Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIẤC MƠ VIỆT NAM

Bình Minh
Viết vào ngày tang Yên Bái, 2011

1.

Tháng sáu

khí hậu Hoa Thịnh Đốn thật oi nồng,
nhưng vẫn không ngăn được những giọt lệ, những xúc động khi chứng kiến những đứa con Việt Nam nhận văn bằng tốt nghiệp trong buổi lễ ra trường.

Mộng chăng ??
Khi nghe các em,
những đứa con cùng mang giòng máu da vàng, chia xẻ với nhau – Giấc Mơ Việt Nam.

Giấc Mơ Việt Nam,
của các em,
là giấc mơ – hồi sinh sức sống dân tộc, đổi mới đất nước.

Một đất nước,
mà trong đó,
dân tộc phải có quyền tự quyết, quyền làm người dược tôn trọng và bào vệ, xã hội công bằng pháp trị, người dân được sống trong độc lập, dân chủ, hạnh phúc và tự do.

Những đứa con tuổi mới hai mươi - sinh ra lớn lên trong một hoàn cảnh giáo dục suy đồi, đạo đức bị quên lãng, cùng những đứa con sinh ra lớn lên tại đất nước Hoa Kỳ – với hình ảnh quê hương Việt Nam là những gì rất mờ ảo trong trí tưởng tượng, vậy mà các em, tất cả đều sớm nhận thức được mối lâm nguy của đất nước, quyết đem kiến thức học hỏi xứ người về cải tổ xã hội, vực lại sức sống quê hương.

Tôi lại tự hỏi,
Mộng chăng ?
Không, không
Thực đấy.

Vui quá,
niềm vui không thể nào tả xiết. 

2.

Ngày bốn tháng sáu
Cái nắng
gay gắt của Hoa Thịnh Đốn,
có vẻ dịu hơn,
dịu hơn vì cơn mưa mát trời cuối ngày hay vì nỗi vui từ các bạn trẻ Việt Nam mang đến ?

Kệ,
tôi không cần biết,
niềm hân hoan từ mấy hôm nay
ôm choàng lấy tôi, reo vui trong lòng,
cứ như,
người tình ra đi thuở xưa, nay bỗng trở về.

Ngày bốn tháng sáu,
Ngày kỷ niệm, hai mươi hai năm – cuộc tàn sát rung đông thế giới, tại Thiên An Môn.

Ngày bốn tháng sáu,
những người bạn trẻ của tôi,
tại Hoa Thịnh Đốn,
kể cho tôi nghe,
những ấp ủ của các em qua hình ảnh đấu tranh của sinh viên thanh niên Trung Quốc,
lòng yêu nước,
tinh thần quả cảm …

Với ước vọng dân chủ
mắt các em rực sáng,
ánh lên niềm tự hào tin tưởng

Ngày bốn tháng sáu,
ngày tôi chào đời,
ngày tôi được hồi sinh,

Tôi thấy quanh tôi,
là hình ảnh những Trần Quốc Toản
mắt rực sáng, thề quyết
“phá cường địch”
đánh đuổi xâm lăng

nước mắt tôi lăn dài,
thành dòng….

Cám ơn các bậc sinh thành,
đã nuôi dưỡng rèn luyện các em thành những con người ý thức, có tinh thần bất khuất cho dù bất cứ trong hoàn cảnh nào.

Cám ơn các em,
các em đã cho tôi hy vọng,
những hy vọng tưởng chừng như tắt ngúm,
về thế hệ thanh niên qua những lần về thăm quê hương,
qua những lần đứng ngẩn ngơ nhìn hàng loạt thanh thiếu niên phóng xe gắn máy, chạy như điên cuồng không mục đích vòng quanh bùng binh nơi các thành phố lớn vào mỗi chiều tối, hay qua những lần che mặt vội vã bước đi, tránh phải nhìn thấy những cặp thanh niên thiếu nữ đang ôm ấp sổ sàng, lố nhố ngồi ngập cả công viên.

Nắm chặt tay các em,
Tôi muốn ôm hết tất cả vào lòng,
Để chúng ta – cả già lẫn trẻ
Xác định quyết tâm và thắp cao hy vọng …

Mai,
các em về lại quê hương,
lăn sả vào cuộc sống đầy bất ổn với hành trang trách nhiệm tuổi trẻ.
Tôi ở lại, tiếp tục rảo bước
tiếp tục kiếm tìm
những người đồng hành.

Vai các em, và cả vai tôi – oằn thêm trách nhiệm 

3.

Rồi,

Cũng vào những ngày đầu tháng sáu, hai ngàn mười một,
Tôi lại choáng ngợp bởi những tin tức tới tấp gửi về: qua Facebook và điện thoại di động một loạt điện thư xuất hiện chuyển đạt lời kêu gọi biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng của thanh niên sinh viên. Nào áo, nào huy hiệu cho ngày xuống đường được các bạn trẻ đón nhận sửa soạn rất nồng nhiệt…

Khí khái tuổi trẻ hòa cùng sức mạnh truyền thông đã biến ngày chủ nhật thành ngày xuống đường lịch sử.

Ngày năm tháng sáu,
trên khắp nẻo đường đất nước, Sài gòn - Hà nội
thanh niên sinh viên biểu tình chống Trung quốc xâm lăng.
Tuổi trẻ mạnh dạn đứng lên bất chấp những đe dọa – để được nói lên tiếng nói bất khuất từ trái tim – để được thể hiện tinh thần quật cường.

Mộng ư ???
Không,
Thực đấy.

Những giọt lệ lại trào lăn trên má,
của tôi, và của những người đồng cảm.

Tôi liên tưởng đến giọt lệ của mục sư Jessie Jackson và của những người da đen trên màn ảnh truyền hình năm xưa, năm 2008 khi họ chứng kiến thanh niên Obama đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Sự chờ đợi quá lâu, đến độ tắt cả hy vọng – bây giờ là sự thật đã tạo thành những giọt lệ chân thành sung sướng không thể nào cầm được. Những giọt lệ lịch sử này đã được giới truyền thông chiếu đi chiếu lại nhiều lần thật lâu trên màn ảnh truyền hình Hoa Kỳ.

Nhìn hình ảnh,
đọc bài tường thuật
của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn,
“…những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đã khóc khi tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc.
Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống”.


Những giọt lệ đồng cảm ,
cứ thế lăn dài, lăn dài -
theo hình ảnh và những dòng chữ đang được truy cập về buổi tuần hành nức lòng dân chúng.

Mộng chăng ?
Không, không
Thực đấy

Tôi dụi mắt,
bài thơ của Hoàng Phong Linh, bỗng bay qua trí nhớ

Tôi lẩm nhẩm
Mẹ Việt Nam ơi,
chúng con vẫn còn đây
nếu Mẹ sinh ra những đứa con ngoan quật cường, thì
Mẹ cũng đang có những đứa con ngỗ nghịch, vong ơn bạc nghĩa.

Những đứa con mê ngủ,
thay vì yểm trợ, hòa nhập,
lại bắt bớ, cản ngăn làn sóng yêu nước dâng tràn cùa thanh niên.

Tại sao ???
Tại sao ???

Quyết Tâm Bảo Vệ Tổ Quốc,
là một hành động yêu nước
đáng được cổ vũ khuyến khích,
cớ sao các người kia lại cam tâm dập tắt ???

Liệu có dập tắt được không
những nguyện vọng đồng bào ?
Liệu áp bức được bao lâu
khi giờ lịch sử sắp điểm ?

Tôi thở dài,
lo âu cho số phận của những kẻ phản bội

Dĩ nhiên,
nếu không quay về cùng đồng bào dân tộc
thì họ phải đền tội.
Phản quốc, bán nước
dù chủ mưu hay a tòng đều là tội ác không thể nào tha thứ.

Thực đấy,

Bình Minh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét