Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HỒ CHÍ MINH VÀ TITO VIỆT NAM ?

Minh Võ
1-04-2006

Trí Nhân Media: Với công nghệ thông tin, dần dà người dân VN nhất là giới trẻ hiểu nhiều hơn vể bản chất tàn bạo tráo trở của CS. Phong trào chống đối ĐCSVN ngày càng lên cao, tuy nhiên vẫn có một số người còn bênh vực chủ nghĩa CS và tiếc rẻ cho rằng - chủ nghĩa CS rất tốt, nếu thực hiện đúng sẽ đem lại công bằng xã hội, đất nước phát triển như chế độ CS tại Nam Tư, cái gọi là chủ nghĩa Tito... 

Vậy chủ nghĩa Tito là gì ? Cũng trấn áp, cũng dùng bạo lực, cũng kết án thành phần đối lập với tội danh chủ nghĩa xét lại - Vậy có gì khác chủ nghĩa CS Mac-Lênin ?

Nữ học giả Anh, Nora Beloff khẳng định: "Riêng cái tên tội danh chủ nghĩa xét lại gán cho Milovan Djilas đủ cho thấy không có sự khác biệt giữa chủ nghĩa Tito với chủ nghĩa Mác-Lênin, vì dù mang tên nào chủ nghĩa đó cũng không rời con đường độc tài thống trị, đặt dân chúng vào cảnh sống không còn một quyền hạn tối thiểu, ngoài phận sự phục tùng mọi chỉ thị của kẻ cầm quyền. Trong chế độ đó, đối tượng phụng sự không phải đất nước, không phải nhân dân mà chỉ là cá nhân lãnh tụ với một thiểu số nô bộc xung quanh." 

TNM hy vọng với bài viết này - những người còn tiếc rẻ cái chế độ CS - mơ về chủ nghĩa Tito, sẽ có cái nhìn chín chắn hơn về chủ nghĩa Mac-Lênin nói chung và chủ nghĩa Tito (Titoism) nói riêng, để có thể "can đảm" từ bỏ cái chủ nghĩa CS phi dân tộc đã đưa đất nước vào vòng nô lệ Hán hóa.

***********
Không chỉ riêng Neil Sheehan trưng dẫn ý kiến của nhà ngoại giao George Tabbott để cho rằng nếu các chính quyền Mỹ đừng ruồng rẫy Hồ Chí Minh thì ông ta đã có thể thành một thứ Tito của Việt Nam và như vậy đã tránh được chiến tranh.

Nhiều sử gia khác như Joseph Buttinger, Robert Shaplen, Stanley Karnow… cũng khẳng định tương tự.
Hai nhân vật này có gì giống nhau và khác nhau?

Hoàn cảnh hai đảng, hai nước cộng sản Nam Tư -Việt Nam như thế nào?
Và điều được các sử gia nói gần gũi ra sao với sự thật?

Josip Broz Tito sinh năm 1892 trẻ hơn Hồ Chí Minh 1 hoặc 2 tuổi(1) và mất năm 1980, sau Hồ Chí Minh 11 năm.

Tito được đào tạo tại Liên Xô, đã sống tại đây khoảng 7 năm. Hồ Chí Minh cũng được đào tạo tại Liên Xô và sống ở đây khoảng 5 năm.

Cả hai đều là lãnh tụ cộng sản, đến khi chết vẫn hãnh diện là đồ đệ trung kiên của Mác – Lênin.

Cả hai đều tàn sát những người khác chính kiến, đều áp dụng nguyên lý duy vật biện chứng trong cách hành xử, giành quyền bính bằng mọi giá.

Cả hai đều đề cao lý tưởng cách mạng vô sản, đều cổ võ tiến tới vô sản chuyên chính, lấy đó làm cứu cánh biện minh cho mọi hành động.

Trên thực tế, sau khi cả hai nắm được quyền lực, giai cấp vô sản tại cả hai quốc gia Nam Tư – Việt Nam lại bị thiệt thòi hơn hết.

Điểm khác biệt thứ nhất là Tito nhờ tách khỏi khối Cộng Sản Liên Xô nên được Tây phương viện trợ dồi dào khiến người dân Nam Tư có một chút tự do hơn, đỡ đói khổ hơn so với người dân Việt Nam. 

Điểm khác biệt thứ hai là Nam Tư không phải trải một cuộc chiến kéo dài ba mươi năm như Việt Nam.

Theo các sử gia trên, nếu Hồ Chí Minh trở thành Tito Việt Nam thì điểm khác biệt thứ hai chắc chắn không xẩy ra, tức là người dân Việt Nam không phải trải cảnh máu lửa, đồng thời các quốc gia Tây Phương như Pháp, đặc biệt là Mỹ không vướng vào chiến tranh như đã vướng.

Trở ngại lớn nhất khiến Hồ Chí Minh không thể biến thành Tito Việt Nam, theo các sử gia trên, là do các chính quyền Mỹ từ chối lời cầu thân của Hồ Chí Minh được đưa ra vào năm 1945. Sự từ chối khiến Hồ Chí Minh không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận dựa vào Liên Xô – Trung Cộng trong khi Mỹ theo đuổi đường lối ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng Cộng Sản trên thế giới.

Lập luận này nêu hai lý do trực tiếp đưa đến cuộc chiến Việt Nam: thứ nhất là nguyện vọng giải phóng dân tộc do Mặt Trận Việt Minh theo đuổi và thứ hai là mục tiêu chống Cộng của các chính quyền Mỹ.

Do mục tiêu chống Cộng, các chính quyền Mỹ đã hỗ trợ Pháp trở lại Việt Nam và do mục tiêu giải phóng dân tộc, Mặt Trận Việt Minh đã phát động kháng chiến với hậu quả kéo dài tới mãi năm 1975.

Những người nêu lập luận cho rằng cả hai lý do trên đều không xẩy ra nếu các chính quyền Mỹ chấp nhận lời cầu thân của Hồ Chí Minh. Bởi, trong trường hợp này, Pháp không có sự hỗ trợ của Mỹ sẽ phải tôn trọng nền độc lập của Việt Nam và Hồ Chí Minh được Mỹ nhận là đồng minh sẽ tách khỏi khối Cộng Sản, như Tito năm 1948.

Như thế, cả lý do giải phóng dân tộc lẫn lý do chống Cộng đều đã giải trừ và cuộc chiến Việt Nam không thể bùng nổ.

Robert Shaplen viết:

“… Pháp và Mỹ, nhất là những nhà làm chính sách ở Paris, đã sai lầm lớn khi không thương lượng với Hồ Chí Minh một cách thực tiển hơn trong những năm 1945-46 là lúc ông ta rất có thể đã được biến thành Titô (Titofied), ngay trước khi chưa nghe ai nói đến Titô hay “chủ nghĩa Titô” (Titoism); và như vậy một loạt biến cố đã có thể khác đi và đã tránh được nhiều máu đổ; và ngày nay đã có được một nước Việt Nam thống nhất; ngay cả nếu có bị lãnh đạo bởi phe tả, thì vẫn trở thành bức tường ngăn chặn của khối quốc gia trung lập ở Đông Nam Á là những nước đang muốn tránh bị Trung Cộng thống trị”. (2)

Xóa bỏ các biến cố đã xẩy ra để thay thế bằng các biến cố giả tượng là việc làm hoàn toàn vô nghĩa, nhất là trong trường hợp sự giả tưởng chỉ theo suy diễn chủ quan dựa trên nền tảng là những sự việc vụn vặt mơ hồ được cố tình gán ghép một ý nghĩa nào đó.

Thực khó nghĩ là đang đối diện với một người nghiêm túc khi nghe người đó xác quyết chắc chắn tránh khỏi cuộc chiến Việt Nam, nếu chính quyền Mỹ hiểu như anh trung úy John nào đó rằng Hồ Chí Minh là người dịu ngọt kinh khủng, rằng Hồ Chí Minh từng viết thư cho tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Dân Quốc hứa sẽ giúp tổ chức mạng lưới tình báo ở Đông Dương và rằng từng có vài người Mỹ nghĩ  ông ta sẵn sàng đứng về phe Tây Phương…

Nhưng theo các tác giả Shaplen, Buttinger, Lacouture, Neil Sheehan… đây chính là những chứng liệu bằng vàng cho thấy lịch sử bắt buộc phải xoay chiều nếu giới lãnh đạo Mỹ khôngquá ngu để nhìn ra vào năm 1945!

Buttinger còn quả quyết: “Tôi có thể đi xa hơn nữa để nói rằng vì những lý do thúc bách của lịch sử, Hồ Chí Minh đã trở thành một người theo chủ nghĩa Titô hơn cả chính Titô”.

Những chứng liệu bằng vàng này cùng lập luận về lịch sử xoay chiều kể trên khó tránh dẫn đến những nụ cười dành cho một trình độ nhận thức chính trị mang nặng tính hài hước.

Tuy nhiên, cứ giả dụ Buttinger và các tác giả trên hoàn toàn có lý và cứ giả dụ các chính quyền Mỹ biết rõ Hồ Chí Minh là người dịu ngọt kinh khủng và bắt tay với ông ta thì thực tế Việt Nam sẽ ra sao?

Năm 1985, nữ học giả Anh, Nora Beloff viết tác phẩm Tito’s Flawed LegacyDi sản có tỳ vết của Titô, (3) sau nhiều năm lui tới nghiên cứu tại chỗ về Nam Tư  đã có một số ghi nhận đáng lưu ý, đại để như Ti Tô không đánh phát xít Đức bằng đánh phe quốc gia thân Tây Phương, trong đó có cộng đồng người Chetniks(4) mà lãnh tụ là nhà ái quốc Mihaelovic. Nhân vật này không tìm cách trốn ra ngoại quốc, sau khi cộng sản toàn thắng ở Nam Tư, ở lại tìm cách quy tụ người Serb chống Cộng. Ông bị bắt trong rừng, bị kết tội phản quốc và xử tử ngày 17-7-1947.(5)

Nữ tác giả Nora Beloff khẳng định Tito không phải nhà ái quốc. 

Ông ta luôn luôn đặt quyền lực và chủ nghĩa cộng sản trên tổ quốc. Nora Beloff cũng chê Churchill và Roosevelt ngây thơ, dễ tin khi xử trí với Tito, vì Tito theo đúng con đường của Stalin là độc đảng, độc tài, diệt đối lập, kể cả đồng chí như Djilas chẳng hạn. Tác giả nhắc lại lời Stalin khen tặng Tito sau thế chiến II về sự tàn bạo đối với phe đối lập: “Tito là ngọn tháp của sức mạnh. Ông ta đã quét sạch bọn chúng”. (6)Theo Nora Beloff, không nên nhìn Nam Tư qua màu kính hồng mà nên ủng hộ những ý kiến tiến bộ đang nảy nở trên đất nước này, tức là sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ tại đây.

Tito trở nên nổi tiếng và có danh từ chủ nghĩa Tito chỉ do quyết định tách khỏi tổ chức quốc tế Cộng Sản, không chịu đặt dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế từ tháng 6-1948 (lúc ấy không còn mang tên Comintern mà trở thành Cominform – Phòng Thông Tin Quốc Tế Cộng Sản).

Hành động này rõ ràng xác định thế tự chủ, chống lại sự chi phối của Liên Xô nên được Tây Phương hỗ trợ. Nhờ vị trí Nam Tư ở giữa nhiều quốc gia thuộc khối Tây Phương như Ý, Áo, Hy Lạp và được Mỹ, Anh ủng hộ nên Stalin không đàn áp nổi phong trào ly khai này. Đây là trường hợp ly khai thành công duy nhất trong khối Cộng Sản Đông Âu.

Tito thành công trong việc thoát khỏi vòng kiềm tỏa Liên Xô và được báo chí thế giới lấy tên đặt tên cho một chủ thuyết chính trị mới là chủ nghĩa Tito.

Nhưng chủ nghĩa Tito là gì, đã mang lại gì cho đời sống của đất nước Nam Tư?

Nữ tác giả Nora Beloff xác định đó chỉ là con đường độc đảng, độc tài, diệt đối lập bất kể đồng chí hay người yêu nước, rập khuôn đúng chủ thuyết Stalin tàn bạo.

Điều mà Nora Beloff nêu lên đã được Milovan Djilas, nhân vật lãnh đạo thứ hai của Nam Tư sau Tito nêu lên từ cuối thập niên 1950.

Milovan Djilas là đồng chí kề cận, là bạn thân của Tito nhiều năm trong tranh đấu nhưng nhìn thấy Cộng Sản là một chủ nghĩa hoàn toàn không tưởng và cũng nhìn thấy Tito không thể từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản dù đã tách khỏi khối Cộng Sản Quốc Tế và được Tây Phương hỗ trợ.

Với vai trò phụ tá cho Tito, Milovan Djilas thấy rõ Tito vẫn tiếp tục là Cộng Sản và tiếp tục áp dụng chế độ Cộng Sản Mác – Lênin tại Nam Tư, bất chấp những hậu quả phản lại nguyện vọng nhân dân đồng thời di hại cho đất nước.

Theo Milovan Djilas, sở dĩ Tito bám lấy chủ nghĩa không tưởng này vì “nó tạo nên quyền lực của lãnh tụ cũng như nó đòi hỏi điều kiện tiên quyết là một đảng có kỷ luật tuyệt đối và một lãnh tụ độc tôn.”

Cho nên, dù ảnh hưởng viện trợ kinh tế Anh, Mỹ buộc Tito phải có một số nới lỏng trong chính sách cai trị so với Liên Xô, chế độ ở Nam Tư vẫn hoàn toàn là chế độ “chuyên chính vô sản”– dictatorship of the proletariat, nghĩa là chế độ độc tài toàn diện(7).

Các nhân vật đối lập vẫn bị bỏ tù, bị sát hại. Mọi mầm mống dân chủ hóa đều bị triệt tiêu. Tình trạng này không được miễn trừ ngay với Milovan Djilas, khi nhân vật này cho phổ biến tác phẩm Giai cấp mới năm 1957 mô tả tình trạng bất công trong xã hội Nam Tư, vì chế độ chính trị đã tạo ra một giai cấp đặc quyền đặc lợi, mặc tình tác oai, tác quái nhũng lạm, hà hiếp quần chúng để thâu đoạt lợi lộc cho bản thân.

Trên thực tế, Milovan Djilas không hô hào nổi dậy chống Tito, không kêu gọi lật đổ chế độ Cộng Sản. Milovan Djilas chỉ phân tích thực tế đời sống, nêu ra các mặt tệ hại không nên kéo dài để đề nghị tìm biện pháp cải tổ cần thiết hầu đem lại cho người dân những điều kiện dễ thở hơn đôi chút về cơm áo và tự do. Ngay lập tức, Milovan Djilas đã bị Tito lột hết quyền chức, tống vào nhà tù với tội danh “theo chủ nghĩa xét lại”.

Riêng cái tên tội danh chủ nghĩa xét lại gán cho Milovan Djilas đủ cho thấy không có sự khác biệt giữa chủ nghĩa Tito với chủ nghĩa Mác-Lênin, vì dù mang tên nào chủ nghĩa đó cũng không rời con đường độc tài thống trị, đặt dân chúng vào cảnh sống không còn một quyền hạn tối thiểu, ngoài phận sự phục tùng mọi chỉ thị của kẻ cầm quyền.

Trong chế độ đó, đối tượng phụng sự không phải đất nước, không phải nhân dân mà chỉ là cá nhân lãnh tụ với một thiểu số nô bộc xung quanh.

Milovan Djilas gọi thiểu số này là giai cấp mới, dựa theo uy quyền tối cao của lãnh tụ vun quén một cuộc sống phè phỡn thừa mứa trong khi đại đa số nhân dân quật quã trong áp bức, đói rét. Đây là luận cứ để nữ tác giả Nora Beloff nói Tito không phải người yêu nước vì luôn đặt quyền lực và chủ nghĩa Cộng Sản lên trên hết.

Về điểm này, chắc chắn không cần sự chấp nhận kết giao của các chính quyền Mỹ, không cần sự thương lượng thực tiễn của người Pháp, Hồ Chí Minh đã biến thành Tito từ trước khi có chủ nghĩa Tito.

Tito và Hồ Chí Minh là hai lãnh tụ có cùng một tính chất, có cùng một lý tưởng và cùng được rèn rũa kỹ lưỡng theo một đường lối hành động từ cùng một lò đào tạo.

Tito kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Cộng Sản với chủ trương giành đoạt và duy trì quyền lực độc tôn bằng mọi giá. Cho nên, dù được Tây Phương hỗ trợ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Liên Xô, Tito vẫn không rời chủ nghĩa Cộng Sản, tự phong là Tổng Thống trọn đời và tiếp tục củng cố địa vị bằng những biện pháp sắt máu bất kể hậu quả của những biện pháp này xô đẩy đời sống người dân Nam Tư vào cảnh ngộ bị đày đọa ra sao. Nói cách khác, Tito chỉ đam mê theo đuổi tham vọng cá nhân chứ không nghĩ đến quyền lợi của nhân dân Nam Tư.

Hồ Chí Minh không hề khác biệt Tito qua lời tán tụng của Krutshshev về sự tận tụy với chủ nghĩa Cộng Sản và qua thổ lộ của chính Hồ Chí Minh với Lucien Laurat : "Tôi luôn đứng về phía quyền lực. Chỉ có bộ phận này mới có thể hậu thuẫn được cho tôi."(8)

Thực tế Nam Tư qua diễn tả của Milovan Djilas và Nora Beloff cũng không khác biệt với diễn tả của Michel Tauriac về thực tế Việt Nam –một xã hội công an lúc nhúc như rắn rết, linh mục bị đàn áp, tăng sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố, giới trẻ không phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết những gì cần viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét tiền đầy túi trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không... (9)

Bùi Tín luôn kính trọng Hồ Chí Minh cũng thú nhận dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam vắng bóng hẳn ba hạng người cần thiết cho đời sống là người phát triển kinh tế, người bảo vệ luật pháp và người thể hiện tự do.

Tất nhiên, sự vắng bóng ba loại người trên không do lịch sử thôi thúc, không do Pháp – Mỹ từ chối kết thân với Hồ Chí Minh mà chủ yếu khởi phát từ những biện pháp củng cố quyền lực của Hồ Chí Minh, tức từ nhu cầu thể hiện tham vọng cá nhân của lãnh tụ bao hàm trong chân lý mà lãnh tụ tôn thờ và đường lối hành động mà lãnh tụ chọn lựa.

Kết quả cụ thể là lãnh tụ trở thành thần thánh ngự trị trên ngai quyền lực còn quần chúng sống trong nghèo đói, bất công và áp chế.

Joseph Buttinger, Robert Shaplen, Stanley Karnow, Neil Sheehan… chê bai các chính quyền Pháp – Mỹ quá ngu dốt khăng khăng duy trì chính sách ngăn chống Cộng Sản đến nỗi bỏ lỡ cơ hội biến Hồ Chí Minh thành Tito đã cho thấy một khoảng trống trong kiến thức về Cộng Sản và về thực tế ở cả Việt Nam lẫn Nam Tư.

Vì trên thực tế, Hồ Chí Minh không khác Tito và chủ nghĩa Tito cũng chỉ là cái tên gọi khác của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được Stalin hóa.

Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành Tito từ trước năm 1948 và rõ ràng còn Tito hơn cả Tito như  Buttingger từng mong ước.

Tito tách khỏi vòng chi phối của Liên Xô nhưng vẫn đối xử với những người khác chính kiến theo cung cách của Stalin. Trong cuốn Tito (10), Milovan Djilas nhắc tới các trại tập trung nổi tiếng ở Goli Otok trong đó riêng số đảng viên bị giam giữ vì nghi ngờ phản đảng hay có khuynh hướng thân Liên Xô, còn luyến tiếc Phòng Thông Tin Quốc Tế Kominform đã có khoảng 15 ngàn người. Những người này thường xuyên bị tra tấn, có khi bị dúi đầu vào đống phân và khi được thả hầu hết không còn hình dạng người nữa.

Cảnh tù đầy không thiếu tại Việt Nam và đã được Tauriac lược thuật:

 “70 hoặc 80 người bị nhét vào một xà lim dành cho 20 người với một cái lỗ đào dưới đất để tiểu tiện, một chút nước với chút gạo đỏ trộn sạn làm thức ăn, nước uống nhiễm độc và rất hiếm hoi, không thuốc men, không một tấm mền che gió bấc lạnh thấu xương ở vài vùng, không thư từ, không thăm viếng ... Việc lao động khổ sai bất kể tuổi tác (nhiều khi cải tạo già hơn 70 tuổi) dưới mặt trời thiêu đốt hay trong gió mùa khốc liệt ... Kẻ hành hạ “không cần nghe nạn nhân giải thích lý do hành động của mình, cũng không cần nêu bất kỳ lý do nào để cho nạn nhân biết tại sao họ bị giết” … Cán bộ tuyên bố với tù nhân là mình được đào tạo để trừng trị cặn bã của xã hội tư bản bằng cách tận diệt chúng... Đảng đã ra lệnh như thế.” (11)

Trong A Dragon Embattled, Buttinger đã viết về việc Hồ Chí Minh thành lập Mặt Trận Liên Việt ngày 27-5-1946 như sau:
 “Thực ra Liên Việt chẳng là gì khác hơn một thứ siêu Việt Minh. Kẻ nào từ chối không chịu tham gia Mặt Trận Liên Việt sẽ bị tố cáo là chống độc lập dân chủ và bị dán cho nhãn hiệu phản động, để có thể bị giết ...

Và, theo Buttinger, “điều khiến ông Hồ vui là tay chân của ông đã tiêu diệt được những đảng phái thân Trung Hoa – tức các đảng quốc gia đối lập”.

Vu cáo, tàn sát, giam giữ những người chống đối để củng cố quyền lực là hành vi quen thuộc của cả Tito lẫn Hồ Chí Minh không cần có điều kiện lịch sử thúc đẩy và không hề tùy thuộc thái độ của các nước Tây Phương.

Sự tương đồng giữa Tito và Hồ Chí Minh còn có trong cả đời sống cá nhân.

Theo Milovan Djilas, các bà vợ và tình nhân của Tito đều “đẹp một cách lạ lùng” và đều rất trẻ. Bà vợ đầu tiên kém Tito 9 tuổi, bà vợ thứ hai kém 12 tuổi, bà vợ thứ năm và cuối cùng kém 31 tuổi. Tất cả đều không được sống trọn đời với Tito. Ngay Jovanka Budisavljevic duyên dáng, đẹp tuyệt vời, kém Tito 31 tuổi, từng qua nhiều năm chăm sóc Tito với tư cách trợ lý, thư ký, bảo vệ... trước khi thành hôn, cũng bị Tito ruồng bỏ vào lúc ông đã ngoài 80 tuổi khiến không ai dám nhắc tới tên bà nữa.

Milovan Djilas vốn rất thân với Tito khi chưa ly khai và chưa bị bỏ tù nên biết nhiều về liên hệ gia đình của Tito, kể rằng khi Tito bị bệnh thập tử nhất sinh, bác sĩ Lavric đã tâm sự với Djilas là nếu không có Jovanka (lúc ấy còn vài năm nữa mới thành hôn với Tito) và một bà phước ở bên cạnh để săn sóc bệnh nhân thì bác sĩ đã không dám tiến hành giải phẫu.

Jovanka yêu Tito đến độ tận tụy với nhiệm vụ như một bà phước, nhưng chẳng những bị Tito ruồng rẫy vào những năm cuối đời mà ngay khi mới lấy nhau cũng không được Tito đối xử một cách xứng đáng. 

Trong tác phẩm mang tựa đề Tito, Djilas viết về cuộc hôn nhân này như sau: 

“Cuộc hôn phối thật bất hạnh và tàn phá, đặc biệt đối với Jovanka. Bà không có cuộc sống riêng bên ngoài nhóm cận thần của Tito và công việc tẻ nhạt thường ngày theo nhiệm vụ của bà. Nhiều buổi tối khi chúng tôi đến thăm Tito, chúng tôi đã thấy bà phải ngồi ở lối đi của sảnh đường để canh chừng cùng với đoàn hộ tống của chồng cho đến khi Tito đi ngủ. Trong hoàn cảnh đó, sự thèm muốn và đố kỵ, sự ngờ vực từ phía những người xung quanh là điều không thể tránh. Sự thân mật giữa bà với Tito sẽ có thể bị giải thích bằng nhiều cách khác nhau, bất lợi và bất công cho bà, như: hám danh, bợ đỡ,  hai lòng, đa dâm, lợi dụng sự cô đơn của Tito, tham lam. Đôi khi nhân viên an ninh, vì ác tâm hoặc nghi ngờ đã bắt bà phải ăn thử trước những món ăn mà bà nấu cho chồng với tất cả tình yêu của mình.” (12)

Bà vợ thứ hai có một sắc đẹp quý phái trưởng giả, tên Harta Hass, kém Tito 12 tuổi, đã bị Tito ruồng rẫy để lấy bà thứ ba là Zdenka. Harta từng khóc nức nở trên vai Milovan Djilas khi nghe tin Tito bỏ bà để gắn bó với Zdenka.

Về mặt này hiển nhiên Hồ Chí Minh không thua kém Tito. Tăng Tuyết Minh cũng rất chung tình, đảm đang, chăm lo cho chồng nhưng chỉ được ở với chồng một thời gian ngắn. Khi Hồ Chí Minh thành công, trở thành Chủ Tịch Nhà Nước đã tuyệt nhiên không nhớ tới cô nữa, dù nhiều lần cô gửi thư, nhờ cả tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam ở Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc can thiệp.

Rồi Nông Thị Xuân cũng rất đẹp, rất trẻ, kém Hồ Chí Minh trên 40 tuổi, có con với Hồ Chí Minh đã bị ruồng rẫy và hạ sát thê thảm. Những người khác như Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc vv… dù đã có con với Hồ Chí Minh cũng bị đẩy ra xa kể như không quen biết.

Về phương diện này, Hồ Chí Minh khác với Tito là có nhiều mối tình và có số lượng phụ nữ ở bên cạnh đông hơn. Một điểm khác nữa là Tito xử sự tương đối công khai, không lén lút, giả đạo đức. Tito không che giấu chuyện tình cảm, không ra lệnh cho Đảng che giấu giùm để tạo huyền thoại hy sinh trọn đời cho cách mạng giải phóng dân tộc, quên hết tình cảm bản thân....

Giữa Tito và Hồ Chí Minh cũng còn một khác biệt trong đời sống riêng. Cả thế giới đều biết Tito rất thích ở nhà đẹp và sang trọng. Chỗ ở của Tito thường là những lâu đài vua chúa thời xưa. Tito còn bỏ công quỹ xây thêm một tư dinh vĩ đại theo kiểu tối tân. Riêng Hồ Chí Minh không chiếm Phủ Toàn Quyền cũ hay Tòa Khâm Sứ mà chỉ cho làm một ngôi nhà gỗ bên cạnh. Về căn nhà này, Hoàng Quốc Kỳ đã châm biếm, mỉa mai là tấn kịch giả dối vụng về với dụng ý tuyên truyền cho tính giản dị và gần gũi dân chúng. Dù sao, đây cũng là sự khác biệt của Hồ Chí Minh so với Tito.

Những khác biệt hoặc tương đồng về đời sống riêng tư chắc chắn không quan trọng đủ khiến có sự tiếc rẻ cho việc Pháp - Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội biến Hồ Chí Minh thành Tito để xoay chiều lịch sử theo một hướng khác.

Thực ra, cơ hội đó thực sự có hay không?
Last Updated Saturday, April 01 2006 @ 01:53 PM EST



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét