Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHUYỆN VỂ CHẾ ĐỘ CƯ XỬ VỚI BỐ TÔI

19-9-2014

Như đã nói ở một STT rằng thời bao cấp đa số con người ta bị lừa phỉnh chấp nhận sống luồn cúi và giả dối, nhưng không phải là tất cả mọi người. 

Gia đình tôi không sống như thế nên bố tôi bị trù dập mất gần hết các quyền lợi chính trị và vật chất, tôi còn biết có những người khác bạn bè bố tôi không chịu sống trong tổ chức nhà nước đã bỏ ra làm các nghề tự do như chữa xe, bán nước, châm cứu, cắt tóc…

Bố tôi lúc nhỏ đã tham gia cách mạng từ trước 1945, tham gia cướp chính quyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, đến bây giờ trong quyển lịch sử đảng bộ huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vẫn còn ghi tổ Việt Minh Con của bố tôi gồm 3 người Bố tôi, ông Lê Tạo (cựu chánh văn phòng chính phủ và giảng viên đại học cao cấp Nguyễn Ái Quốc) và ông Đồng (cựu vụ trưởng vụ tổ chức bộ Y tế đã mất trong vụ tai nạn rơi máy bay ở Thái lan). 

Do cả họ nội tôi gồm ông bà và 11 cô chú đều di cư vào Nam năm 1954 (bố tôi là con cả và là người duy nhất theo cách mạng ở lại miền Bắc) bố tôi thật thà khai trong lý lịch nên không được vào Đảng với tính cách ngay thẳng và không chịu luồn cúi nên bị các lãnh đạo bộ Nông nghiệp thời ông Nguyễn Công Tạn và tội phạm Nguyễn Thiện Luân (nguyên thứ trưởng bộ Nông nghiệp) trù dập. 
Trong khi một ông khác cùng hoàn cảnh bố tôi tên là Trịnh Văn Thịnh gì đó khai man lý lịch là bố mẹ chết thì đươc vào Đảng và sau này lên làm vụ trưởng, đến năm 1975 ông ta vào nhận bố mẹ trong Nam và chỉ bị làm kiểm điểm. 

Thời mới hòa bình sau 1954 bố tôi là một trong số những người đầu tiên chuyển ngũ về làm ở bộ Nông nghiệp sau làm thư ký cho bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm là người của Đảng Dân Chủ, sau 1975 Đảng dân chủ và Đảng Xã Hội bị giải tán để Đảng Cộng sản trở thành độc quyền, ông Nghiêm Xuân Yêm cũng bị chuyển công việc khác, bố tôi được chuyển về vụ Khoa học kỹ thuật. Về công lao và thâm niên hoạt động Cách mạng thì Nguyễn Công Tạn và Nguyễn Thiện Luân đều là dạng đàn em bố tôi, nhưng trong công việc thì Nguyễn Thiện Luân có nhiều sai phạm không bị xử lý mà còn được cất nhắc lên làm thứ trưởng. 

Như đã nói ở một STT trước, bố tôi là người say mê nghiên cứu khoa học và có nhiều đóng góp cho đất nước, có thể kể lại một vài công trình lớn của ông như công trình đề xuất thay đổi phương pháp canh tác nông nghiệp từ trồng thâm canh ba vụ một năm làm bạc màu đất đai (đây là nghị quyết của đảng suốt thời chiến tranh chống Mỹ) sang trồng xen canh đỗ đậu để làm giàu đạm bảo vệ đất. 

Vì đã là nghị quyết của Đảng thì luôn đúng không thể thay đổi, thay đổi có nghĩa là chứng minh Đảng sai nên công trình của bố tôi ban đầu không được chấp nhận. Bố tôi đã phải chứng mính bằng nhiều con đường khác như viết báo, gửi thư cho các lãnh đạo quen biết như ông Trần Đông (bí thư tỉnh Hải Dương), ông Vũ Oanh (trưởng ban Nông nghiệp Trung Ương) ông Kim Ngọc (bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, ông này sau nổi tiếng với việc là người đầu tiên cho áp dụng khoán nông nghiệp và bị kỷ luật vì việc này), sau này do thực tế Đảng buộc phải cho áp dụng phương thức canh tác xen canh trồng đỗ đậu. 

Vì bố tôi dám nói lên sự thật về các sai phạm của Nguyễn Thiện Luân và một số lãnh đạo Bộ Nông nghiệp thời bấy giờ và lý lịch gia đình không được vào Đảng nên bị họ trù dập, công trình nói trên cũng không được họ khen thưởng mặc dù bố tôi đã nhiều lần làm đề nghị, cho đến tận năm 2008 khi bố tôi mất bộ Nông nghiệp vẫn không dám khen thưởng cho ai còn sau khi bố tôi mất họ có nhập nhằng cho người khác thì tôi chưa biết. 

Hầu như lớp cán bộ Bộ Nông nghiệp cùng thời đều biết về câu chuyện của bố tôi, nhiều người sau này đã nói rằng bố tôi là người giỏi chỉ vì không gặp thời mà bị nhiều oan ức. Đến nỗi sau này khi tôi đang làm quản lý chi nhánh Hà nội (khoảng năm 1993-1995) của công ty Kỹ nghệ lạnh bộ Thủy sản (Searefico) ngồi chơi bài với một ông cán bộ vụ tài chính bộ Nông nghiệp tên là Thành quen với sếp tôi còn bảo tôi “yên tâm đi, bộ không muốn cho bố mày sống, nhưng tao sẽ cho mày sống” vì ông nghĩ ông sẽ giúp được tôi khi quen sếp tôi, nhưng cũng chỉ 1 năm sau tôi chán những trò thối nát đấu đá, bình bầu, phe cánh… trong cơ quan nhà nước đã bỏ ra làm cho nước ngoài và cũng chỉ hơn một năm sau khi tôi đi thì chi nhánh cũng tan rã giải thể.

Lại kể tiếp đầu những năm 80 bố tôi bị trù dập đến nỗi có khoảng thời gian 2-3 năm không được làm việc gì toàn ngồi nhà tự học và nghiên cứu kiến thức. Nhưng ông trời cũng không tuyệt đường sống của ai cả nên may thay khoảng 1985 có những đợt Liên Hiệp Quốc thuê các chuyên gia và giáo viên đi dạy ở châu Phi, bố tôi trước đã từng dạy ở Đại học Nông nghiệp lại giỏi tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha nên xin đi đúng tiêu chuẩn (lương được LHQ trả khoảng 2000 USD nhà nước chỉ trả cho gia đình 100 USD) thế mà Bộ Nông nghiệp cũng gây khó dễ không chuyển hồ sơ sang bộ Đại học, sau may mẹ tôi làm ở công ty may Chiến thắng có bà Sin làm giám đốc là vợ ông Hương làm trưởng ban tổ chức Trung Ương đến nhờ ông giúp, ông ấy còn bảo “việc này đúng tôi sẽ giúp anh, tôi còn nhớ ngày trước anh từng đến hoạn lợn giúp nhà tôi mà” thế là bố tôi được đi làm chuyên gia cho LHQ ở Ăng gô la 4 năm và gia đình tôi sống nhờ đồng lương chuyên gia của bố tôi chứ quyền lợi ở Bộ Nông nghiệp thì hầu như họ cắt hết, đến chế độ phân nhà bố tôi cũng chả được phân một mét nhà nào của nhà nước.

Sau này về hưu bố tôi vẫn tiếp tục làm việc cho đến lúc chết vẫn còn người ở phòng công chứng số 2 thành phố Hà nội đưa tài liệu đến nhờ dịch. Cũng an ủi được một phần là ông đã lập ra Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực UNESSCO được xã hội biết đến và tôn vinh các công trình như “chứng minh nguồn gốc phở (1 trong mười món ăn ngon nhất thế giới) là ở làng Vân cù, Nam Định, Việt nam”, Chứng minh giá trị văn hóa, khoa học và nguồn gốc nước mắm của Việt nam” các công trình này đều được đưa lên hầu hết các đài, báo, phương tiện truyền thông và chương trình Người Đương thời trên VTV3. Ngoài ra bố tôi còn viết hàng trăm bài về văn hóa ẩm thực trên các báo Le Carrie, tạp chí văn hóa nghệ thuật ẩm thực và các báo khác…



Tôi kể qua về cuộc đời của bố tôi và cách đối xử của chế độ đối với một người có công suốt đời cống hiến cho đất nước, (đây là chuyện thật 100% bạn nào muốn biết rõ hơn tôi vẫn còn các tài liệu chứng cứ của cụ để lại) để nói lại một điều rằng vẫn có những người dám sống thật với mình và ngay thẳng không luồn cúi trước sự vùi dập áp bức của bọn cầm quyền.

Một bài khác tôi sẽ xin được kể về họ ngoại nhà tôi trong cải cách ruộng đất.

Xích Long Nguyễn, FB


2 nhận xét:

  1. Nặc danh23/9/14 03:03

    Có lẽ người thật việc thật. Tuy vậy một vài điểm chưa chính xác:

    1. Hai đảng Dân Chủ và Xã Hội không phải bị giải thể ngay sau 1975 mà mãi đến tận 1986. Đây là hai đảng chim mồi, phải giữ để lừa dư luận chứ. Nhưng từ khi Hungary chuyển sang đa đảng thì Đảng ta lo sốt vó, bèn khai tử ngay hai con chim mồi để trừ hậu họa. Ngu nhất là công khai tuyên bố: từ nay các đảng viên của hai đảng này được phép gia nhập ngay vào đảng CS Việt Nam và tuổi đảng cũng được tính cả thời gian ở đảng cũ! Vậy là lộ mẹ nó thân phận chim mồi lừa đảo còn gì.

    2. Vấn đề nguồn gốc của phở vẫn còn nghi vấn. Nhiều bằng chứng cho thấy phở có gốc Quảng Đông. Người Quảng Đông hiện vẫn có phở này, tất nhiên vị khác phở Việt. Phải chăng Nam Định là nơi Việt hóa phở Tàu. Thì bánh trung thu Việt cũng là bánh Tàu đã Việt hóa là cho khác hẳn và ngon hơn nhiều đấy sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn nieman54 đã góp ý. Nhờ những góp ý của độc giả mà bài viết có thêm được những chi tiết xác thực.

      Xóa