Nguyễn An Dân
15-8-2014
Tiếp theo sau chuyến thăm của Thượng Nghị Sĩ John McCain , người
dân Việt Nam một lần nữa lại vui mừng khi lần đầu tiên kể từ sau năm 1975 đến
nay, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, Đại Tướng Martin Dempsey
sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VN, Thượng Tướng
Đỗ Bá Tỵ, theo công bố chính thức của Bộ Ngoại Giao VN.
Nếu hai chuyến thăm viếng Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng
Mỹ trước đây mang tính biểu trưng cho sự xích lại gần nhau về tổng thể giữa hai
bên Việt-Mỹ thì chuyến thăm này của ông Dempsey sẽ cụ thể hóa sự xích gần nhau
lại của quân đội hai nước. Về Mỹ thì không bàn, đối với quân đội Việt Nam, việc
này có thể được coi như khởi đầu cho giai đoạn phá sản của lý luận “xem Mỹ là
thù địch”. Và do đó, từ nay hệ thống tuyên huấn của Tổng Cục Chính Trị-Bộ Quốc
Phòng VN nên bỏ bài giảng “chống diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ” trong công
tác tuyên huấn cho quân nhân binh sĩ.
Sự chuyển dịch này của quân đội hai nước xích lại gần nhau dĩ nhiên cũng không thể “khởi nguồn từ chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị” mà là kết quả lâu dài và là chỉ dấu cho thấy xu hướng cải cách trong Đảng CSVN đã chiếm ưu thế. Xin trình bày qua một số nét chính để độc giả nhận diện cụ thể hơn
Sự chuyển dịch này của quân đội hai nước xích lại gần nhau dĩ nhiên cũng không thể “khởi nguồn từ chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị” mà là kết quả lâu dài và là chỉ dấu cho thấy xu hướng cải cách trong Đảng CSVN đã chiếm ưu thế. Xin trình bày qua một số nét chính để độc giả nhận diện cụ thể hơn
Chuyện về các ông tướng
Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu đi, và căng thẳng biên giới
kéo dài. Một trong những người lính lăn lộn hơn 15 năm ở vùng biên giới khi đó
là nhân vật chính trong cuộc đón tiếp ông Dempsey ngày hôm nay, Thượng Tướng Đỗ
Bá Tỵ, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng- Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Việt Nam. Có thể nói rằng
sự thăng tiến đến vị trí hôm nay của Tướng Tỵ là nằm trong kế hoạch “tách bớt ảnh
hưởng từ Trung Quốc vào quân đội” của người đứng đầu nhóm cải cách, thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Dường như sau “vụ nổ sập tường nhà riêng ở Hà Nội” năm 2007
mà dư luận cho rằng “do tình báo Trung Quốc thực hiện”, ông Nguyễn Tấn Dũng lo
ngại rằng một vụ đảo chính có thể xảy ra nên đã chủ động bãi chức hết 5 ông tướng
ở quân khu Thủ Đô, và thay vào đó bằng các tướng lĩnh thân tín nhằm siết chặt
an ninh cho chính phủ VN???
Song song đó, một loạt sự cải cách trong quân đội để giảm vị
thế của “nhóm tướng lĩnh thân Trung Quốc” cũng được thực hiện, từ năm 2007 trở
đi, các “công thần” trong cuộc chiến năm 1979 bắt đầu được trọng dụng. Như tướng
Đỗ Bá Tỵ thăng lên Tư Lệnh Quân Khu 2 rồi Tổng Tham Mưu Trưởng, hay tướng Lê Hữu
Đức sang nắm tư lệnh không quân, là những ví dụ dễ thấy.
Sự cải cách này cũng đi thẳng vào một đơn vị mà từ lâu dư luận
xì xào “hình như Trung Quốc nắm quyền chi phối”, đó là Tổng Cục 2- Tổng Cục
Tình Báo Quân Đội. Chuyện nội bộ nhà binh thì khó ai rõ trừ người trong cuộc,
nhưng bức thư góp ý của Tướng Võ Nguyên Giáp cùng liên danh gần 40 tướng tá cao
cấp cho thấy thông tin là tướng Nguyễn Chí Vịnh, nắm chức Tổng Cục Trưởng Tổng
Cục 2 năm đó đã có nhiều “sai lầm về an ninh quốc gia, mất cảnh giác để Trung
Quốc chi phối” là có cơ sở ???.
Đến năm 2009, nhóm cải cách gây dựng vây cánh trong quân đội
đã tạm ổn, bắt đầu xử lý vấn đề tổng cục 2 bằng cách “thăng chức cho tướng Nguyễn
Chí Vịnh lên thứ trưởng phụ trách đối ngoại”. Quyết định này đã gây nhiều chỉ
trích , nhưng tinh ý sẽ thấy ra sự thăng chức này thực ra là làm tước bớt quyền
lực của tướng Vịnh mà không gây ra “cơn địa chấn trong quân đội”. Từ tư lệnh
tình báo đầy quyền sinh sát, tướng Vịnh trở thành thứ trưởng “không quân” và
sau đó chỉ còn tham gia vào việc đi lại với quân đội các nước Mỹ, Ấn Độ, Thái
Lan…Thậm chí chương trình “đối thoại cấp thứ trưởng quốc phòng hàng năm” do tướng
Vịnh và đồng nhiệm TQ đưa ra từ năm 2009 (sau khi tướng Vịnh hết nắm tổng cục
2) cũng đã bị ông Trương Tấn Sang chấm dứt năm 2013.
Năm 2012 nhóm cải cách đi tiếp một quân cờ nữa , đưa tướng Đỗ
Bá Tỵ từ Quân Khu 2 về nắm bộ tổng tham mưu, để bắt đầu chiến dịch “thoát Trung
cho quân đội”. Đến lúc này thì chỉ còn các chức danh Bộ Trưởng Quốc Phòng và Chủ
Nhiệm Tổng Cục Chính Trị là không do nhóm cải cách sắp xếp, còn lại thì đa số
các chức vụ chỉ huy trung cấp trong quân đội đều do Tướng Tỵ sắp xếp. Một ví dụ
dễ thấy là gần đây, Trung Tướng Phan Văn Dỹ, chính ủy quân khu 7, đã đi nhiều
nơi phát biểu về “chống Trung Quốc”. Tướng Dỹ còn nói “mua thêm tàu chiến là để
bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa”
“Nín thở qua sông”
Sự “rục rịch” của nhóm cải cách trong quân đội Việt Nam làm
Trung Quốc “không hài lòng”. Từ năm 2007 trở đi ta thấy Trung Quốc gây áp lực để
Việt Nam quy phục lại bằng cách gia tăng bắt giữ tàu cá, cắt cáp thăm dò dầu
khí….cũng là có một phần mục đích nhằm để giảm bớt đà cải cách quân đội Việt
Nam của nhóm thủ tướng.
Cao trào nhất là vào năm 2012, Tập Cận Bình trong tư thế
“người kế vị” cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội TQ- Tướng Triệu Bỉnh Đức, đã “mời”
thượng tướng Đỗ Bá Tỵ qua thăm với mục đích “phủ dụ và huấn thị”. Ý thức được cần
“lùi một để tiến hai”, tướng Tỵ khi ở Trung Quốc đã không tiếc lời ca ngợi quan
hệ giữa hai đảng, hai quân đội và hứa sẽ “ tiếp tục thúc đẩy và nâng tầm quan hệ
quân đội hai bên”. Bài “nín thở qua sông” của tướng Tỵ đã thành công, ru ngủ được
cả Trung Quốc và phe thân Tàu trong Đảng CSVN, nhưng sau đó tướng Tỵ âm thầm
chuẩn bị cho chương trình đi Mỹ hội kiến tướng Martin Dempsey năm 2013. Bên cạnh
đó nhóm của tướng Tỵ còn thúc đẩy giao lưu, tập huấn, đào tạo của quân đội Mỹ
dành cho quân đội VN, cũng như quan hệ với quân đội các nước Asean khác cũng tiến
mạnh.
Các nhà quan sát ít chú ý những chuyện nhỏ nhưng là những chỉ
dấu của các “quan hệ ủng hộ nhau của nhóm cải cách”. Một ví dụ tiêu biểu là khi
dư luận ồn ào về việc con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( Nguyễn Thanh Phượng) đứng
sau vụ Văn Giang – Ecopark để “cướp đất của dân”, thì chính nhóm tướng Tỵ đã
trưng ra một số tài liệu cho thấy con gái của Ba Dũng không liên quan đến vụ
này.
Năm 2013, có những luồng dư luận ồn ào về việc sửa hiến pháp
theo hướng “phi chính trị hóa quân đội” làm nhóm bảo thủ lo ngại. Cao trào nhất
là việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng “phi chính trị hóa quân đội
là suy thoái lý tưởng XHCN”. Liệu tướng Tỵ có liên quan gì vào không, khi mà
trên website “tự công bố là chính thức”- www.dobaty.net
đều không hề có dấu hiệu nào về cờ đỏ búa liềm hay các tuyên huấn của đảng như
website của các ủy viên TW đảng khác. Thay vào đó là các tin về hoạt động của
chính phủ và các bài viết mang tư tưởng tiến bộ xã hội.
Tướng Tỵ còn một cú “ghi bàn” trong sự kiện giàn khoan
HY-981. Khi đó Campuchia, sau chuyến thăm của Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Trung Quốc
Phòng Phong Huy tháng 5/2014, đã “im lặng” về vấn đề giàn khoan. Tháng 06/2014,
sau chuyến đi Campuchia của tướng Tỵ, Campuchia ngay sau đó cũng lên tiếng ủng
hộ VN. Cũng trong thời kỳ giàn khoan, các hoạt động nhộn nhịp về ngoại giao quốc
phòng của VN với các nước Asean khác như Philippin, Indonesia cũng do tướng Tỵ
xúc tiến và chủ trì.
Tương lai Quân Đội Việt Nam
Như vậy có thể thấy rõ, chiến lược “thoát Trung” trong quân
đội và quan hệ quân đội Việt-Mỹ có những bước khởi đầu “sang trang” như hôm nay
là thành quả của một kế hoạch lâu dài của hai bên. Việc ngày hôm nay đón Đại Tướng
Martin Dempsey sang Việt Nam là thành quả của một xu thế “thoát Trung” ở quân đội
của nhiều tướng lĩnh Việt Nam trong nhóm cải cách. Họ đã tận dụng sự “phân
công” của Bộ Chính Trị để âm thầm phát triển thế lực nội bộ, định hướng thế cuộc
theo hướng có lợi cho nhóm mình, chứ không phải “do ông Nghị sang Mỹ” như nhóm
bảo thủ đang cố gắng tuyên truyền để “tranh công” và lấy uy tín với nhân dân.
Hi vọng rằng với đà đi lên của tư duy dân chủ pháp trị theo
xu thế chung của quốc tế , hình ảnh tương lai của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ
mang dáng dấp theo kiểu “website tự công bố là chính thức của Tướng Đỗ Bá Tỵ”.Không
“mang theo” các tuyên huấn của đảng hay chút dấu ấn nào của cờ đỏ búa liềm.
Quân Đội là phải thế, chỉ chiến đấu và hi sinh vì quốc gia, vì bảo vệ dân tộc,
không nên và không thể là công cụ của bất kỳ đảng phái chính trị nào.
*********
Tư liệu dùng trong bài viết:
Nguyễn An Dân
Toi rat mong, nhưng nhan xet cua tac gia vê mot (hay nhiêu) ong tương trong hang ngu QĐNDVN la đung sư that. Tương lanh la nhưng ngươi yêu nươc, thương dan, đươc huan luyên đê chi huy si quan, binh si, săn sang chiên đau "giư vưng chu quyên, bao vê to quoc", đem lai "thanh binh, an nguy" cho toan dan. Tương lanh, quan đoi chi trung thanh vơi "to quoc & nhan dan". Tương lanh, quan đoi khong thê bi chi phoi, điêu khiên bơi bat cư đang phai, to chưc chinh tri nao. Tương lanh con co bon phan phai dung "uy tin", va ngay ca "quan đoi" dươi quyên trong nhiêm vu "trư gian, diêt bao", đem lai cuoc song thưc sư "tư do, thanh binh, am no, hanh phuc" cho muon dan.
Trả lờiXóaMong rằng đây sẽ là sự thật!
Trả lờiXóaNhưng tướng lãnh QDNDVN phần lớn phải là đảng viên, do đó họ bắt buộc phải theo lịnh đảng và trung thành bảo vệ đảng.
Trả lờiXóa