Minh Võ
Khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: ‘Có lập trường không?’ Kết quả là: Từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra, do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn.
Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: ‘Bệnh nhân thành phần giai cấp nào’? Chữa cho địa chủ thì ‘mất lập trường’. Ðể nó chết mới chứng minh mình có lập trường’ (hiện tượng do bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng, tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta, làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ cả chân lý, chân lý cho chúng ta biết rằng chính trị không thể nào thay thế cho chuyên môn, không làm được việc của chuyên môn.”
*******
“Kẻ bị vạ tuyệt thông” (Un Excommunié) là nhan đề cuốn hồi ký của luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết bằng Pháp văn, được nhà xuất bản Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái tại Paris phát hành cách đây bảy năm, đánh dấu mấy năm cuối cùng cuộc đời của một trong những đại trí thức đã sống trọn đời trong hất hủi tủi nhục với chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: ‘Bệnh nhân thành phần giai cấp nào’? Chữa cho địa chủ thì ‘mất lập trường’. Ðể nó chết mới chứng minh mình có lập trường’ (hiện tượng do bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng, tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta, làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ cả chân lý, chân lý cho chúng ta biết rằng chính trị không thể nào thay thế cho chuyên môn, không làm được việc của chuyên môn.”
*******
“Kẻ bị vạ tuyệt thông” (Un Excommunié) là nhan đề cuốn hồi ký của luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết bằng Pháp văn, được nhà xuất bản Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái tại Paris phát hành cách đây bảy năm, đánh dấu mấy năm cuối cùng cuộc đời của một trong những đại trí thức đã sống trọn đời trong hất hủi tủi nhục với chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16-9-1909 tại Hà Nội, trong một
gia đình giàu có. Là học sinh xuất sắc của trường Albert Sarraut của Pháp, ông
đậu tú tài 2, năm 18 tuổi, rồi được học bổng qua Pháp học tại trường đại học
Montpellier. Chỉ trong 4 năm ông đã đậu một lúc hai bằng tiến sĩ văn và luật,
khi mới có 22 tuổi.
Trong thời gian du học ở Pháp, ông thường có dịp lui tới với
những người yêu nước lúc đó như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An
Ninh. Về nước ông dạy học một thời gian rồi chuyển sang làm luật sư. Lúc ấy còn
là thời Pháp thuộc. Cũng như Trịnh Ðình Thảo ở miền Nam, sau này đi theo Mặt Trận
Giải Phóng miền Nam, Nguyễn Mạnh Tường rất được người Pháp nể phục về tài hùng
biện trong các cuộc biện hộ trước tòa án thuộc địa. Nhiều khi ông cãi miễn phí
cho những tội phạm chính trị.
Ông đi theo Việt Minh rất sớm, ngay từ 1942. Khi việc thương
lượng với Pháp thất bại, năm 1946 chính phủ Hồ Chí Minh ra bưng kháng chiến,
NMT cũng đi theo. Nhưng vì xuất thân từ thành phần phi vô sản, lại chịu ảnh hưởng
sâu đậm của văn hóa tư sản, nên ông không được trọng dụng. Khi Hồ Chí Minh
thành lập chính phủ liên hiệp năm 1945 người ta thấy có những người như Nguyễn
Hữu Ðang, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trần Ðăng Khoa... mà
không thấy tên Nguyễn Mạnh Tường ai cũng lấy làm lạ. Nhưng không phải vì vậy mà
ông tỏ dấu hiệu gì bất mãn.
Dầu sao thì hai cái bằng tiến sĩ Pháp của NMT cũng khiến ông
Hồ đặt ông phụ tá cho Võ Nguyên Giáp trong hội nghị Ðà Lạt năm 1946 để đàm phán
với Pháp. Hội nghị đã đi đến thất bại và cho ông cái kinh nghiệm bản thân với
chủ trương giáo điều, thiển cận của các nhà lãnh đạo cộng sản. Lập trường ngoại
giao mền dẻo của ông trong vấn đề thương lượng với phái đoàn Pháp bị lãnh đạo
Hà Nội phê phán là “sợ Pháp”.
Trong kháng chiến ông được cử làm “thầy cãi” tại tòa án khu
3 (Thanh Hóa). Vì giữ lập trường tư pháp độc lập, nên ông lại bị chuyển sang
ngành giáo dục, giữ vai giảng viên, phục vụ tại “đại học dự bị”, do Trần Văn
Giàu, một trí thức Cộng Sản miền Nam thất sủng làm giám đốc.
Mặc dù không được trọng dụng, lại còn bị hiểu lầm, bạc đãi,
Nguyễn Mạnh Tường vẫn một lòng cúc cung phục vụ kháng chiến, vì ông đã trót
theo kháng chiến và nghĩ rằng kháng chiến có chính nghĩa, có công trong việc
đánh bại thực dân Pháp. Ông còn hăng hái vận động nhiều trí thức khác ủng hộ Việt
Minh nữa.
Ngày 10-10-1954, khi chính phủ Hồ Chí Minh, theo hiệp định
Giơ-ne-vơ qui định, vào tiếp thu Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường cũng từ khu 3 về
thành phố này là nơi chôn nhau cắt rốn của ông.
Cho mãi đến sau “Cải cách ruộng đất (CCRÐ)” ông mới nhìn thấu
bản chất của đảng và chế độ. Nhân chính sách sửa sai ban bố sau đó, ông đã đọc
một bài tham luận dài tại phiên họp của mặt trận Tổ Quốc ngày 30-10-1956, hùng
hồn phê phán những sai lầm của đảng.
Một tuần sau người đọc thấy bài tham luận
trên được đăng trên tờ báo Nhân Văn tháng 11 năm 1956. Và không biết bằng cách
nào nó cũng lọt được ra nước ngoài. Thế là ông bị qui kết là đi theo nhóm Nguyễn
Hữu Ðang, Trần Dần, những người đứng đầu phong trào chống đảng lúc ấy, mặc dù họ
chỉ phê phán những sai lầm hay quá trớn của một số cán bộ, chứ thực ra cũng chẳng
dám ngang nhiên chống đối nào.
Trường Chinh, nguyên tổng bí thư Ðảng Lao Ðộng,
trưởng ban cải cách ruộng đất, người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai lầm
trong CCRÐ, liền coi NMT là kẻ thù. Ông ta sai Lê Ðức Thọ mở chiến dịch triệt hạ
uy tín và trừng phạt ông cùng với một số trí thức khác cũng có xu hướng phê
bình đảng như Trần Ðức Thảo, Phan Khôi, Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa), Nguyễn Hữu
Ðang...
Vì không biết để đề phòng, NMT đã nói mạnh hơn nữa tại buổi
sinh hoạt do đảng Dân Chủ tổ chức tại câu lạc bộ Ðoàn Kết. Ông kêu gọi giới trí
thức hướng dẫn quần chúng dấn thân vào công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ.
Kêu gọi tranh đấu cho tự do dân chủ chính là kêu gọi chống đảng và chế độ. Vì
chế độ là chế độ chuyên chính, tức độc tài, từ định nghĩa của đảng, từ chủ
trương của Mác. Có nghĩa là NMT đã phạm pháp quả tang.
Vì đang trong thời kỳ sửa
sai, nên bộ chính trị không dám để cho đám Lê Ðức Thọ và Trần Quốc Hoàn, lúc ấy
là bộ trưởng nội vụ (Công An?) bắt giam những người có tên trong danh sách những
người trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, mà chúng cho rằng NMT là một tay thủ
lãnh. Tuy nhiên gần 200 người đã phải chịu những biện pháp trừng trị bí mật
không theo một án lệnh hay văn bản nào. (2) Trong dịp này NMT đã bị đi cải tạo
lao động. Cho đến 1960 mới được cho về nhà, chịu sự quản chế.
Năm 1964 Phạm Văn Ðồng có ý định cử NMT làm phó chủ nhiệm ủy
ban khoa học xã hội, dưới quyền Nguyễn Khánh Toàn. Nhưng ông không nhận. Từ đó
cho đến cuối đời ông sống ẩn dật, cô quạnh trong cảnh túng thiếu chật vật cho đến
khi mất. Có lúc ông đã phải bán sách quý cho người ta gói hàng để có tiền mua gạo.
Và cũng có lúc phải đốt bản thảo thay củi. Tuy nhiên ông đã dồn sức tàn hơi kiệt
vào tác phẩm “Un Excommunié” để nói lên những điều sai lầm, tội ác và những
hành động quái dị của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ông mất tại
nhà riêng ở Hà Nội, vì bị tai biến mạch máu não, ngày 13-6-1997, thọ 88 tuổi.
Một vài điểm nổi bật trong bài tham luận của NMT đọc ngày
30-10-1956:
Trong cuốn “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” của Hoàng Văn Chí,
Văn Hóa xuất bản tại Sài Gòn năm 1959, từ trang 293 (phần phụ lục) có đăng
nguyên văn bài tham luận này dài ba chục trang.
Diễn giả nêu lên 4 điểm chính:
A- Vấn đề pháp lý trong cải cách ruộng đất.
B- Các nguyên nhân sai lầm.
C- Bất chấp chuyên môn.
D- Phương hướng sửa chữa các sai lầm.
Ngay trong đoạn mở đầu NMT đã thẳng thắn chỉ ra rằng:
“...theo ý tôi các sai lầm (trong CCRÐ, MV) chỉ là biểu hiện điển hình và bi
đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Ðảng Lao Ðộng. Do đó tôi xin
phép được góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của Ðảng Lao Ðộng.”
Cũng trong đoạn mở đầu NMT đã làm một cuộc so sánh có mãnh lực
dìm chế độ Hà Nội xuống đất đen:
“Lắng nghe dư luận đồng bào Hà Nội thôi ta được biết rằng có
ít ra một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ
Pháp thuộc cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc những số lãi khổng
lồ.” ...
“ Về hộ khẩu thì cán bộ tỏ vẻ không phải là gìn giữ an ninh trật tự,
phá vỡ cơ sở của địch, trái lại quấy nhiễu nhân dân, tạo ra một đời sống thành
thị điêu đứng cho tất cả.”
Thêm một tiếng nói nữa về đời sống cán bộ tập kết:
“Ta quên thế nào được các đồng bào tập kết ra ngoài Bắc, số
phận con cái của họ ở Hà Nội, Hải Phòng, số phận của chính họ, bi đát quá nỗi?”
Về điểm A, tác giả so sánh hai khẩu hiệu một bên của chế độ,
một bên của pháp lý:
“Khi đưa ra khẩu hiệu: ‘Thà chết mười người oan còn hơn để
sót một địch’, thì khẩu hiệu này chẳng những quá tả một cách vô lý mà còn phản
lại cách mạng là đàng khác nữa.... Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10
địch sót còn hơn một người bị kết án oan.”
Về điểm B. Những nguyên nhân sai lầm, ông viết:
“Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì có 3 lý do:
1. Quan điểm ta, địch, thù, bạn rất mơ hồ.
2. Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.
3. Ta bất chấp chuyên môn”.
Sau đây là vài đoạn trong chuyện cộng sản bất chấp chuyên
môn:
“...Trong 10 năm qua ta thấy một tình trạng quái gở. Chính
trị ám ảnh đầu óc chúng ta đến nỗi hai chữ ‘lập trường’ làm ta mất ăn mất ngủ.
Nếu dùng một hình ảnh duy tâm, tôi ví lập trường như cái oan hồn theo đuổi ngày
đêm kẻ nào đã hãm hại chủ nó...”
“Dầu sao ở Việt Nam chúng ta đã xảy ra những việc như sau
đây, ta cần ghi lại để con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn một người vặn lái ô
tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: ‘Có lập trường
không?’ Kết quả là: Từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn
xảy ra, do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi
đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên
là: ‘Bệnh nhân thành phần giai cấp nào’? Chữa cho địa chủ thì ‘mất lập trường’.
Ðể nó chết mới chứng minh mình có lập trường’ (hiện tượng do bác sĩ Nguyễn Xuân
Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị
chiếm đóng, tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta, làm chúng ta mất cả
cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ cả chân lý, chân lý
cho chúng ta biết rằng chính trị không thể nào thay thế cho chuyên môn, không
làm được việc của chuyên môn.”
Về điểm D, phương hướng sửa chữa sai lầm, NMT đề nghị:
Một chế độ pháp trị chân chính.
Một chế độ thực sự dân chủ. Cho các đoàn thể nhân dân được
quyền nói lên ý kiến của quần chúng mà họ tập họp. Và cuối cùng là một chế độ tự
do ngôn luận, tự do xuất bản báo chí.
Trong tham luận này NMT cũng có nói đến hiện tượng sau đại hội
3 của Ðảng Lao Ðộng, có rất nhiều đồng bào muốn bỏ miền Bắc vào Nam.
“Nếu chính thể của ta tốt tại sao lại có người dụng ý xa
lánh với trong lòng nỗi đau khổ bi đát? Nếu cách mạng mang lại ánh sáng và hạnh
phúc, sao lại có người lo ngại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng?”...
Xem ra NMT cũng tán thành chủ trương của Khrutshchev, khi
ông nói:
“Nếu không có quyết nghị của đại hội lần thứ 20 của Ðảng Cộng
Sản Liên Xô, nếu không có những sai lầm cực kỳ tai hại trong CCRÐ, ta chưa mở mắt
được, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối, thành sông, bao nhiêu
người kính yêu cách mạng mà vẫn đau xót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả giá
quá cao, nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: ta thiếu
dân chủ.”
Về tác phẩm “Kẻ bị vạ tuyệt thông”
Tác phẩm này ông viết bằng tiếng Pháp (3), gồm có ba phần
chính tổng số 340 trang. Hoàn tất năm 1991. Thoạt tiên ông tính khoan đưa in,
nhưng khi bắt liên lạc được với ông Võ Văn Ái ở bên Pháp thì ông đánh liều nhờ
người gửi sang Paris và ủy quyền cho nhà xuất bản Quê Mẹ in.
Ông viết cho ông
Ái:
“Tôi chờ đợi điều tệ hại nhất đến với tôi, tuy vẫn mong là
nó không tới. Nhưng nếu người ta đẩy sự dã man đến độ dành cho tôi cùng sự đối
xử như các nhà trí thức khác từng bị cáo buộc là nói xấu chế độ, thì tôi sẽ vững
vàng đón nhận những thử thách mà tôi biết sẽ cam go lắm. Tôi đã quyết định, nếu
điều đó cuối cùng xảy ra, thì tôi sẽ tuyệt thực tới chết. Ở tuổi 84 này tôi đã
trải qua cái tốt nhất và cái xấu nhất của cuộc đời, và tôi không cảm thấy nuối
tiếc phải lìa bỏ cõi đời, vì suốt cuộc đời tôi, tôi đã chu toàn bổn phận của một
trí thức trước nhân dân và trước lịch sử.”
Trong cuốn hồi ký này, ngoài phần nói về việc chính quyền miền
Bắc tiếp thu Hà Nội năm 1954, ông đã nhắc lại vụ CCRÐ, vụ Nhân Văn Giai Phẩm.
Ông cũng thuật lại những cuộc tranh luận của ông với các cán bộ đảng trong mặt
trận tổ quốc. Nhất là tình trạng bị cô lập cực khổ tủi nhục của ông trong những
năm bị canh chừng theo dõi. Sau đây là một vài đoạn trích từ hai phần cuối:
“Người ta thường giặt quần áo dơ trong nhà và vì có quá nhiều
quần áo dơ xem ra ngày nào cũng phải giặt, nên người ta đã cảm thấy cần thiết
phải qui định là thế giới VN là thế giới đóng cửa, cũng như toàn thể cái thế giới
cộng sản vậy. Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng
tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái
hỏa ngục trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết
nhân phẩm nhân tính.” (trang 134)
“Cộng sản sống bằng dối trá, giả hình, nhưng cái sai lầm của
nó là đặt sự tàn bạo của nó trên những vẻ bề ngoài hư ảo mà nó giải thích theo
ý mình và dùng để tiêu diệt những kẻ mà nó gọi là kẻ thù. Nếu Machiavelli (4) đổi
mồ sống lại, ông ta sẽ phải theo học những lãnh tụ cộng sản. Sự dã man quỷ quyệt
mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người.”
(trang 147)
“Trong CCRÐ, người ta động viên con cái tố cáo cha mẹ, tá điền
tố cáo chủ điền, trí thức thiên thần tố cáo trí thức quỷ sứ.” (trang 150)
“Ở trường học người ta không còn dậy luân lý, đạo đức gì nữa.
Và, ngày nay người ta còn khuyến khích học sinh sỉ nhục thầy cô!” (trang 175)
Ông dành nguyên phần cuối cuốn sách để tả cảnh đói khổ và cô
độc của ông như một kẻ băng qua sa mạc, có vàng đè nặng trên vai nhưng sức đã
kiệt, vì thiếu thức ăn, nhất là nước uống khiến không đứng thẳng lên được,
không muốn gì hơn là có ai cho đổi vàng lấy một gáo nước.
Bạn đọc đã thấy Vũ Thư Hiên trong cảnh cô đơn ở
xà lim một mình, lấy làm sung sướng bắt được con cóc con đưa vào phòng nuôi bằng
kiến để có bạn cho bớt cô đơn. Thì ở đây bạn cũng thấy NMT đi lang thang ngoài
phố vớ được chú mèo con. Ông cho rằng sự tình cờ hay “Chúa Quan Phòng” (?)đã
cho ông được gặp con vật bé tí mới sinh được vài ngày này để cho ông có bạn
chia sẻ nỗi bất hạnh và khốn cùng với nhau.
Khác Vũ Thư Hiên ở chỗ Vũ Thư Hiên
thì ở trong lao tù, suốt ngày suốt tháng chỉ có một mình trong mù tối, còn NMT
thì được sống với vợ con ở nhà và thỉnh thoảng vẫn được ra đường hay tới cậu lạc
bộ nhìn sân tennis. Thế mà ông lại nói đến cô đơn như người lữ hành đi trong sa
mạc một mình.
Mấy hàng sau đây sẽ cho độc giả thấy lý do tại sao:
“Ngồi trên chiếc ghế dài (ở sân tennis vắng vẻ. MV) thoạt
nhìn tôi thấy có vật gì như một nắm len lăn vào chân. Ðó là một con mèo con bé
tí tẹo, mới sinh được vài ngày. Mẹ nó, theo tập quán đã cương quyết xa nó để nó
tự khám phá cuộc đời. Tôi nhặt con vật lên, vuốt ve nó và cảm thấy lòng tràn đầy
nỗi cảm thương, trìu mến đối với nó. Nó và tôi là hai mảnh đời tan nát, cùng
đói, cùng cô đơn. Sau khi đã đi vòng quanh xóm giềng để hỏi xem con mèo con thuộc
về ai, mà không tìm được chủ nó, tôi bèn cảm ơn sự tình cờ, hay Ðấng Quan
Phòng? đã ban cho tôi một kẻ đồng hành trong nỗi bất hạnh và cùng khổ, mà những
cuộc chuyện trò câm lặng sẽ lấp đầy thì giờ của tôi và hiến dâng cho tôi một sự
giao tình mà tôi không dám xin vợ con tôi, để khỏi đào sâu thêm những nỗi đau
thương của vợ tôi và con gái tôi. Giữa vợ con tôi và tôi, im lặng còn hùng biện
hơn lời nói, và lại không làm cho nước mắt nhỏ xuống. Giữa tôi và con mèo con
cũng y như thế: Ngôn ngữ của cặp mắt cũng đủ để trao đổi tâm tình.”
“Về nhà, tôi chia cho nó món cơm khô của tôi! Tôi rất lấy
làm hài lòng, vì nó không đòi gì hơn và nó lớn nhanh. Trong khi tôi ngồi suy tư
và mơ màng qua cửa sổ, nó ngồi trên đầu gối tôi và đêm đến thì nó nằm bên cạnh
tôi. Vậy là tôi đã có thể bắt đầu bước bước đầu để ra khỏi con đường hầm vô tận
của nỗi cô đơn, và tự cho mình một lẽ sống bằng cách lấp đầy lỗ trống của cuộc
đời tôi.Tôi không còn có thể đi dạo ngoài phố vì những con chó canh luôn luôn
theo tôi ở đàng xa. Tôi cũng không thể đi tập đánh tennis ở câu lạc bộ Ba Ðình
nữa vì vợt với bóng và giày vải đắt kinh khủng và ngoài tầm tay của tôi. Nhưng
điều đau đớn nhất đối với tôi là nhìn thấy những bạn thể thao cũ của tôi tránh
né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào tim tôi,
và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của
những người bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên
cũng là đảng viên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và
chính trị của họ, và vì vậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch
để chơi một ván với nó! Họ là những con người, những người nghèo tội nghiệp,
tôi không thể nào trông đợi là họ có thể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa
hơn.” (trang 325-327)
Vài cảm nghĩ về trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường:
Một con người có thể nói là đại trí thức, cực kỳ thông minh,
vì chỉ trong 4 năm đã lấy hai văn bằng tiến sĩ, thế mà hầu suốt đời lận đận,
quá nửa đời sống trong tủi nhục cùng khổ, cô đơn, cô đơn ngay bên cạnh vợ con,
bạn bè. Tuy trong đau khổ và cô đơn, ông vẫn tự hào là ông đã sống cho quê
hương.
Nhưng thử hỏi, quê hương được gì ở ông? Chế độ đã không để cho ông phát
huy tài năng của mình. Những gì ông làm, họ lên án. Những gì ông nói họ bịt
tai, trừ phi ông nói theo họ. Nhưng ông lại không thể nói theo họ. Nếu cái chế
độ này qua đi, một chế độ khác sáng suốt hơn, công bình hơn thì ông cũng sẽ được
đánh giá công bình về những lới ông nói. Nhưng hãy tưởng tượng, nếu chế độ này
cứ tiếp tục thì ai sẽ trả lại danh dự cho ông?
Khi ông đi theo Việt Minh cộng sản, chắc ông không ngờ được
rằng đó lại là một chế độ tàn bạo, phi nhân đến như vậy. Và ngay sau CCRÐ, ông
vẫn còn nghĩ nó có thể tốt hơn nếu chịu nghe ông mà sửa đổi. Chỉ hơn ba chục
năm sau, ông mới thấy nó bất trị đến mức nào. Những lời kết án của ông trong cuốn
hồi ký đã mãnh liệt hơn những lời phê bình trong bài tham luận năm 1956.
Dưới
đây chúng tôi xin chép lại nguyên văn lời bình luận của Minh Võ viết cách đây gần
40 năm về bài tham luận nói trên. Những lời bình luận này đã được in trong cuốn
“Sách lược xâm lăng của Cộng Sản”, xuất bản lần đầu năm 1963:
“(Sau khi trích dẫn nhiều đoạn trong bài tham luận). Những lời
trên đây thốt ra từ của miệng của một nhà trí thức trong chế độ miền Bắc và
ngay tại hội nghị mặt trận, trước sự hiện diện của các cấp lãnh đạo của “đảng
lãnh đạo” quá đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng CCRÐ đã gây đau thương và
đặc biệt là cho nông dân miền Bắc. Những lời trên đây cho ta thấy nhận xét của
nhà văn Pháp Gérard Tongas không có gì là quá đáng.
“Có một điều làm cho các nhà nghiên cứu tình hình miền Bắc
phải suy nghĩ nhiều. Ðó là việc Ðảng Lao Ðộng vẫn không ngớt tuyên bố rằng CCRÐ
đã thắng lợi, mặc dù những tiếng than van của nhân dân, các lời phẩm bình của
các ký giả, các nhà quan sát quốc tế và trí thức Hà Nội.
Tại sao với bao nỗi thống khổ, oan ức, bao xác chết chồng chất,
mà CCRÐ lại có thể coi là thành công? Là bởi vì cộng sản không lý luận như
chúng ta, cũng không lý luận như luật sư Tường. Luật sư Tường tuy nói rằng “ta
là duy vật” nhưng thực ra ông không có ý cho người nghe hay người đọc hiểu rằng
chữ “ta” đó gồm cả ông ở trong. Vì lý luận của ông không có mùi duy vật chút
nào hết. Sở dĩ ông dùng chữ “ta”ở trong bài diễn văn rất nhiều lần, chỉ là để
cho dễ nói với cán bộ cộng sản, coi như một cuộc “tự phê bình” chứ không phải một
cuộc phê bình đảng.
Thực ra đứng trên lập trường cộng sản, duy vật, vô thần, đối
với thái độ cho rằng không có gì vĩnh cửu, không có gì tuyệt đối, kể cả các
nguyên tắc tinh thần, luân lý, thì mấy nguyên tắc pháp lý hay nhân đạo mà ông
Tường nêu lên có đáng gì đối với họ?
Ông Tường có nói đến cách mạng, nhưng cách mạng của ông Tường
là thứ cách mạng dân tộc, hay ít ra là cách mạng nhân dân. Còn cách mạng của cộng
sản thực chất là cách mạng giai cấp, cách mạng vô sản. Vậy thì những lời ông
phê bình là phản cách mạng cái khẩu hiệu quá tả kia (“thà chết 10 còn hơn sót một
địch”) đâu có giá trị gì theo lập trường của người cộng sản? Vì thế họ sẽ kết
án lại ông Tường, cũng như các người khác là phản cách mạng, và rồi ông Tường sẽ
bị quản thúc, bị đưa đi cải huấn cho đến khi chấp nhận lập trường của cộng sản,
từ bỏ lập trường dân tộc theo lối “duy tâm”, lối “tư sản” của ông.
Cả câu cuối: “...không phân biệt được bạn và thù, đánh cả bạn,
giết cả bạn” cũng chỉ làm cho người cộng sản chính cống như Trường Chinh mỉm cười.
Vì thực ra trên lập trường giai cấp, ai là bạn, ai là ta, nếu không phải chỉ có
kẻ từ bỏ giai cấp của mình để tôn thờ giai cấp của đảng? Trên lập trường lý
thuyết Mác xít, duy vật biện chứng, với định luật “biến chuyển”, thì bạn ngày
hôm nay, ngày mai không là bạn nữa. Còn sống thì gọi là bạn, đánh chết rồi
không gọi là bạn nữa, mai kia được phục hồi công quyền, đảng tịch, cương vị, được...“
tổ quốc ghi tên muôn đời” thì lại là bạn. Và sau hết, theo sách lược cộng sản,
kết bạn với cả địch để tiêu diệt một kẻ địch khác cần tiêu diệt sớm hơn, thì
khi đã tiêu diệt được kẻ địch này rồi, ắt phải quay ra tiêu diệt kẻ địch kia, tức
là “địch-bạn” đó. Vậy phân biệt địch với ta, thù với bạn cùng những người cộng
sản thực là khó. Không hiểu luật sư Tường có nghĩ tới điều ấy không? Chỉ biết rằng
đối với cộng sản, bạn rất có thể là thù, ta rất có thể là địch, thất bại cũng
là thành công...” (5)
Ðể kết thúc chương này chúng tôi xin ghi nhận là cố luật sư
Nguyễn Mạnh Tường là một nhà trí thức có đầy nhiệt huyết, muốn đóng góp tài
năng của mình vào việc cứu nước, dựng nước. Nhưng vì ông đồng thời cũng là người
xuất thân từ giai cấp tư sản, lại từng hấp thụ nền giáo dục của truyền thống
dân chủ tư sản của Pháp, nên vẫn không thể hòa đồng với những người cộng sản.
Chẳng những thế, ông còn dũng cảm nói lên lập trường của mình, phê bình lập trường
của lãnh đạo đảng. Vì thế ông không được trọng dụng, rồi bị bạc đãi, bị đầy đọa,
bị bao vây, quản chế.
Sở dĩ cuốn hồi ký xuất bản bên Pháp với những lời đả kích chế
độ một cách thậm tệ, gọi nó là một thứ hỏa ngục trần gian, mà Hà Nội không đưa
ông ra tòa hay thủ tiêu ông, là vì trước hết ông cũng đã quá già rồi, chẳng còn
làm được gì, cuốn sách lại bị cấm ở Việt Nam, nó cũng chẳng gây tai hại lắm về
phương diện tuyên truyền. Hơn nữa tiếng tăm ông lại được thế giới kính nể. Ðụng
đến ông không khỏi có phản ứng bất lợi. Chi bằng cứ giam lỏng ông, cô lập ông để
ông chết dần chết mòn.
Minh Võ
_______________________
Chú Thích:
“Kẻ bị vạ tuyệt thông” (nguyên văn Un Excommunié, có nghĩa bị khai trừ ra khỏi cộng đồng, khỏi đảng), Quê Mẹ xuất bản, Paris, 1997, trang 199.
Trừ Nguyễn Hữu Ðang bị án 15 năm tù và bà nhà văn nữ Thụy An
cũng bị bắt giam.
Nguyên văn đầy đủ: “Un excommunié Hanoi 1954-1991: Proces
d'un intellectuel”, (”Kẻ bị khai trừ, Hà Nội từ 1954 đến 1991: Vụ án của một
trí thức”)
Nhà văn và chính khách Ý, thế kỷ 15 (1469-1527). Cuốn Le
Prince (Ông Hoàng) của ông bị các nhà đạo đức thời ấy lên án là phi luân, vì
ông chủ trương dùng mọi biện pháp để đạt mục tiêu chính trị, bất chấp luân thường
đạo lý.
“Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản”, Minh Võ, Sài Gòn 1963,
trang 164-166)
Sưu Tầm
Internet
Sưu Tầm
Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét