29/01/2013
Bản dự thảo Hiến pháp 1992 dù muốn cũng không thể nào góp ý được. Cái nhà đã mục ruỗng từ nóc đến móng không thể nào vá đùm vá đụp được nữa. Phải làm lại trên cơ sở, tư duy khác.
Hiến pháp 1992 chỉ đáng được phê phán để viết lại một bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới sẽ không có những câu, những chữ thể hiện sự lươn lẹo, cái ác có chủ ý (xem bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp " của tác giả Hoàng Xuân Phú) vì ác tâm chỉ tạo ra những xã hội gian ác.
Đã 1/3 thời gian quy định về thảo luận sửa đổi Hiến pháp trôi qua nhưng trên
các trang báo nhà nước số người góp ý vẫn lơ thơ, và chỉ được đăng nếu Tổng
biên tập gật đầu. Đã có người vì không được đăng trên báo chính thống đã gửi
bài qua các báo mạng không phải "lề Đảng".
Trên các báo chính thống, có một số bài nêu một số ý, thường là phản biện lại dự
thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng chưa tạo ra được làn sóng thảo luận mà chỉ có
tính cách độc thoại.
Mặc dù ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng Ban
biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tuyên bố không có vùng cấm ngay cả
những vấn đề nhạy cảm nhưng người ta tự hỏi khi TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
"sửa
gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, quyền lực của hệ
thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu
đất đai.."
thì ai là sếp của ai. Mới thấy rằng ông Phan Trung Lý chỉ làm
cái việc của một anh mãi võ sơn đông nhằm bán thuốc tễ, mọi quảng cáo đều không
thực chất, khó lừa được số đông.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng không muốn dân góp ý công khai vì một lẽ rất dễ
hiểu: nếu bóng tối là đồng chí thì công khai là kẻ thù của các chế độ độc tài.
Hãy nhìn vào cách ứng xử của nhà nước trong vấn đề bảo vệ biển đảo thì cũng thấy
nhà nước toàn dấu diếm dân. Nhiều tiếng nói yêu cầu công khai vấn đề này nhưng
có được đâu.
Vì Hiến pháp là của Đảng nên việc góp ý cũng làm theo cung cách góp ý qua các lần
đại hội Đảng. Hãy hỏi ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ ở Thái Lan, người từng góp ý
công khai qua nhiều đại hội Đảng và được nhiều người biết đến vì sự chân thành,
hiểu biết sâu rộng của ông, xem có bao giờ ông được hồi âm của Bộ chính trị
chưa, huống gì nói đến việc chấp thuận phần nào những ý kiến nêu ra. Nguyên Thủ
tướng Võ Văn Kiệt cũng đã có những góp ý sâu sắc với những người đương quyền
nhưng cũng bị bỏ lơ, lại nữa, ông Lê Hồng Hà người từng giữ nhiều chức vụ cao cấp
ở Bộ công an, bị kết án tù 2 năm với tội làm lộ bí mật quốc gia chỉ vì có trong
tay bản góp ý của ông Kiệt.
Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, dưới chính quyền độc tài, gia đình trị, đảng
trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm trước kia, bác sĩ Phan Quang Đán, đối lập với
Tổng thống Diệm, người đắc cử vẻ vang ở Sài Gòn trong kỳ bầu cử Quốc hội năm
1959, nhưng cảnh sát đã bắt giữ ông trong ngày khai mạc Quốc hội. Khi bị đưa ra
xét xử tại Tòa án Quân sự đặc biệt năm 1961, ông Đán đã tuyên bố trước tòa: "Tôi
có chút học vấn, lại vốn có quen biết Tổng Thống Diệm mà còn gặp bao nhiêu điều
oan trái, bất công. Vậy thử hỏi người dân thấp cổ bé miệng thì bị chà đạp như
thế nào?".
Dưới chính thể Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay, khỏi nói,
theo tôi còn tệ hại gấp nhiều nhiều nhiều lần hơn thời Ngô Đình Diệm, thì người
dân thực chất chẳng là cái gì đối với họ. Chỉ cần nhìn vào luật đất đai quy định
"nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý" mới thấu hết ý nghĩa khốn nạn
của thân phận nhân dân.
Tại sao người dân thờ ơ ? có lẽ ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ
chức Trung ương, có nhận xét chính xác khi ông viết:
"Sửa Hiến pháp -
một việc hệ trọng của đất nước được ban lãnh đạo cao cấp và các cơ quan tham
mưu bỏ nhiều công sức chuẩn bị từ sớm, nhưng có vẻ như chưa thu hút được sự chú
ý thực sự xứng tầm của xã hội. Không phải chỉ vì vào thời điểm hiện nay xã hội
phải đối mặt và bận lòng với những vấn đề “nước sôi lửa bỏng” bức xúc hơn, như
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước bị đe dọa, suy
thoái và tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn, mức sống giảm
sút, tệ nạn phát triển… Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là tâm trạng
chưa tin vào hiệu quả góp ý kiến xây dựng Hiến pháp. ..
Tiếc rằng, có nhiều nguyên nhân khiến người ta vẫn dè dặt, thậm chí muốn né
tránh một số chủ đề được cho là “nhạy cảm”, một số luận điểm tưởng như thuộc diện
“miễn bàn”, đúng sai đâu chưa biết, chẳng những không được nghe mà có khi còn
mang vạ. Nếu không khắc phục điều này thì việc tổ chức lấy ý kiến sẽ không thể
có hiệu quả."(trích bài Lược khỏi Hiến pháp những gì chưa thể "luật
hóa" đăng trên VietNamNet của ông Bùi Đức Lại)
Người dân thờ ơ có lẽ cũng vì Hiến pháp được quy định trước là của đảng, "phải
trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng", chứ không phải của dân.
Hãy trả lại cho Đảng những gì là của Đảng.
Điều 4 Đảng cứ giữ lấy, mặc dù ông
Bùi Đức Lại trong một bài viết khác đề nghị thay câu "là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội" hiện nay bằng câu "Nhân dân ủy
thác cho Đảng Cộng sản Việt Nam vai trò lãnh đạo nhà nước" vì ông Lại
nhận ra rằng "xã hội" từ chối chấp nhận sự lãnh đạo của cả
một tập đoàn tham nhũng. Còn nếu cứ khẳng dịnh "Nhân dân ủy
thác" mà không có bầu cử tự do , không có trưng cầu dân ý thì chỉ lại
là một trò cả vú lấp miệng em.
Thể chế độc tài luôn xem thường và vi phạm Hiến pháp. Trong thể chế độc tài, Hiến
pháp chỉ là món trang sức và được dùng để đàn áp dân chúng. Nhiều điều luật vi
hiến trắng trợn như điều 88 vẫn được dùng một cách vô liêm sỉ để khống chế những
ai nói ngược lại đảng cầm quyền.
Điều 4 thể hiện thái độ kiêu căng trong thế cố thủ của đảng cầm quyền. Khi đòi
bỏ nó, không ai ngu ngơ tin rằng Đảng sẽ mất quyền thống trị hoặc là Đảng sẽ
"tự sát" như lời nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Nhưng nếu bỏ được điều 4 là loại bỏ được thái độ kiêu căng trong thế cố thủ đã
làm nhơ bẩn khuôn mặt đảng viên đến độ ông Trần Trọng Tân nguyên Trưởng ban tư
tưởng văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải thốt lên:
"Hiến
pháp chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không phải Hiến
pháp cho phép Đảng được lãnh đạo Nhà nước và xã hội; hiểu Điều 4 của Hiến pháp
như là “giấy phép” cho Đảng là không đúng."
Thực tế, một đảng có được lòng tin của dân hay không là do đảng đó phục vụ tốt
nhân dân chứ không do công cụ đàn áp trong đó có cả Hiến pháp mà đảng đó tạo
ra. Vì thế, ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh có lý khi
tuyên bố :
"Tình hình của Đảng đang lâm nguy. Nếu như không mở được
"cuộc chiến" giành lại lòng tin của chính đảng viên và của dân thì
gay đến nơi rồi. "
Đảng cứ giữ lấy điều 4, Đảng cứ giữ lấy "quyền lực của hệ thống chính
trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất
đai..". Đảng cứ giữ lấy "một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức
có quyền...". Đảng cứ giữ lấy "Tư bản tự đào huyệt chôn
mình"...
Giữ càng lâu thì huyệt càng sâu. Rồi chắc chắn sẽ có ngày...tư bản đỏ và Đảng sẽ
cùng "nắm tay nhau đi theo tấm bảng chỉ đường của"... ý thức
hệ, khi ý thức hệ đã rơi xuống tử huyệt.
Hãy chia xẻ với dân khi nói về Hiến Pháp
Bản dự thảo Hiến pháp 1992 dù muốn cũng không thể nào góp ý được. Cái nhà đã mục
ruỗng từ nóc đến móng không thể nào vá đùm vá đụp được nữa. Phải làm lại trên
cơ sở, tư duy khác.
Hiến pháp 1992 chỉ đáng được phê phán để viết lại một bản Hiến pháp mới. Hiến
pháp mới sẽ không có những câu, những chữ thể hiện sự lươn lẹo, cái ác có chủ ý
(xem bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp " của tác giả Hoàng
Xuân Phú) vì ác tâm chỉ tạo ra những xã hội gian ác.
Hiến pháp mới phải trả lời 4 câu hỏi nêu lên trong bài "Hiến Pháp của
ai" của tác giả Tô Văn Trường.
Hiến Pháp mới ít nhất phải phải thể hiện được tinh thần nêu lên trong 7 điểm của
KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 .
Và để thực hiện được hòa giải, đoàn kết dân tộc như ông Nguyễn Trung ưu tư
trong bài "Vài suy nghĩ về sửa đổi Hiến pháp 1992" thì tuyệt đối phải
loại bỏ tính đảng ra khỏi Hiến pháp, không chỉ riêng đảng Cộng sản Việt Nam mà
bất cứ đảng phái nào.
Vì đảng chỉ là giai đoạn trong khi dân tộc là vĩnh cửu.
Góp ý với...DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013
(Tài liệu để tham khảo, thảo luận đính kèm KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992)
1 - Lời mở đầu Hiến pháp là tiếng nói của dân tộc, mặc dù ngắn gọn nhưng
phải thể hiện được:
- Ước vọng và cái tâm của dân tộc,
- Hòa đồng và là một thành viên trách nhiệm với thế giới nhất là trong lãnh vực
dân chủ, nhân quyền.
Viết phần này chủ yếu là thể hiện cái tâm của dân tộc cho nhân dân thế giới hiểu.
Lời nói đầu trong DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tuy rất ngắn gọn nhưng chưa thể hiện được những ý nói trên. Điểm tích cực là không còn bóng dáng của bất cứ
đảng phái nào nữa.
2 - Điều 60. Tuyên thệ nhậm chức và nhiệm kỳ Tổng thống
Quy định Tổng thống không được quá hai nhiệm kỳ cũng cần phải nêu rõ không được
"sửa đổi/tu chỉnh Hiến pháp để kéo dài quá hai nhiệm kỳ trừ trường hợp có
chiến tranh". Như vậy để tránh trường hợp Tổng thống khuynh loát được Hạ
viện và Thượng viện để kéo dài thêm như trường hợp Việt Nam cộng Hòa thời Nguyễn
Văn Thiệu, Vénézuela với Tổng thống Chavez hiện nay, hoặc ở Sénégal cách đây
hai năm...
Cũng cần ghi rõ thời hạn 5 năm nhưng trong điều kiện chiến tranh thì có thể kéo
dài không.
3- Điều 59. Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, khoản 2
Liên danh ứng cử viên Tổng thống phải có sự giới thiệu của ít nhất 100 ngàn
công dân có quyền bầu cử Quốc hội là không khả thi, dễ bị mua chuộc, tạo điều
kiện ưu tiên cho những người có tiền... Có lẽ nên giới hạn số người giới thiệu
xuống còn 500/1000 trong số những đại biểu lập pháp, hành pháp được dân bầu trực
tiếp, để tạo điều kiện cho mọi công dân được bình đẳng.
4 - Điều 59. Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống và Điều 64. Thủ tướng và các
thành viên Chính phủ.
Có hai nước dân chủ (không phải quân chủ lập hiến như Anh quốc) với hai cách tổ
chức khác nhau là Pháp và Mỹ. Ở Pháp thì chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, ở Mỹ
thì có Tổng thống, phó Tổng thống nhưng không có Thủ tướng.
Ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước kia Tổng thống Ngô Đình Diệm theo cách tổ chức
Mỹ, còn Nguyễn Văn Thiệu thì vừa Tổng thống, Phó Tổng thống và Thủ tướng giống
như đề nghị trong DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013.
Hai nước Pháp và Mỹ đều áp dụng hiến pháp đẹp đẽ, trong khi hai Tổng thống Việt
Nam Cộng Hòa đều độc tài.
Để tiết kiệm ngân sách, có lẽ nên theo một trong hai cách tổ chức ở Pháp hoặc Mỹ.
Khi trả lương cho Phó tổng thống hoặc Thủ tướng đừng quên họ có một bộ sậu cố vấn,
chuyên viên đằng sau nên ngân sách, nhất là trong điều kìện đất nước còn nghèo,
không phải dự trù cho một người mà cả bộ sậu..
5 - Điều 57. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
Có lẽ quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh phải dành cho hành pháp thay vì lập
pháp. Cụ thể sau khi Quốc hội thông qua tình trạng chiến tranh thì ủy quyền cho
Tổng thống tuyên bố. Sau khi Quốc hội thông qua Tổng thống cũng được ủy quyền
ký kết hiệp ước hòa bình.
Cuối cùng, về tên nước, Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gây
bao chia rẽ, đổ máu, huynh đệ tương tàn... Để tạo tiền đề cho việc hòa giải,
đoàn kết có lẽ nên dùng tên nước là "VIỆT NAM" và lá cờ sẽ được trưng
cầu dân ý trong tương lai.
Kết luận
Không thể so sánh DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 với Hiến Pháp 1992 sửa đổi vì bản chất
trái ngược nhau. Thí dụ trong khi DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 đề cao quyền con người
thì Hiến pháp 1992 sửa đổi làm teo quyền con người với những thủ thuật, ngôn từ
lươn lẹo, ác ý, cố ý nhằm nhồi nhét nhân quyền, là quyền phổ cập, vào quyền
công dân, là quyền theo luật định, nhằm phủ nhận việc áp dụng nhân quyền.
Góp ý cho DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tôi thấy tâm hồn sảng khoái vì thật sự không
có vùng cấm, thật sự không có vùng nhạy cảm và nhất là không còn phải nghe răn
đe: "sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng,
quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập,
gác lại vấn đề sở hữu đất đai.."
Nguyễn Trung Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét