22-01-2013
Sau khi Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Việt Cộng được
ban Chấp Hành Trung Ương Việt Cộng trao cho chức Trưởng Ban Chỉ Đạo Trung Ương
về Phòng Chống Tham Nhũng, thay cho Ủy Ban Chống Tham Nhũng do Nguyễn Tấn Dũng
thủ tướng chỉ đạo, Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị cho thiết lập lại Ban Kinh
Tế Trung Ương và Ban Nội Chính Trung Ương làm công cụ chỉ đạo, giám sát và quản
thúc Chính Phủ cả về Kinh Tế lẫn Pháp Chế.
Đến nay Nguyễn Phú Trọng bí thư Quân
Ủy, lại thâu tóm luôn quyền Ngoại Giao vào tay. Nghiã là hoàn toàn biến Chính
Quyền thành Vô Quyền như dưới thời Bao Cấp. Phá vỡ hoàn toàn kế hoạch Diễn Biến
Hoà Bình đi từ: “Trao rộng quyền cho Chinh Phủ, làm nhẹ dần vai trò ‘Đảng Toàn
Trị’, thành ‘Đảng Cầm Quyền’, đến ‘Đảng Vô Quyền’ rồi ‘Đảng Tan Biến”.
Nguyễn Phú Trọng cầm đầu một phái đoàn hùng hậu trên 100 viên
chức cao cấp, có Nguyễn Xuân Phúc phó thủ tướng, Phạm Bình Minh bộ trưởng Ngoại
Giao, Bùi Quang Vinh bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng Quốc Phòng…chính
thức thăm các nuớc Âu châu từ ngày 17 tới 24/01/2013.
Nghĩa là đúng nghi vệ dành
cho một Nguyên Thủ, dù Trọng chỉ là một Chủ Tịch Đảng đối với các nước Dân Chủ Âu
Mỹ. Nhưng điều khá đặc biệt là tất cả các chính phủ như Anh Quốc và Vatican cũng
đón tiếp Nguyễn Phú Trọng như nguyên thủ của một Quốc Gia. Theo đại sứ Anh tại
Hànội, Antony Stokes nói rõ: “Ông David Cameron mời ông Nguyễn Phú Trọng sang
thăm trong tư cách Thủ Tướng Anh, chứ không phải là lãnh đạo đảng. Đây không phải
là chuyến thăm trong khuôn khổ các đảng”.
Thế nhưng ngay ngày đầu tiên tại Brussels nước Bỉ, Nguyễn Phú
Trọng gặp Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu
Herman Van Rompuy và Ủy Ban Châu Âu, họ đã lên tiếng về vấn đề Nhân Quyền
ở Việtnam.
Theo bà Maja Kocijancic phát ngôn viên của người phụ trách chính sách
đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu cho biết:
“Cả hai vị chủ tịch của 2 Hội Đồng và
Ủy Ban Châu Âu đều nêu vấn đề này. Cụ thể, họ đã nêu lên trường hợp các blogger
mới đây bị tuyên án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đã ra tuyên bố công
khai”.
“Đôi bên cam kết mở rộng và tăng cuờng quan hệ giữa EU và Việtnam, trên
cơ sở các thoả hiệp đối tác và hợp tác, cũng như thỏa thuận về thương mại tự do
trong tương lai”.
Bà khẳng định:
“Nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối
quan hệ giữa EU và Việtnam, nên phía châu Âu sẽ nhất quyết và thường xuyên nêu
vấn đề này”.
Bà thêm rằng:
“Chúng tôi ủng
hộ việc thúc đẩy nhân quyền và pháp quyền ở Việtnam. Chúng tôi tin rằng đó là các
lực đẩy quan trọng trong quá trình phát triển đất nước”.
Tại Ý, tổng thống Giorgio Napolitano chính thức đón tiếp
Nguyễn Phú Trọng vào ngày 21/01/13 và hội kiến với thủ tướng Mario Monti, dự lễ
kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việtnam và Italia. Hai bên nhất
trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cả về chính trị, ngoại giao,
kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh…
Đặc biệt hôm
nay 22/01//13 Giáo Hoàng Benedicto 16 đã tiếp Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt
Cộng tại Vatican, với một cung cách dành cho
nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ. Tuy Giáo Hội Lamã biết rõ là Giáo Hội
của mình tại Việtnam vẫn còn bị trói buộc bởi Nghị Định số ND 92/2012/ND-CP, bóp
nghẹt quyền tự do tôn giáo, cả trong vấn đề nhân sự, sinh hoạt mục vụ, lẫn điều
hành nội bộ và quan hệ với các tổ chức tôn giáo, xã hội khác. Về mặt pháp lý, các
tôn giáo đã ‘đăng ký’ đều mất hoàn toàn tư cách pháp nhân như trước 1975. Cơ chế
“Xin, Cho” vẫn bao trùm lên các tôn giáo được phép sinh hoạt gọi là hợp pháp tại
Việtnam.
Nguyễn Phú Trọng đã rời Ý ngày 22/01/13 đến thăm viếng nước
Anh theo lời mời của thủ tướng Anhquốc
David Cameron. Đại sứ Antony Stokes cho đài BBC biết:
“Năm ngoái quan chức
Việtnam và Anhquốc đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng gồm 3 nội dung chính
Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng, hợp tác Quốc Phòng và hợp tác Công Nghiệp Quốc
Phòng. Nay chúng tôi đã có thể trao đổi về các chủ đề quốc phòng không chỉ trực
tiếp giữa Việtnam và Anhquốc, nhưng còn có thể đề cập tới các vấn đề quồc tế như
chống phổ biến vũ khí, hay an ninh chẳng hạn”.
Xem ra nước Anh sẽ tạm thời thay
Mỹ ở Việtnam về mặt công nghệ quốc phòng. Còn Nhật sẽ sắm vai trò kinh tế ở Việtnam
trong những ngày sắp tới.
Riêng Việtcộng thì các phe cứ tăng cường đấu đá, giành giật
với nhau, dưới sự chứng kiến của Bắckinh. Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Bá Thanh
lên chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Đảng, để phụ tá Nguyễn Phú Trọng trong
vai trò Phòng Chống Tham Nhũng.
Ngày 10/01/13, Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: “sẽ thẳng
tay với tham nhũng”, cùng lời đe dọa khét lẹt “hốt liền, không nói nhiều”.
Đáp lại Nguyễn Tấn Dũng cho
Thanh Tra Chính Phủ công bố về việc Quy Hoạch Đất Đai ở Đànẵng dưới thời Nguyễn
Bá Thanh làm bí thư thành phố, có nhiều sai phạm, thất thoát tài chánh nghiêm
trọng.
Theo báo chí trong nước, ngày 21/01/2013, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký
thành lập Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tội Phạm, trực thuộc Chính Phủ, do phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và bộ trưởng Công An, đại tướng Trần Đại Quang làm phó
ban thường trực.
Cả hai nhân vật này đều
là ủy viên Bộ Chính Trị, với một lực lượng Công An khổng lồ, sẵn sàng hành động
núp dưới dạng ‘côn đồ’, như vẫn thường đối phó với các cuộc biểu tình đòi tự
do, công lý, và chống giặc Tầu xâm lăng của những người Yêu Nước trước giờ.
Còn
Nguyễn Bá Thanh trưởng ban Nội Chính mới chỉ là ủy viên Trung Ương. Dù trưởng
ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bụng
chứa đầy một mớ lý thuyết Mác Lê Hồ vô dụng, thì vẫn chưa biết ‘mèo nào, cắn mèo
nào đây?
Nhưng biết chắc một điều là bọn Việtcộng sẽ để mặc cho Trungcộng an
nhiên thôn tính Biển Đông, và để cho các thế lực quốc tế an bài trên thân phận
dân tộc Việtnam mình như hồi 1954 và 1973. Tuy nhiên, cuối cùng những người quyết
tâm đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ở Việtnam sẽ thắng. Vì đó là thời của
Dân Chủ phải đến.
LÝ ĐẠI NGUYÊN -
Little
Saigòn ngày 22/01/2013
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét