó. Sự sợ này là do kết hợp giữa tính chất hèn yếu bên trong với sự đàn áp, dọa nạt đến từ bên ngoài. Sợ là một tính cách bình thường của những con người bình thường . Sự sợ sẽ được giảm bớt, bị loại bỏ trong một chế độ thật sự tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, nó sẽ trầm trọng hơn dưới thể chế cai trị tàn bạo, đàn áp. Biết mà không dám phản biện dễ bị mang tiếng là hèn. Sẽ không những chỉ hèn mà còn phạm tội dối trá khi thực chất là “không dám” nhưng lại nói là “ không muốn hoặc không thể”. Sự đàn áp tàn khốc những người “dám cả gan phản biện lãnh đạo” đã làm hủy hoại biết bao cá nhân tài giỏi và gia đình họ, làm thui chột dũng khí của nhiều người, làm tiêu tan nhiều ý tưởng sáng tạo, làm vùi dập nhiều tư tưởng tiến bộ, tuy vậy không thể đàn áp được ý chí của những người dũng cảm, không thể dập tắt được phong trào dân chủ . Nhiều người tự rút ra bài học vô cùng khôn ngoan là khi bị thống trị đàn áp thì hãy bưng tai, bịt mắt, ngậm miệng trước mọi tội ác, bất công, sai lầm, trước mọi oan trái của người khác để giữ yên cho bản thân và gia đình . Đó là sự khôn ngoan của những người hèn. Những kẻ thống trị đang muốn tạo ra càng nhiều người hèn càng tốt cho họ. Trong bài viết “Chó sủa ngoài đường” ( đã đăng trước đây trên trang này ) tôi tự nhận mình cũng chỉ là một người hèn nhưng không hèn đến mức không dám, không muốn, không thể phản biện, không quá hèn đến mức xu nịnh để tiến thân.
Các bạn mách là nếu tôi có ý kiến gì thì nên viết thư, viết kiến nghị gửi cho các cơ quan lãnh đạo. Thưa rằng tôi đã làm việc đó nhiều lần, bạn nào quan tâm thì chắc đã biết. Về cơ quan tôi đã 5 lần gửi cho Quốc hội, Trung ương Đảng, về cá nhân tôi đã gửi cho Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, nhiều vị Bộ trưởng, nhiều vị Chủ tịch UBND các tỉnh thảnh, nhiều lần gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Tất cả những lần đó đều không nhận lại được một hồi âm nào, tất cả đều rơi vào im lặng. Mà không phải chỉ riêng trường hợp của tôi, thư và kiến nghị của nhiều cá nhân và tổ chức cũng đều rơi vào im lặng như thế cả. Tôi thấy chỉ còn một cách là viết công khai, viết để bộc lộ tâm can, viết để trao đổi với bạn bè, viết để thức tỉnh các bạn trẻ.
Các bạn sợ “ những tư tưởng phản động” của tôi sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến một số bạn trẻ. Thì chính tôi rất muốn chủ động tạo ra ảnh hưởng ấy mà tôi cho là tốt, là cần và thực tế đã được nhiều bạn hoan nghênh, còn bạn nào cho là xấu, là phản động thì hoàn toàn có quyền phản bác, chống lại. Tôi không có một chút vô tình nào trong việc này cả. Bạn mách tôi chỉ nên hướng dẫn các bạn trẻ học tập chuyên môn. Thưa rằng việc đó đã có nhiều thầy làm được, và tôi, nếu có bạn nào hỏi về chuyên môn, về tình cảm, về cuộc sống mà tôi biết thì tôi vẫn thành tâm hướng dẫn, giải đáp, không từ chối. Tôi cho là hướng dẫn các bạn trẻ có nhận thức đúng về chính trị là quan trọng mà các nhà trường, đoàn thể phần lớn đã bị bắt buộc chỉ tuyên truyền một chiều, làm cho một số bạn hiểu nhầm, các bạn đó cần biết thêm thông tin khác để tự mình tìm ra sự thật. Việc cung cấp một cách nhìn khác chỉ mới có một số ít người làm được, nhiều thầy không thể, không muốn hoặc không dám làm. Vì vậy tôi mới chọn làm, dẫu biết rằng công việc này có thể nguy hiểm.
Các bạn cho là ý kiến phản biện của những người như tôi chỉ như những hạt cát ném xuống bể, thật vô ích. Như những hạt cát là đúng phần nào, còn nói vô ích thì tôi không đồng ý. Đúng phần nào vì không phải mọi ý kiến đều là hạt cát mà trong đó có các hạt sạn, có cả đá tảng, thậm chí có cả trái núi ( thí dụ ý kiến đề nghi từ bỏ CNML ). Cho rằng các ý kiến của người dân thường là vô ích vì những người cần nghe không ai nghe, mà có nghe rồi cũng bỏ mặc. Đó là một thực tế. Tuy vậy đó cũng là một cách nhìn thiển cận vì một vài ý kiến riêng rẽ thì giá trị còn rất bé, nhưng tập hợp hàng triệu, hàng tỷ ý kiến thì sẽ thành sức mạnh lớn. Trong những người cần nghe, trừ một số ít đã mất hết lương tri, số đông còn lại vẫn còn lương tri, người còn nhiều, người còn ít, dù sao vẫn còn. Khi chỉ vài ý kiến phản biện thì chưa đủ sức mạnh để thức tỉnh lương tri đó, nhưng hàng triệu, hàng tỷ ý kiến sẽ thức tỉnh được. Mà nếu không có từng ý kiến nhỏ, riêng lẻ gộp lại thì lấy đâu ra con số hàng triệu, hàng tỷ. Lập luận coi thường các ý kiến riêng lẻ chỉ là nơi ẩn nấp của sự sợ hãi. Trong những năm 1976 – 1986 nhiều ý kiến phản biện về hợp tác xã nông nghiệp cũng được cho chỉ là những hạt cát, nhưng rồi những hạt cát ấy đã tích lũy lại để thành “ sự đổi mới” ngoạn mục trong nông nghiệp.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Điều này chỉ đúng khi đoàn kết quanh một trung tâm gồm những con người ưu tú, trong sạch. Còn khi mà trung tâm đã rệu rã, con người ở đó đã thoái hóa, biến chất thì việc quan trọng là phải củng cố và làm trong sạch trung tâm trước đã. Nếu không thể nào củng cố và làm trong sạch thì phải tạo ra trung tâm mới, còn khi chỉ biết nhắm mắt đoàn kết xung quanh những người đã thoái hóa thì càng đoàn kết càng phạm vào tội ác. Thái độ xu nịnh, cúi đầu khuất phục , ôm chân những kẻ đồi bại đang nắm quyền lực thì đó không phải là để bảo vệ sự đoàn kết mà là bảo vệ cái xấu xa. Rõ ràng là khi tôi kêu gọi từ bỏ CNML thì không thể đoàn kết với những người cố duy trì nó. Việc này tạo nên sự mất đoàn kết tạm thời để khi thống nhất được thì sẽ có sự đoàn kết mới vững chắc hơn
Sức mạnh là ở sự đoàn kết của tổ chức. Về điều này người ta hay lấy thí dụ “ bó đũa”. Nhưng cần phân biệt hai loại bó. Loại 1 khi dùng keo để gắn từ bên trong. Loại 2 khi dùng dây để buộc bên ngoài. Với bó loại 1 keo gắn là sự chung mục đích, chung lý tưởng, là sự thương yêu, tôn trọng, đoàn kết. Chất keo cần được thường xuyên bổ sung, đổi mới đề khỏi bị rã rời. Người ta dùng bó loại 2 khi không tìm ra chất keo hữu hiệu hoặc là từ bó loại 1 nhưng chất keo đã bị tan rã. Bó loại 2 nếu được buộc bằng nhiều loại dây khác nhau có độ bền cao thì khi bị đứt một vài dây vẫn còn tạm giữ được cả bó. Khi chỉ dùng một dây chủ để quấn quanh cả bó , chỉ cần dây bị đứt một chỗ thì toàn bộ sẽ bị bung ra ngay. Bó đũa VN trước đây được gắn bởi chất keo Lòng yêu nước trộn với CNML. Tưởng rằng chất keo đó sẽ bền vững muôn đời, không ngờ nó đã bị ăn mòn dẫn đến mục nát. Để giữ được bó đũa này Đảng đã dùng một dây chủ bó chung quanh, đó là chế độ toàn trị với đội ngũ công an đông đảo.
( còn nữa )
Nguyễn Đình Cống, FB
Trí Nhân Media
( còn nữa )
Nguyễn Đình Cống, FB
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét