(Câu chuyện nhiều kỳ)
Phan Văn Song
Các em hãy đấu tranh để đòi lại cái quyền tự quyết, cái quyền công dân của các em: quyền ăn nói, quyền phát biểu, quyền ý kiến, quyền không đồng ý, quyền biểu tình, quyền đình công, quyền không đi làm, quyền không vâng lời, quyền không chấp hành, quyền phản kháng và QUYỀN PHẪN NỘ !
Trong bài kỳ 1, chúng tôi đã cùng chia sẻ với các em, mổ xẻ những huyền thoại, những thành tích lịch sử vẽ vang, đã là những chướng ngại vật, đã làm vướng víu những suy nghĩ của người Việt Nam nói chung và của chúng ta nói riêng.
Cái khó khăn để có một mô hình cho một Việt Nam tương lai tử tế của chúng ta là cái quá khứ nặng nề đầy vinh quang của chúng ta. Một lịch sử anh hùng, đấu tranh triền miên, 1000 năm nô lệ Tàu không mất tiếng Việt, (nhưng phải dùng chữ Hán làm chữ viết – dù có chữ Nôm đi nữa, gốc gác chữ Nôm cũng là chữ Hán bóp méo, lắp ráp - thử so sánh với Đại Hàn hay Nhựt bổn, để bớt đi tý nào lòng tự hào dân tộc !
May thay ngày nay ta có chữ quốc ngữ ! gracias maestri, cám ơn các Cha Cố Thiên Chúa Giáo !) 100 năm thuộc địa Tây, ta vẫn còn chất người Việt. Quá khứ anh hùng ấy cộng với huyền thoại của Đảng Cộng sản quốc tế thắng cuộc, xâm lược đất nước ta làm não trạng chúng ta tê liệt.
Chúng ta mất phương hướng, chúng ta bị lầm rằng Cộng sản đã xóa bỏ thời phong kiến, phương châm bài phong đả thực đã đánh lầm chúng ta. Chúng ta không thề thay đổi, canh tân đất nước được. Phải lựa chọn, giữa dân tộc và ngoại lai, không dám “theo” phương Tây, quá khứ thực dân nặng nề, vì vậy “chọn” Tàu, chọn Khổng tử, và vướng víu trong những cái phải, phải, phải thế nầy, phải thế nọ……
Thử nhìn về phía Bắc, xa hơn nước Tàu một tí, dân Nhựt bổn dùng hai loại chữ song song, chữ viết gốc Hán, cạnh chữ viết bằng mẫu tự la tinh, ra đường mặc âu phục đi làm, về nhà kimono với vợ con, không tư- ti không mặc cảm, hai cách suy nghĩ song song. Cạnh bên Nhựt bổn, Đại Hàn, Bà tân Tổng thống họ Park tuyên thệ Tổng thống mặc âu phục, đi dạ hội mặc quốc phục…
Thử nhin về phía Nam, xem mô hình một quốc gia không có lịch sử lập quốc, không có quá khứ anh hùng, thiên nhiên đãi ngộ. Một đất hình thành hình bởi một nhóm người có quyết tâm, có ý chí, có cái tâm, có cái tầm, dám nghĩ dám làm: Singapore. Khi thành lập Singapore, đòi độc lập, ra khỏi liên bang Mã lai, họ không sợ láng giềng xâm chiếm, không sợ mình nhỏ bé… Những người cha lập quốc Singapore rất tự tin và không sợ. Việt Nam, trái lại, có dám tuyên bố ra khỏi ảnh hưởng Trung Cộng không?
Sợ Tàu đánh ư? Tàu đánh rồi, sau cuộc chiến ngắn ngủi ấy, hai thằng ngất ngư, phe ta gần chết, phe Tàu cũng bá thở. Tàu ngày nay, giàu có như vậy thiệt hại về phía Tàu chắc chắn nhiều hơn. Nhưng cái sợ của Việt Nam là mất Đảng?. Đánh nhau Tàu Việt xong có thể cả hai thằng đếu mất Đảng cả? Vì thế Hà nôi đàn áp dân vì sợ xung đột với Tàu, hai Đảng đều mất ghế?
Một quốc gia như Singapore, chỉ mới thành lập gần đây thôi, không có lịch sử hào hùng, không có 4000 năm văn hiến, không có chữ viết, có người còn bảo không có văn hóa nữa. Dân chúng không cũng một dân tộc, người thì dân tộc Hoa - mà Hoa, mà Hoa thì cũng năm ba thứ Hoa, kẻ thì Quảng, người thì Tiều, nọ thì Hẹ, thì Phước Kiến…- cạnh dân tộc Hoa còn có dân tộc Mã lai, Ân độ, chưa kể dân da trắng gốc âu châu…Nhưng khi nào người dân lúc nào cũng nhận họ là “ I am singaporian " một cách hảnh diện. Họ đâu có cái tự hào “Chuyện Kiều còn, tiếng Việt còn”. Họ dùng Anh ngữ trong giáo dục, đi học, đi làm, giao dịch, trong ngày; nhưng về nhà với cha mẹ, với vợ con, … Tiều nói Tiều, Quảng nói Quảng, Mã lai nói Mã lai, Ấn nói Hindi, …Và già trẻ gì cũng nói được tiềng Anh, vì bắt buộc. Họ rất tự nhiên, thoải mái, sống song song với hai mội trường văn hóa khác nhau.
Trong bài kỳ 1, chúng tôi đã cùng chia sẻ với các em, mổ xẻ những huyền thoại, những thành tích lịch sử vẽ vang, đã là những chướng ngại vật, đã làm vướng víu những suy nghĩ của người Việt Nam nói chung và của chúng ta nói riêng.
Cái khó khăn để có một mô hình cho một Việt Nam tương lai tử tế của chúng ta là cái quá khứ nặng nề đầy vinh quang của chúng ta. Một lịch sử anh hùng, đấu tranh triền miên, 1000 năm nô lệ Tàu không mất tiếng Việt, (nhưng phải dùng chữ Hán làm chữ viết – dù có chữ Nôm đi nữa, gốc gác chữ Nôm cũng là chữ Hán bóp méo, lắp ráp - thử so sánh với Đại Hàn hay Nhựt bổn, để bớt đi tý nào lòng tự hào dân tộc !
May thay ngày nay ta có chữ quốc ngữ ! gracias maestri, cám ơn các Cha Cố Thiên Chúa Giáo !) 100 năm thuộc địa Tây, ta vẫn còn chất người Việt. Quá khứ anh hùng ấy cộng với huyền thoại của Đảng Cộng sản quốc tế thắng cuộc, xâm lược đất nước ta làm não trạng chúng ta tê liệt.
Chúng ta mất phương hướng, chúng ta bị lầm rằng Cộng sản đã xóa bỏ thời phong kiến, phương châm bài phong đả thực đã đánh lầm chúng ta. Chúng ta không thề thay đổi, canh tân đất nước được. Phải lựa chọn, giữa dân tộc và ngoại lai, không dám “theo” phương Tây, quá khứ thực dân nặng nề, vì vậy “chọn” Tàu, chọn Khổng tử, và vướng víu trong những cái phải, phải, phải thế nầy, phải thế nọ……
Thử nhìn về phía Bắc, xa hơn nước Tàu một tí, dân Nhựt bổn dùng hai loại chữ song song, chữ viết gốc Hán, cạnh chữ viết bằng mẫu tự la tinh, ra đường mặc âu phục đi làm, về nhà kimono với vợ con, không tư- ti không mặc cảm, hai cách suy nghĩ song song. Cạnh bên Nhựt bổn, Đại Hàn, Bà tân Tổng thống họ Park tuyên thệ Tổng thống mặc âu phục, đi dạ hội mặc quốc phục…
Thử nhin về phía Nam, xem mô hình một quốc gia không có lịch sử lập quốc, không có quá khứ anh hùng, thiên nhiên đãi ngộ. Một đất hình thành hình bởi một nhóm người có quyết tâm, có ý chí, có cái tâm, có cái tầm, dám nghĩ dám làm: Singapore. Khi thành lập Singapore, đòi độc lập, ra khỏi liên bang Mã lai, họ không sợ láng giềng xâm chiếm, không sợ mình nhỏ bé… Những người cha lập quốc Singapore rất tự tin và không sợ. Việt Nam, trái lại, có dám tuyên bố ra khỏi ảnh hưởng Trung Cộng không?
Sợ Tàu đánh ư? Tàu đánh rồi, sau cuộc chiến ngắn ngủi ấy, hai thằng ngất ngư, phe ta gần chết, phe Tàu cũng bá thở. Tàu ngày nay, giàu có như vậy thiệt hại về phía Tàu chắc chắn nhiều hơn. Nhưng cái sợ của Việt Nam là mất Đảng?. Đánh nhau Tàu Việt xong có thể cả hai thằng đếu mất Đảng cả? Vì thế Hà nôi đàn áp dân vì sợ xung đột với Tàu, hai Đảng đều mất ghế?
Một quốc gia như Singapore, chỉ mới thành lập gần đây thôi, không có lịch sử hào hùng, không có 4000 năm văn hiến, không có chữ viết, có người còn bảo không có văn hóa nữa. Dân chúng không cũng một dân tộc, người thì dân tộc Hoa - mà Hoa, mà Hoa thì cũng năm ba thứ Hoa, kẻ thì Quảng, người thì Tiều, nọ thì Hẹ, thì Phước Kiến…- cạnh dân tộc Hoa còn có dân tộc Mã lai, Ân độ, chưa kể dân da trắng gốc âu châu…Nhưng khi nào người dân lúc nào cũng nhận họ là “ I am singaporian " một cách hảnh diện. Họ đâu có cái tự hào “Chuyện Kiều còn, tiếng Việt còn”. Họ dùng Anh ngữ trong giáo dục, đi học, đi làm, giao dịch, trong ngày; nhưng về nhà với cha mẹ, với vợ con, … Tiều nói Tiều, Quảng nói Quảng, Mã lai nói Mã lai, Ấn nói Hindi, …Và già trẻ gì cũng nói được tiềng Anh, vì bắt buộc. Họ rất tự nhiên, thoải mái, sống song song với hai mội trường văn hóa khác nhau.
Đây,
xin mở dấu ngoặc để nói riêng với người Việt hải ngoại ta. Chúng ta hãy tự vấn
lòng: người Việt hải ngoại ta, bao nhiêu người, khi đi du lịch ngoại quốc, tự
giới thiệu mình là “ je suis français “ hay “I am american’, hay “ I am
australian” hay “I am British” ? Phe ta thường né bằng “je suis citoyen
français” hay bằng những “I am US citizen”
hay I come from… Chúng ta vướng víu với gốc gác, ta là người Việt Nam !
Cũng xin cảm ơn và vinh danh tất cả chúng
ta người Việt hải ngoại, chúng ta không bỏ chất Việt được. Như các con tôi thường
kháu nhau, khi lay hoay không biết ăn gì, Pizza hay MacDo, rủ nhau đi ăn phở, chúng
thường đùa với nhau “On est des Viets !”
Cậu trai trai cả của mình, họa sĩ Cyril Kongo
Phan, có bà agent đại diện lo việc thương mãi khu vực Á đông bán tranh cho cháu,
người Singapore. Bà Tiến sĩ-Dr Esther Shu, bỏ nghề ngân hàng, mở agency và
gallery đại diện các nghệ sĩ Pháp tại Á đông,
các bà biết nói tiếng Quảng đông, vì quá khứ bà có sống vài năm, làm việc
ở một ngân hàng bên Hong Kong, bà nói tiếng Tiều vì gia đình gốc Tiều Châu, dỉ
nhiên bà nói tiếng Quan thoại, vì gốc Hoa, nhưng bà nói được cả tiếng Thái lan cũng
tại vì có sống mấy năm ở Chiang Mai và Bangkok, bà biết tiếng Miến điện vì ở Chiang
Mai bằc Thái lan, khách hàng người Miến nhiều. Và khỏi giới thiệu, khi bà nói chuyện với tôi,
bà dùng tiếng Anh và … tiếng Pháp vì bà là dân singapore, vì hệ thống giáo dục
singapore dùng Anh ngữ làm ngôn ngữ làm việc và giao dịch, và bà chọn Pháp văn làm ngoại ngữ, khi học trung học. Bà
chỉ có bằng Tiến sĩ về quản trị ngân hàng thôi, bà không phải là một nhà nghiên
cứu ngoại ngữ gì cả. Khi bà dùng Pháp ngữ để nói chuyện bà vẫn bị vướng víu về
những từ sử dụng rất “sách vở” không thông dụng, và bà rất sung sướng và thành
thực cám ơn khi được người đối thoại chỉnh sửa.
Giới thiệu trường hợp của Dr Shu với với các
em như vậy không phải để khoe khoang rằng tôi gặp được người tài giỏi. Tôi chỉ
mong các em thoát khỏi cái “hãnh diện dân
tộc giả tạo của một hệ thống tư tưởng giả tạo huyền thoại” phải là đảng viên một
đảng anh hùng, phải là con em một dân tộc
anh hùng, có ngàn năm lịch sử, phải là con Rồng cháu Tiên, phải thuộc giòng máu
anh hùng, phải có văn hóa có hơn 2000 năm của Khổng tử Mạnh tử…
Các em phải biết tự lực cánh sinh, phải có ý
chí, phải quyết tâm, không cần phải con anh hùng, không cần phải con Đức Trần,
Vua Lê, cháu Bà Trưng bà Triệu mới làm được sự nghiệp. Cậu bé Philippe Rösler,
một đứa trẻ mồ côi được một gia đình Đức nuôi và cho ăn học, nay đã là một nhà
ngoại giao lớn của một quốc gia lớn ở Âu Châu (ông là một Bác sĩ Y khoa, đã từng
là Phó Thủ thướng, Tổng trưởng, Chủ tịch Đảng của nước Đức, một quốc gia có một
quá khứ kỳ thị chủng tộc) chứng tỏ con người không cần gốc gác, chỉ cần gặp được
môi trường và có ý chí mà thôi.
Dĩ nhiên phải có môi trường, vì vậy ngày hôm nay, các anh từ hải ngoại với đôi giòng nầy mong các em, nếu thật tình thương quê hương, cố gắng thay đổi tạo một nếp suy nghĩ mới, cùng với của gia đình, với láng giềng bà con, với xã hôi, với các thế hệ đang cầm quyền hay sẽ cầm quyền, tạo một não trạng mới, đề cùng nhau xây dựng kiến thiết một môi trường hài hòa cho các thế hệ Việt Nam tương lai, cho một Việt Nam tương lai tử tế.
Dĩ nhiên phải có môi trường, vì vậy ngày hôm nay, các anh từ hải ngoại với đôi giòng nầy mong các em, nếu thật tình thương quê hương, cố gắng thay đổi tạo một nếp suy nghĩ mới, cùng với của gia đình, với láng giềng bà con, với xã hôi, với các thế hệ đang cầm quyền hay sẽ cầm quyền, tạo một não trạng mới, đề cùng nhau xây dựng kiến thiết một môi trường hài hòa cho các thế hệ Việt Nam tương lai, cho một Việt Nam tương lai tử tế.
Hãy bỏ đi những:
Huyền thoại Cách Mạng:
Việt Nam phải có cuộc cách mạng để canh tân ?:
Cái Ác là
bắt buộc, đổ máu bắt buộc ? vì cái Thiện
cám dỗ ?
Thế kỷ thứ 20 mang đến chúng ta những gi?
Những gì xấu xa nhứt: chế độ độc tài. Dưới hai
hình thức: Cộng sản chủ nghĩa và Na–zi
chủ nghĩa. Hai chủ nghĩa nầy đã tàn sát cả hàng triệu người : hành quyết, giam
cầm tập trung tù đày, hành nhục hàng triệu nhơn mạng. Và khốn nạn hơn, những
hung thủ ấy hành động nhơn danh tình yêu nhơn loại, nhơn danh sự tiến bộ của
nhơn loại.
Cũng may thay cho chúng ta những người con của
Mẹ Việt Nam, một phần của thế giới vẫn còn những quốc gia tiên tiến, dân chủ, vẫn còn có tình
thương, vẫn còn có tình cứu trợ. May thay vẫn còn một thế giới dân chủ, trên một
phần của Trái đất, nhờ vậy một nhóm người Việt Nam chúng ta có được đất dung
thân để xây dựng lại cuộc sống mới, và mang được Mẹ Việt Nam qua tỵ nạn nơi
khung trời mới.
Và cũng trái lại, cũng vì hai chữ Dân chủ ấy,
và cũng vì nhơn danh tình thương nhơn loại ấy, cũng bởi cái lòng vị tha, chia sẻ
“quan niệm dân chủ” ấy, phe Dân Chủ ta,
phe của “Thế Giới Tự Do” cũng không ngần ngại, nhơn danh lòng Thiện trừ Gian diệt Ác, nhơn
danh quan niêm Dân Chủ, nhơn danh Công bằng, Công lý dùng vũ khí để trừ gian gây chiến tranh và chết
chóc, để “giải phóng các dân tộc đang bị sống trong tăm tối, trong độc tài “,
ngày nay chết chóc vẫn còn tiếp diễn mỗi ngày trên ngay nơi đất “giải phóng” :
A phú Hản, I rak, Mali… Ai giải phóng
ai ?
Hồi thời Trung cổ Âu châu, cũng đã có xung đột
giữa hai cái Thiện rồi. Nào là những cuộc
Thánh chiến, nào là cuộc chiến tranh chấp giữa Tin lành Giáo và Thiên Chúa Giáo
La mã. Ngày nay, thánh chiến Djihad của Hồi Giáo chống Thiên Chúa Giáo, tranh
chấp giữa hai nhóm Shia và Sunni giữa Hồi giáo với nhau. Tất cả đều nhơn danh
Thiên Chúa mà giết nhau !
May thay trong cái không gian ấy vài nhơn vật
giúp chúng ta có những bài học để suy nghĩ: Germaine Tillon, Đức Đạt Lai Lạt
Ma, Nelson Mandela, Cựu Tổng Thống Lula, Bà Aung San Suu Kyi, Mahatma Gandhi …Và
người cuối cùng vừa mất ngày hôm nay 27 tháng 2 năm 2013, thọ 96 tuổi, văn hào Stephane Hessel, với
tác phẩm cuối cùng để đời “Indignez – vous ! Hãy phẩn nộ đi !”. Mỗi người một vẽ
giúp chúng ta suy nghĩ, giúp chúng ta đấu tranh chống Tội Ác, giúp chúng ta những
bài toán Hướng Thiện.
Ngày hôm nay chúng ta thử Ôn Cố, xét lại những
Huyền thoại, để đi tìm một Lẽ Phải, Công
lý, một Công Bằng. Chúng ta không Ôn Cố
để hoài niệm, để nuối tiếc, để ca tụng, ôm quá khứ để khóc nhớ một thời huy
hoàng nào đó !
Chúng ta ôn cố để tìm những bài học.
Huyền thoại lãnh đạo:
Vừa qua việc nhà báo, nhà thơ Nguyễn Đắc Kiên
viết chỉnh ông Nguyễn Phú Trọng, để đến nổi mất việc làm, về cái nhận xét của một
ông, chỉ là Tổng Bí Thư một Đảng, dẩ là Đảng cầm quyền đi nữa, dám phán xét tất
cả nhơn dân của một đất nước, cho rằng tình hình người dân của đất nước đã đến
thời kỳ suy thoái: suy thoái vì DÁM đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp, suy thoái vì DÁM
đòi phải phi chánh trị hóa Quân Đội, suy thoái vì DÁM đòi Đa nguyên Đa đảng,
suy thoái vì DÁM ký tên chống Tàu, dám khiếu kiện, dám biểu tình.
Ông Nguyễn Phú Trọng, dù là Tông Bí thư một Đảng Chánh trị đi nữa, quên rằng người suy thoái chính là ông vì ông không biết được những cái tội DÁM ấy, đấy là quyền của người dân, là CÁI QUYỀN CON NGƯỜI là đòi hỏi, là can thiệp, đề nghị và phát biểu những ý kiến mình. Nhơn danh Tổng Bí Thư một Đảng thủ cựu ông có QUYỀN không đồng ý để … - bảo vệ cái ghế của ông ? cái đảng của ông ? – hay ông có những tâm tư thầm kín nào đó, thật tình người dân và chúng tôi cũng không cần biết - nhưng ông chỉ có quyền phát biểu trong phạm vi đảng của ông thôi. Chúng tôi không đánh giá nội dung câu nói, lập trường của ông mặc dù tôi không đồng ý, tôi chỉ đánh giá cái chổ đứng của Đảng quý ông ngày nay hoàn toàn đứng ngoài lịch sử tiến triển của đất nước. Chúng tôi không gọi ông là Trọng Lú Trọng Đần, như người dân Việt Nam trong nước vẫn gọi ông, vi chúng tôi trọng những độc giả chúng tôi, vì chúng tôi tự trọng; chúng tôi nghĩ khi nói như vậy chỉ làm ô nhiểm tư tương và giòng chữ viết cho độc giả và của chính chúng tôi.
Ông Nguyễn Phú Trọng, dù là Tông Bí thư một Đảng Chánh trị đi nữa, quên rằng người suy thoái chính là ông vì ông không biết được những cái tội DÁM ấy, đấy là quyền của người dân, là CÁI QUYỀN CON NGƯỜI là đòi hỏi, là can thiệp, đề nghị và phát biểu những ý kiến mình. Nhơn danh Tổng Bí Thư một Đảng thủ cựu ông có QUYỀN không đồng ý để … - bảo vệ cái ghế của ông ? cái đảng của ông ? – hay ông có những tâm tư thầm kín nào đó, thật tình người dân và chúng tôi cũng không cần biết - nhưng ông chỉ có quyền phát biểu trong phạm vi đảng của ông thôi. Chúng tôi không đánh giá nội dung câu nói, lập trường của ông mặc dù tôi không đồng ý, tôi chỉ đánh giá cái chổ đứng của Đảng quý ông ngày nay hoàn toàn đứng ngoài lịch sử tiến triển của đất nước. Chúng tôi không gọi ông là Trọng Lú Trọng Đần, như người dân Việt Nam trong nước vẫn gọi ông, vi chúng tôi trọng những độc giả chúng tôi, vì chúng tôi tự trọng; chúng tôi nghĩ khi nói như vậy chỉ làm ô nhiểm tư tương và giòng chữ viết cho độc giả và của chính chúng tôi.
Đây là một huyền thoại phải được các em lột bỏ:
một đất nước phải có người, có đảng lãnh
đạo. Phải bỏ đi những cuộc đi tìm, đi kiếm quân chủ anh minh, anh thư đất nước,
thần tượng lãnh đạo.
Thế hệ đàn anh, cha chú các anh đã bao lần thất
vọng, vì cuối cùng bị một nhóm người nhơn danh lãnh đạo lường gạt. Thoạt đầu cả
nước, cùng nhau quyết chí chống thực dân, giải phóng đất nước, tìm đồng minh để
tạo thế lực, tìm quân chủ để làm tinh cầu dẫn lộ, tìm chủ nghĩa để tìm phương
chánh trị, tìm chủ thuyết để tạo hướng tin tưởng… Cuối cùng phe thắng cuộc là
phe biết sử dụng tất cả những mánh khóe xảo trá nhứt, biết nói láo, biết mỵ dân,
biết tàn ác, biết đàn áp dân chúng mình. Được Độc lập, cầm quyền từ năm 54 đến
năm 75, cướp miền Bắc Việt Nam, chế độ Cộng sản, chế độ bên Thắng Cuộc xây dựng
được gì ?, tạo gì cho dân ? Thịnh Vượng, Hạnh Phúc đếu là bánh vẽ. Trái lại dìm
dân mình trong bể máu với Cải cách ruông đất, trong bể khổ với chế độ bao cấp,
trong sắp hàng tem phiếu, trong thiếu thốn, mổi người một thước vãi, vài cân gạo,
tí thịt, tí đường, và hứa hẹn với dân, vẽ bức tranh giấc mơ viễn tượng giải phóng
xâm chiềm Miền Nam Việt Nam lúa gạo phì
nhiêu để có ăn.
Thế hệ đàn anh các anh, thế hệ các anh, sống ở miền Nam Việt Nam, phe
của những người lựa chọn lẽ phải, lựa chọn cái tử tế, lựa chọn thế thủ, ôn hòa,
tránh đánh nhau, lo làm ăn, có đánh nhau cũng tự vệ, xây dựng, kiến thiết quốc
gia, khẩn hoang lập ấp. Thế hệ đàn anh các anh và thế hệ các anh là thế hệ vì tránh
né, cuối cùng phải bỏ nhà, bỏ quê hương, ra đi…Các anh không muốn chiến tranh,
các anh chỉ muốn sống yên lành. Từ những phong trào Dinh tê của những năm
48/49, đến phong trào Di cư năm 54 và cuối cùng những cuộc Di tản và Vượt Biên
năm 75/80, kể cả những kẻ còn sống, còn sót, thân tàn ma dại, đã trả nợ quỷ thần
xong, vẫn không sống yên được (ai cho ?) Sau những ngày tháng tù đày khi trở về,
cũng phải đành gạt lệ vượt biên, hoặc ra đi có trật tự, hảnh diện “được ở tù trên
3 năm” để được vào chương trình HO hay ODP của Mỹ, bỏ của chạy lấy người đi tìm
đất tự do để làm lại cuộc đời, xây dựng lại mái nhà gia đình.
Hệ quả là ngày nay ?
một Việt Nam với một trật tự xã hôi chủ nghĩa, với một chủ thuyết cộng sản đảng trị, một mô hình kinh tế mafia-phe phái-gia đình tập trung quyền lực thương mại kinh tế trong tay các đại gia, capi mafiosi, là đảng viên to, gộc, là chánh ủy, là chủ những gia đình “cách mạng” lớn, cả nhóm xúm lại, chia đất nước thành những “vùng ảnh hưởng” lớn thâu thuế, làm ăn, và cuối cùng toàn đất nước gồm trong tay của nhóm “ba tên Capi del Capi (thủ lãnh của các thủ lãnh) là “tam đầu chế Sang Trọng Dũng”.
một Việt Nam với một trật tự xã hôi chủ nghĩa, với một chủ thuyết cộng sản đảng trị, một mô hình kinh tế mafia-phe phái-gia đình tập trung quyền lực thương mại kinh tế trong tay các đại gia, capi mafiosi, là đảng viên to, gộc, là chánh ủy, là chủ những gia đình “cách mạng” lớn, cả nhóm xúm lại, chia đất nước thành những “vùng ảnh hưởng” lớn thâu thuế, làm ăn, và cuối cùng toàn đất nước gồm trong tay của nhóm “ba tên Capi del Capi (thủ lãnh của các thủ lãnh) là “tam đầu chế Sang Trọng Dũng”.
Hình ảnh bi quan của Việt Nam, nay các em đã thấy,
nay, thì tùy các em. Muốn ngày mai còn Việt Nam, muốn có Việt Nam tử tế không ? Hay
chúng ta cừ phải lẩn quẩn trong những cái bàn luận đòi hỏi khơi khơi dân chủ, dân
quyền, nhơn quyền, không bao giờ có được, vì Mafia Cộng sản cầm quyền khộng có
lý do gì để cho, hay đưa lại cho mấy em cả.
Các em
hãy đấu tranh để đòi lại cái quyền tự quyết, cái quyền công dân của các em: quyền
ăn nói, quyền phát biểu, quyền ý kiến, quyền không đồng ý, quyền biểu tình, quyền
đình công, quyền không đi làm, quyền không vâng lời, quyền không chấp hành, quyền
phản kháng và QUYỀN PHẪN NỘ !
Nếu cần, quyền cùng nhau VÀO TÙ.
Vì bao năm nay dân tộc Việt Nam, vì bao năm nay
các em đã ở tù lớn quen rồi, xá gì ba cái lẻ tẻ, hãy rủ nhau vào tù nhỏ càng đông
càng vui. The more the merriest. Để chứng minh cái bất mãn, cái phẫn nộ, cái bất
đồng với Đảng cầm quyền.
Tất cả người Dân trong nước Hãy sắp hàng cùng
nhau vào Tù.
Hồi Nhơn Sơn, 27/02/2013.
Adieu Stéphane Hessel et Merci
Phan Văn
Song
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét