16-2-2013
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của đàm phám
ngoại giao, của các cuộc thượng đỉnh. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong
nhiệm kỳ Obama 1 đã phá kỷ lục công du, bà đi chu du thiên hạ, đàm phán, dự Hội nghi- Thượng
đỉnh nầy, dự Hội Nghi quốc tế kia. Bà đi máy bay nhiều đến nổi ngày nay bà phải
mang một chứng bệnh có thể làm mù mắt.
Sau những Hôi nghị, Hội đàm, Đàm phán đều có những bản tuyên bố, tuyên cáo, thông báo những quyết định, những quy ước làm quy luật đối xử, thi hành. Thế nhưng lịch sử cũng đã chứng minh là những Quy ước, Quy luật quốc tế ấy rất ít được các thành viên thi hành đúng. Những xâm phạm nhiều hơn những tôn trọng, Có thể vì vậy các Tố chức Quốc tế mới đưa ra những cơ quan, cơ chế Cảnh sát Quốc tế, Quân đội Quốc tế, mũ Xanh để Giám Sát, Chế Tài.
Việt Nam ta đã hai lần nạn nhơn : Thời Quốc Gia Việt Nam, sau Hiệp Định Ngưng Bắn Genève 1954, Bắc Việt Cộng Sản xâm phạm, đưa quân đội đột nhập vào Nam Việt ta, tiếp tục cuộc chiến tranh. Thời Việt Nam Công Hòa, sau tháng hai năm 1973, vừa ký xong Hiệp Định Paris, mực chưa ráo thi Cộng sản Bắc Việt đã ồ ạt chuyển quân đột nhập, qua hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, vào miền Nam tấn công ta.
Sau những Hôi nghị, Hội đàm, Đàm phán đều có những bản tuyên bố, tuyên cáo, thông báo những quyết định, những quy ước làm quy luật đối xử, thi hành. Thế nhưng lịch sử cũng đã chứng minh là những Quy ước, Quy luật quốc tế ấy rất ít được các thành viên thi hành đúng. Những xâm phạm nhiều hơn những tôn trọng, Có thể vì vậy các Tố chức Quốc tế mới đưa ra những cơ quan, cơ chế Cảnh sát Quốc tế, Quân đội Quốc tế, mũ Xanh để Giám Sát, Chế Tài.
Việt Nam ta đã hai lần nạn nhơn : Thời Quốc Gia Việt Nam, sau Hiệp Định Ngưng Bắn Genève 1954, Bắc Việt Cộng Sản xâm phạm, đưa quân đội đột nhập vào Nam Việt ta, tiếp tục cuộc chiến tranh. Thời Việt Nam Công Hòa, sau tháng hai năm 1973, vừa ký xong Hiệp Định Paris, mực chưa ráo thi Cộng sản Bắc Việt đã ồ ạt chuyển quân đột nhập, qua hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, vào miền Nam tấn công ta.
Nói tóm lại, các Hiệp ước, các Hiệp định quốc tế được đặt trên nền tảng Công Pháp Quốc
tế chiếu theo những quy ước do tập tục các người tử tế - gentlemen
« deal - nghéo tay » với nhau. Nhưng rủi gặp dân « du côn »
không biết chơi « luật mã thượng- gentlemen aggreement » với nhau, nên
người tử tế như chúng ta chỉ thua thôi ! Việt Nam Công Hòa thua, dân chúng
miền Nam thua, các chế độ chánh trị miên Nam thua, người tử tế thua, thay thế bằng
chế độ du côn, xỏ lá, nói điêu, nói láo, tuyên truyền bịp ! Những từ ngữ mới được lưu hành, như « đểu »
, « dỏm », dể nói lên cái nảo trạng mới của một xã hội mới nầy !
Việt Nam ngày nay, từ hạ từng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, rất nhiều hiện
tượng dỏm, giả, đểu. Bằng cấp đại học giả, dỏm ; hàng hóa giả dỏm ; làm ăn
dỏm, làm ăn đểu ; một nảo trạng « rút ruột công trình », « đào
khoét », « tham nhũng », « ăn chận, của công », « làm
tiền mãi lộ », « bao thư », « tiền đường », « tiền
nhẩm xà », « trà nước » để những thủ tục hành chánh đi nhanh, là những tập tục không thể tránh được ở Việt
Nam ngày nay.
Một không khí « mất niềm tin », kiểm tra, kiểm
kê, người Việt không tin người Việt. Đi siêu thị không được mang giỏ vào, xét các
túi xách, cặp. Hành lý, hàng hóa mang vào Việt Nam phải khai báo, bị xét hỏi …
Hệ thống mạng, Internet bị theo dõi, dòm ngó, kiểm soát chống các bloggers. Báo
chí tư nhơn cấm, không có giấy phép. Chỉ có cơ quan truyền thông Nhà nước do độc
quyền Nhà Nước phát hành ! Cơ quan
ngôn luận độc quyền Nhà nước đã đành, Internet là trang nhà tư nhơn, cá nhơn cũng
bị dòm ngó, kiểm soát. Các báo mạng bị đều kiểm duyệt. Nước Việt Nam ngày nay,
và Trung Quốc là hai quốc gia chống Truyền
Thông số một và số hai trên thế giới. Trong thế giới hoàn toàn toàn cầu hóa,
Trung quốc và Việt Nam vẫn chưa toàn cầu hóa truyền thông và thông tin được .
Nhưng Trung Cộng và Việt cộng lại vẫn tiếp tục tham gia toàn cầu hóa Hội nghị
quốc tế , có mặt gần khắp năm châu tham duyụ các cuiộc Hội họp quốc tế. Thật là
một trò hề ngoại giao. Đi ra ngoài ngoại giao vung vít, như về nhà thì bịt kín thông tin.
Thôi ta hãy
trở về với các Hội nghị quốc tế. Ngày nay, với những tập tục ngoại giao, con số
những cuộc họp thế giới càng ngàg càng nhiều. Một chút gì, một chuyện gì cũng họp
quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hóa chánh trị, tình hình Biển Đông Việt
Nam sôi sục, bị Tàu xâm chiếm ư ?
Ta họp thượng đỉnh, ta họp các nguyên thủ
quốc gia, Đông Nam Á châu, ta họp vài vị
ngoại trưởng Mỹ, Úc, Tấy, ta lại chụp hình,
ta lại bắt tay, ta đọc vài bài diễn văn, tuyên bố vài câu vớ vẫn. Ở Âu châu, xì-căng-đan
kỹ nghệ sản xuất món ăn đông lạnh, bán thịt ngựa bảo thịt bò ư ? thế là ta họp quốc tế âu châu. Bây giờ bên Anh
lại thêm xi-căng-đan, trộn thịt heo vào thịt bò, báo hại các dân đạo Do thái và đạo Hồi ăn vào « hết đầu
thai ». Ai biểu dân Do Thái và Hồi Giáo đi di cư chi đến các xứ ăn thịt
heo làm gì ?
Hôm nay đầu
năm Con Rắn, lươn lẹo, người viết xin gởi đến quý vị độc giả bài học lươn lẹo về
các Hiệp Ước, về các Hội nghị.
Bài học Hôi Nghị Yalta ( 04 –
11/02/1945) :
Hôi Nghi
Yalta được giới nghiên cứu chánh trị ngày nay đánh giá là nơi xuất xứ của tất cả
mọi diễn biến chánh trị kinh tế của từ thời hậu đệ nhị thế chiến đến ngay cả ngày
hôm nay… Trái với tập tục thời nay, mọi diễn biến gì cũng được đưa đến để giải quyết, bàn luận tại một Hôi nghị
quốc tế ; thời bấy giờ, suốt cả cuộc Đệ nhị Thế chiến, các nguyên thủ các
quốc gia đồng minh chống phe Trục ức Ý Nhựt, chỉ gặp nhau có BA lần thôi : 1/Téhéran (Ba Tư
–Iran) từ 28 / 11 đến 01/ 12 /1943 ; 2/ Yalta ( Bán đảo Crimée, bờ biển Hắc
Hải) từ ngày 04 đến 11/02/1945 ; và sau cùng 3/ ở Postdam (Đức) 17/07 đế 02/08/1945.
Một chi tiết
rất quan trọng là Hôi Nghị Thượng đỉnh Yalta diễn ra lúc Đức Quốc Xã hoàn toàn
kiệt quệ, và sống hững giây phút cuối cùng. Chế độ Na zi của Đức đang vẩy chết,
cùng với anh đồng mình đang cùng thời vận
mạt là anh Công Hòa Xã hôi Ý đại lợi của Mussolini chỉ còn giữ được một vtý đất
ở miên Bắc của nước Ý. Những trận chiến cũng đang diễn ra trong lãnh thổ nước Đức.
Và đây, là lúc các nguyên thủ phe thắng
trân đang điều đình chia xẻ đất đai, sơn hà thế giới âu châu và quyết định tình trạng nước Đức và nhơn dân Đức thời hậu chiến :
1/Tình Hình chiến sự tại Âu Châu năm
1945 :
Quân đôi Liên Sô đang ở thế thượng phong :
Trong khi, ở miền Tây quân đồng minh Anh Mỹ đang kẹt chống trả cuộc tiến công rảy
chết của quân đội Đức Na zi ở trận Ardennes, chưa vượt được
qua giòng sông Rhin, đột nhập vào
nước Đức, thì ở mặt trận miền Đông Hồng quân Liên Sô đang liên tiếp thắng trân
nầy, đến trận khác : Bulgaria, Hungaria, Roumania hoàn toàn được giải phóng
khỏi ách Na zi ; Hồng quân chỉ còn cách thủ đô Đức quốc xã Berlin độ non
100 cây số. Tướng Tito và các kháng chiến quân đang giải phóng Nam tư. Ở Hy lạp,
tuy kháng chiến quân thành công, nhưng phe Cộng sản đang âm mưu lật đổ nhà nhà đương
quyền kháng chiến. Mặc dù cuộc nổi dậy cướp chánh quyền nầy của Đảng Cộng sản
Hy lạp tháng 12 năm 1944 thất bại. Thế nhưng, đó cũng là tín hiệu của một sự
nguy hiểm mới đang bắt đầu, nguy hiểm con quỷ đỏ đang thay thế con quỷ đen !
Tại các quốc gia vửa mới thoát khỏi ách Na zi, các nhóm thiên Công sản có mặt ở các cuộc kháng chiến đấu tranh chống Na zi, đều được huấn luyện và tố chức mạnh để cướp các
chánh quyền ở các quốc gia. Tây Âu đang trong tình trạng hoàn toàn hổn loạn và thiếu
tổ chức . Và chiến tranh vẫn còn tiếp diễn ở Âu châu và Á châu. Và Tây Âu có cơ rơi vào tay Cộng sản Sô Viết.
2/ Hôi Nghị Yalta ( 04 – 11/
02/1945) :
Cũng như Hôi
Nghị trước là Téhéran, và Hôi nghị sau là Postdam : vỏn vẹn giữa BA
nguyên thủ của BA đồng minh Thế Chiến 2 chống Na zi là : Roosevelt, Tổng thống
đương nhiệm Huê kỳ,Churchill, Thủ tướng Anh và Staline, Tổng thư ký Đảng Cộng sản
của Liên Sô thôi. Hai anh Tưởng Giới Thạch – Tchang Kai-Chek, đại diện Trung
Hoa và Tướng de Gaulle đại diện Pháp không được mời dự.
Roosevelt : đến dự với một sức khỏe rất kém – ông mất vào ngày 12 tháng 4 năm 1945 ( chỉ 2 tháng sau Hôi
Nghị) - chỉ muốn Staline phải hứa chắc rằng Nga sẽ đồng với Huế kỳ và Anh chống Nhựt bổn. Trong tương lai, Ông mong
tiếp tục chung sống hòa bình với Liên Sô mà ông nghĩ rằng sẽ là một cường quốc
có tầm vóc quốc tế.
Churchill, trái lại nghĩ rằng cái quan trọng là phải giải quyết
trước mắt những vấn đề Âu châu. Churchil có một tầm nhìn, viễn tượng, ông thấy
rõ cái nguy hiểm của Đảng Cộng sản, và tình hình chiến sự ngay lúc bấy giờ, cái
thế thượng phong của Liên Sô. Vì vậy, phải làm sao chận bước tiến của Hồng quân
Liên Sô, và phải làm sao tổ chức tại các quốc gia vừa được giải phóng khồ ách
Na zi, những nhà cầm quyền do nhơn dân, làm sao đưa Độc lập, Tự do, Dân chủ đến
với các quốc gia nầy, các quốc gia tuy vừa
được thoát nạn Na zi nhưng lại đang bị nạn Cộng sản hóa do quân đội Liên Sô chiếm
đóng và kiểm soát.
Staline, (rất dễ hiểu
đới với chúng ta). Staline chỉ muốn nhuộm đỏ tất cả những quốc gia nào do Hồng
quân chiếm đóng. Cuộc Cách mạng toàn cầu, giấc mơ của nhà lãnh tụ Cộng sản Lénine
nay ở trong tầm tay Staline.
Roosevelt, với
một tâm thần yếu ớt, bệnh hoạn, sắp chết và thật thà, tin tưởng vào lòng ái quốc
của Staline ( cũng nhưng cà thế giới về sau vẫn lầm Hồ chí Minh là một nhà ái
quốc vậy !). Roosevelt nói với vị Đại sứ Mỹ của ông là William Bullitt rằng :
« Theo tôi nhận xét, Staline chỉ
thật sự lo cho vận mệnh, và sự an toàn của quốc gia ông thôi. Tôi nghĩ rằng,
nếu tôi cho ông tất cả những điều kiện cần thiết không đòi hỏi một cái gì ngược
lại cả,
tạo dễ dàng cho ông ta làm tròn sứ mệnh của ông, Và vì là người mã
thượng, - noblesse oblige – ông ta sẽ không tìm xâm chiếm một quốc gia nào cả,
và Ông ta (Staline) sẽ tham gia xây dựng
một thế giới dân chủ và hòa bình ».
Lịch sử đã chứng minh rằng Roosevelt
lầm to. Và Hiệp Ước Yalta đã không được tôn trọng.
3/ Giải quyết vấn đề nước Đức:
Cuộc
chiến chỉ chấm dứt khì Đức Quốc Xã hoàn toàn thua cuộc. Và phải giải quyết làm sao để nước Đức vĩnh viển không cò nlà nước Đức
cường thạnh về mặt quân đội nữa.
Đức cũng
như Áo, sẽ phải chia ra từng khu do quân đội đồng minh chiếm đóng. Các khu chiếm
đóng ấy sẽ được một ủy ban đặc nhiệm đề nghị. Thế nhưng vì Roosevelt có ý định
rút nhanh quân mình về Mỹ sau cuộc chiến, và Churchill không muốn chỉ một mình
Anh quốc đối mặt với quân đội Cộng sản Liên Sô, Ông bèn đề nghị mở một khu cho
quân đội Pháp, do Anh và Mỹ chia cho. Sau một tghời gian do dự, chưởi thề,
Staline và Roosevelt cũng phải đồng ý – vì thương hại không muốn làm nhục Pháp….
Dỉ nhiên giải quyết Nước Đức, để không bao giờ có một nước Đức hiều chiến nữa là
một chuyện dài.
Người viết
xin quý độc giả cho phép rút ngắn, nói thoáng qua, chỉ chú mục vào Hôi nghi-
Yalta và những bề sau. .
4/ Một Bảo đảm cho một nền Hòa bình tương lai :
Để bảo đảm cho nền Hoà bình tương
lai, Roosevelt đề nghị một Liên Hiệp Quốc : theo gương của Hôi Liên Quốc, (đã làm sai sứ mệnh mình và đã
chết yểu). Ba bá chủ thiên hạ quyết định lập một tiền hôi nghị tại San
Francisco vào tháng 4/ 1945. Nhiều quyết
định, nhiều ký kết, nhiều hứa hẹn, nhưng vì « chiến tranh lạnh », nên
nhiều xâm phạm, nhiều nuốt lời. Cũng như việc chiếm đóng nước Đức, một lần nữa,
Churchill ép được hai tay bá chủ kia chấp nhận cho Pháp và Tàu Tưởng tham gia Hôi
đồng Bào an và được quyền phủ quyết
5/ Nhựt Bổn :
Vì sợ quân
đội Mỹ sa lầy trong trận chiến với Nhựt bổn nên Roosevelt, cảm thấy cái chết
gần kề, dục Nga phải phụ Mỹ, tham chiến chống Nhựt. Staline thừa cơ, cò cưa trả
giá, hứa chỉ nhập trân ba thắng sau khi thắng Đức và đòi chiếm đóng một lô đất đai của Nhựt…
Roosevelt một lần nữa dại dột, chấp nhận
cả. Staline tuyên bố tham chiến ngày 8 tháng 8 1945, 48 giờ sau
Hiroshima !. thấy rằng bàn tiệc Mỹ đã dọn sẳn chỉ nhảy vào ăn có.
6/ Ba lan :
Balan là một cái điển hình của những nuốt lời và
không tôn trọng những Hiệp định.
Ba lan kháng chiến chống Na zi có hai Chánh phủ : một chánh phủ lưu vong do chánh quyền cũ tỵ nạn Na zi ở London, và có quân nhơn Ba lan chiến đấu trong quân đội đồng minh Anh. Một chánh phủ với quân đội thứ nhì thân Công do Hống quân lập lên khi giải phóng Ba lan, đóng đô ở Lublin, vùng Ba Lan giải phóng. Cả hai đều muốn cầm quyền ở Ba lan, Churchill đề nghị bầu cử tự do, Staline trả lời không được Chánh phủ ở Lublin ở trong nước đã được bầu rồi không có lý do bầu bán lại vì vấn đề dân chủ và ….an ninh ? Roosevelt đề nghị một chánh phủ liên hiệp trong ngoài. Staline thuận, xin một tháng để sửa soạn. Và nuốt lời luôn khi Roosevelt mất. Staline còn tính khi chia cắt nước Đức đưa biên giới Đức/Balan tiến nhiều về phía Đức nữa, nhưng nhờ Truman thay Roosevelt ở Postdam, nên cứng rắn giữ biên giới cũ là giòng sông Oder làm giới tuyến giữa Ba lan và Đức.
Ba lan kháng chiến chống Na zi có hai Chánh phủ : một chánh phủ lưu vong do chánh quyền cũ tỵ nạn Na zi ở London, và có quân nhơn Ba lan chiến đấu trong quân đội đồng minh Anh. Một chánh phủ với quân đội thứ nhì thân Công do Hống quân lập lên khi giải phóng Ba lan, đóng đô ở Lublin, vùng Ba Lan giải phóng. Cả hai đều muốn cầm quyền ở Ba lan, Churchill đề nghị bầu cử tự do, Staline trả lời không được Chánh phủ ở Lublin ở trong nước đã được bầu rồi không có lý do bầu bán lại vì vấn đề dân chủ và ….an ninh ? Roosevelt đề nghị một chánh phủ liên hiệp trong ngoài. Staline thuận, xin một tháng để sửa soạn. Và nuốt lời luôn khi Roosevelt mất. Staline còn tính khi chia cắt nước Đức đưa biên giới Đức/Balan tiến nhiều về phía Đức nữa, nhưng nhờ Truman thay Roosevelt ở Postdam, nên cứng rắn giữ biên giới cũ là giòng sông Oder làm giới tuyến giữa Ba lan và Đức.
Giả thuyết : quả bom nguyên tử Nagasaki do
Truman quyết định, là để chận Hồng quân
Nga không cho Hồng quần đổ bộ vào nước Nhựt để ăn có giờ chót ?
7/ Tuyên bố « Âu Châu giải phóng » :
Khi nhìn thấy viễn
ảnh một Đông Âu châu đang trên đà lọt vào
tay Cộng sản. Churchill bèn nhơn danh
tinh thần Hiến chương Đại Tây Dương do Roosevelt và Churchill soạn và đồng
ký ngày 14/ 08 năm 1941, thốt lời « Tuyên bố Âu Châu giải phóng »
đại ý « các quốc gia âu châu vừa được giải phóng nên thành lập một
chánh phủ lâm thời với tất cả những đại diện của tất cả những phần tử dân chủ
trong mọi thành phần quần chúng để tiến tới một cuộc bầu cử tự do … ».
Nhưng đúng 6 ngày sau lời hiệu triệu nầy, Vychinski, cựu Chánh án Toà án Mạc tư
Khoa, thứ trưởng ngoại giao Liên Sô, cho Hồng quân vây Điện Vua và đến gặp Vua
Michel của Roumania, buộc Nhà Vua phải bãi nhiệm Ông Thủ tướng mình và thay thể
bởi một Đồng chí do Đảng Cộng sản Roumania đề nghị.
8/ Yalta nơi lập giới tuyến Quốc / Cộng ?:
Chưa hẳn. Nhưng
cái chắc chắn rằng, trong một bức thư Churchill viết cho Roosevelt cuối tháng
hai năm 1945, Ông than phiền rằng :
« .. đây là một một sự thất vọng
lớn, một sụp đổ hoàn toàn của tất cả những hứa hẹn ở Yalta ». Ba vị Bá
chủ thế giới không chia xẻ thế giới, ba vị ký một Hiệp Ước chung chung để đem đến
Hòa bình nhơn loại nhưng, tất cả đều bị phản bôi, bôi ước bởi một anh chàng láu
cá. Ngay sau Yalta, tình hình hữa nghị giữa họ đã tan rã.
Tình hình có gì
biến khác khác hơn không nếu Roosevelt không qua đời. Tổng thống Trman, người kế
tiếp gia tài Ro osevelt, rất nghi kỵ Cộng sản, nên tức khắc ngay sau ngày 9 tháng
8 năm 1945, cắt ngay nguồn viện trợ giúp đở Liên Sô kiến thiết. Liên Sô xem đấy
là một hành động gây hấn và trái với tinh thần Yalta. Chiến tranh lạnh bắt đầu
từ đấy. May nhờ Churchill và Truman, một vị là con người có tầm nhìn viễn tượng,
tác giả của Bức Màn Sắt và vị thứ hai là tác giả của chủ nghĩa be bờ Chống cộng
nên giữ được một phần thế giới hưởng được Phồn thạnh Phát triển và Tự Do Dân chủ.
Thay lời Kết : Bài học ngoại giao :
Một Hiệp định Quốc
tế chỉ có hiệu lực khi nào các tham dự
viên là những người đồng một nảo trạng và đồng một tư cách giáo dục, với một ý chí thực sự tôn trọng chữ ký và danh dự mình.
Một gentlemen agreement.
Những hôi nghị
thượng đỉnh, hôi nghị quốc tế, tam cường, G7, G8, G20, Asean, APEC tất cả chỉ là
những trao đổi, buôn bán , chia chác, quyền lợi giữa những quốc gia tham dự với
nhau. Nhơn dân quốc gia nhược tiểu như Việt Nam hãy tự thương lấy mình mà lo
cho mình. Chẳng có Thượng đỉnh cường quốc nào cứu mình cả.
Và cũng như mọi lời hứa hẹn. Chỉ có giá trị cho người
nào tin lời hứa hẹn thôi.
Đầu Năm Quý Tỵ
Phan Văn Song Đầu Năm Quý Tỵ
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét