Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGƯỜI MỸ

Trí Nhân Media
7-01-2013

"... giới lân cận Ông Nhu đều nhận định rằng Ông Nhu muốn thoát ảnh hưởng của Mỹ, muốn tìm một thế đứng mới nhưng chuyện mưu đồ bắt tay với cộng sản chỉ là chiến thuật trả giá với Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ lại dùng ‘’gậy ông lại đập lưng ông’’ quật ngã Ông Nhu, khi họ cố tình cho rằng Ông Nhu định bắt tay với cộng sản. Một số Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Việt Nam đã bị Hoa Kỳ lung lạc tinh thần bằng cái dư luận: Ông Nhu định điều đình với cộng sản. 

Thực sự cơ quan CIA không thiếu gì phương tiện, nhất cử nhất động của Ông Nhu không qua khỏi con mắt CIA. Có lẽ vấn đề Ông Nhu bắt tay với cộng sản không làm Mỹ lo ngại bằng cho vấn đề bang giao Việt Pháp mỗi ngày càng thêm tốt đẹp sau nữa là thái độ quá cứng rắn của Tổng Thống Diệm trước những đề nghị của Mỹ mà Tổng Thống Diệm cho rằng xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam (như vụ Cam Ranh. Đề nghị đặt Cố Vấn Mỹ cạnh Tỉnh Trưởng Việt Nam, lập phòng Dân Vụ Mỹ cạnh Tòa Đại Biểu Chánh Phủ. Sau năm 1963 những đề nghị này được hậu các chánh phủ sau đảo chánh thỏa mãn ngay).

BÚT KÝ LỊCH SỬ 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG 
(TẬP I - CHƯƠNG 7)

        Cao Thế Dung & Lương Khải Minh (1969)

Sau vụ biến cố đẫm máu tại Đài Phát Thanh Huế 4 ngày, Ông Nhu đã cho nổ một trái bom làm rung động ngoại giao Mỹ. Khi ông tuyên bố với phái viên tờ Washington Post: ‘’Cho đến lúc này Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa không thấy cần thiết một số Cố Vấn Quân Sự quá lớn, cho nên Việt Nam Cộng Hòa có thể yêu cầu chính Mỹ cho rút một nửa số Cố Vấn Quân Sự Mỹ, tức là chỉ nên duy trì khoảng 7, 8 ngàn là đủ’’. (Washington Post 12.5.1963).

Cũng vào thời gian này Ông Nhu nói với Giáo Sư Bửu Hội: ‘’Đã đến lúc mình phải xét lại sự hợp tác và viện trợ của Mỹ. Anh có thể giúp tôi tìm sự ủng hộ thân hữu của Pháp và các quốc gia Bắc Phi. Trong tình thế này chúng ta phải đi đến một modus vivendi thỏa ước với Bắc Việt’’.

Sáng Chủ Nhật hôm ấy Ông Nhu cũng lập lại như vậy với một vài cộng sự viên thân cận. Nhưng ai nấy đều cho rằng con đường mà Ông Nhu sắp đi tới nguy hiểm. Nhƣng Ông Nhu vẫn chủ quan cho rằng kế hoạch Ấp Chiến Lược và đường lối ngoại giao mới qua trục Ba Lê và Á Phi sẽ tạo cho Miền Nam đủ tư thế chấp thuận thỏa ước với Miền Bắc. Nhưng Ông Nhu quên mất rằng với 16,000 Cố Vấn Mỹ và mỗi ngày Mỹ phải chi trên một triệu đô la cho cuộc chiến tại Việt Nam (63) thì không dễ dàng gì Mỹ có thể để cho Ông Nhu tự do hành động khác với đường lối của họ .

MỘNG ƯỚC HIỆP THƯƠNG HAI MIỀN NAM BẮC

Trước đây năm 1961 Ngoại Trƣởng Pháp Couve De Murville sau cuộc tiếp xúc với Ông Nhu tại Ba Lê (61) đã phê bình ‘’Ngô Đình Nhu là một người có nhiều ảo tưởng’’. Ông Murville cũng nhƣ Bác Sĩ Trần Kim Tuyến cho rằng phê bình nhƣ vậy cũng có phần đúng. Theo Bác Sĩ Tuyến ‘’Ông Nhu là một chính khách có suy tư về chính trị, có khám phá sáng tạo trên bình diện chiến lược. Nhưng thực tại chính trị Miền Nam chính nó đã làm cho những suy nghĩ của Ông Nhu trở nên ảo tưởng’’. Một buổi sáng trời trong xanh, Ông Nhu mỉm cƣời mô tả một cách đầy thi vị nói với ông Tuyến: ‘’Buổi sáng Việt Nam trời mầu pha lê, toa thấy chiến tranh phi lý quá hỉ ? Nhưng bọn nó (tức cộng sản) có bao giờ muốn hòa bình đâu. Chiến lược chiến tranh cách mạng vô sản mà. Nhưng nếu bọn nó ngưng bắn hiệp thương thì mình cũng chấp nhận, mấy thằng tư bản phiêu lưu nó sẽ phá moa, toa thấy thằng Nghị Sĩ Mansfield gầm thét chưa. Bọn nó (tức Mỹ), như con hổ bị thương, chúng sẽ cho dollar để Phật Giáo phá moa...Nhưng chế độ này phải tồn tại’’.

Khi Ông Nhu toan tính bắt tay với Bắc Việt thì trước hết ông đã gặp phản ứng hết sức bất lợi cho kế hoạch của riêng ông. Phản ứng đó xuất phát ngay từ tập thể Thiên Chúa Giáo và nhất là khối di cư.

Khối người đó từng hậu thuẫn vô giá cho chế độ Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu năm 1954-1955. Tuy toan tính của Ông Nhu không mấy ai biết nhưng hẳn nhiên không thể qua mắt được các Đức Giám Mục Thiên Chúa Giáo. Đức Cha Lê Hữu Từ có thể là người được biết khá thông suốt về những toan tính của Ông Nhu. Điều này Cha Jean (một Linh Mục người Pháp hiện sống tại Sài Gòn) đã có nhiều cơ hội được am tường một cách tương đối rành rẽ.

Sau cuộc biểu tình dữ dội của Phật Giáo ngày 17.7, phản ứng của Mỹ hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Đài VOA thông tin và bình luận một cách có thiện cảm hay đúng hơn đã gián tiếp ca ngợi cuộc tranh đấu của Phật Giáo. Cha Jean được mời vào gặp Ông Nhu. Cuộc gặp gỡ kéo dài trong trong 2 tiếng đồng hồ.

Ông Nhu đề cập về cuộc xuống đường của Phật Giáo ngày 17, ông nói: ‘’Tôi có bằng chứng là hiện nay cộng sản đã thao túng Phật Giáo. Rất nhiều cán bộ cộng sản cải trang vào đó với tư cách Phật Tử hay các nhà sư’’.

Cha Jean chỉ lắng nghe mà không đáp.

Ông Nhu với thái độ giận dữ: ‘’Tôn giáo là tôn giáo, quốc gia là quốc gia. Tổng Thống không thể nào nhượng bộ họ được nữa. Đã đến lúc chính phủ phải có biện pháp mạnh. Nếu chính phủ hạ lệnh thì chỉ trong vòng một ngày, Quân Đội và Cảnh Sát có thể dẹp tan Phong Trào đấu tranh này’’.

Cha Jean đáp: ‘’Thưa ông Cố Vấn, đây là vấn đề nguy hiểm và tế nhị. Ông Cố Vấn có thể nào tìm cách giải quyết tốt đẹp hơn là đàn áp không ? Theo tôi đàn áp thì dễ, cộng sản sẽ chỉ mong chính phủ đàn áp Phật Giáo’’.

Ông Nhu lừ mắt nhìn Cha Jean, ông lắc đầu: ‘’Đến nay thì không còn cách nào giải quyết tốt đẹp nữa. Hiện các Tướng lãnh và Sĩ Quan cao cấp đang bất mãn với Phật Giáo, họ đang xúi Tổng Thống hạ lệnh cho họ được phép dẹp cho yên’’ 

Cha Jean không còn biết nói gì hơn.
Ông Nhu lại tiếp tục: ‘’Tôi hiểu, cộng sản cũng như Hoa Kỳ đang âm mưu gây rối Miền Nam theo tư lợi của họ...chính phủ không thể tha thứ bất cứ một cuộc nổi loạn nào’’.

Bất chợt Ông Nhu hỏi Cha Jean: ‘’Phía Hoa Kiều Chợ Lớn Cha thấy thái độ chung của họ như thế nào ?’’
Cha Jean đáp: ‘’Hoa Kiều tại Việt Nam như ông Cố Vấn đã rõ họ chỉ biết làm ăn buôn bán’’.

Ông Nhu nói: ‘’Cha có thể giúp tôi một việc riêng ?’’
Cha Jean đáp: ‘’Tôi sẵn sàng nếu thấy có khả năng’’.

Ông Nhu ngần ngại rồi đi thẳng vào câu chuyện: ‘’Cha có thể giúp tôi một việc quan trọng này mà ngoài Cha, Tổng Thống không muốn ủy thác cho một ai’’.

Ông Nhu lại yên lặng hút thuốc lá lâu hàng 5, 7 phút.
Đoạn ông nói: ‘’Cha sang Đài Loan giúp chính phủ được không ?’’

Cha Jean chưa trả lời,
Ông Nhu nói tiếp: ‘’Cha có đủ uy tín nói chuyện với chính phủ Đài Bắc, Cha làm sáng tỏ cho họ rõ là chính phủ Việt Nam không bao giờ chủ trương và kỳ thị tôn giáo. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo đang bị cộng sản sách động giật giây!!’’

Cha Jean đáp: ‘’Thưa ông Cố Vấn, tôi nghĩ việc này ông Cố Vấn nên tiếp xúc thẳng với Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc hoặc nếu không ông Cố Vấn có thể ủy thác cho ông Bộ Trưởng Ngoại Giao’’.

Sự từ chối khéo của Cha Jean làm Ông Nhu mất bình tĩnh: ‘’Bộ Trưởng Ngoại Giao ấy à? Ông ta không làm được cái chi hết. Còn ông Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc cũng đang bị dư luận đầu độc. Tôi muốn Cha sang Đài Loan nói cho chính phủ của Tưởng Giới Thạch biết rõ sự thực và Cha nói dùm chính phủ Đài Bắc phải chấm dứt ngay chiến dịch báo chí ở Đài Loan hiện đang xuyên tạc chính phủ Việt Nam và họ đang cổ võ cho cuộc tranh đấu của cộng sản dưới chiêu bài tôn giáo’’.

Cha Jean nói: ‘’Xin ông Cố Vấn cho tôi trình bày ý kiến. Theo tôi, có thể cộng sản len lõi vào hàng ngũ đấu tranh của Phật Giáo nhưng tôi tin rằng cuộc đấu tranh này vẫn có tính cách tôn giáo đó chứ. Tôi không tin Thượng Tọa Tâm Châu hay ông Mai là cộng sản. Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc cũng đã nói với tôi như thế. Xin ông Cố Vấn thông cảm sự khó khăn của tôi, tôi không thể nói gì khác hơn là như vậy’’.

Ông Nhu hỏi: ‘’Ngay Cha cũng tin vào dư luận là Tổng Thống sẽ thương thuyết với cộng sản Bắc Việt ?’’

Cha Jean đáp: ‘’Đó là điều tôi ngạc nhiên’’. Cha hỏi lại: ‘’Chắc chắn ông Cố Vấn có theo dõi hoạt động của Ủy Ban Hòa Bình Phục Hưng Miền Nam’’ (Comite pour la Paix et Renovation du Sud VN)

Ông Nhu ‘’à’’ một tiếng khá lớn lắc đầu với thái độ khinh miệt. ‘’Tôi biết tổ chức ấy là một con số không do một số người Pháp đỡ đầu. Trần Văn Hữu chắc Cha đã biết rõ ?’’

Cha Jean đáp: ‘’Tôi có gặp mặt ông ấy một vài lần’’.

Ông Nhu bỗng cao hứng nói một hơi thật dài. Đến nay Cha Jean chỉ còn nhớ lại vài nét chánh, đại cương Ông Nhu nói ‘’Trần Văn Hữu hiện nay đang được nhóm Paul Devinat Bolaert, Pignon đỡ đầu, hắn đòi gì biết không ? Hắn đòi phải lật đổ chánh phủ này nghĩa là xóa bỏ chế độ này sau đó tổ chức một chánh phủ liên hiệp có Mặt Trận Giải Phóng tham gia và Miền Nam sẽ trung lập’’.

Cha Jean lại hỏi: ‘’Thưa ông Cố Vấn ông Cố Vấn nghĩ như thế nào về đề nghị của ông Hữu ?’’

Ông Nhu đáp: ‘’đó là một đề nghị trẻ con tôi không quan tâm nếu có nói chuyện trung lập thì chỉ nói với cộng sản Bắc Việt thôi chớ Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một tổ chức phiến loạn’’.

Cha Jean nhân cơ hội này lại hỏi: ‘’Thưa ông Cố Vấn ông có nghĩ đến vấn đề nói chuyện với Bắc Việt không ?’’

Ông Nhu mỉm cười: ‘’Đó là vấn đề chính mà hôm nay tôi cần gặp Cha và nhờ Cha giúp tôi’’.

BẮT TAY VỚI CỘNG SẢN CHỈ LÀ CHIẾN THUẬT TRẢ ĐŨA HOA KỲ

Qua cuộc tiếp xúc với Ông Nhu, Cha Jean nhận thấy Ông Nhu đang trải qua cơn giao động với một thái độ quyết liệt. Về vấn đề bắt tay với cộng sản Bắc Việt Ông Nhu tỏ ra hết sức dè dặt. Ông vẫn không tin tưởng vào thế trung lập mà liên hiệp với cộng sản lại càng không thể có.

Ông Nhu nhắc đi nhắc lại với Cha Jean ‘’Cha đã hiểu rất nhiều về cộng sản...Cha cũng rõ Tổng Thống ghét cộng sản như thế nào’’. 

Sau đó ông rất dè dặt tâm sự: ‘’Trong tình thế này Hoa Kỳ cứ gây khó khăn mãi cho chánh phủ Việt Nam tôi phải lựa chọn’’

Ý Ông Nhu nói là ông phải lựa chọn một thế đứng mới làm điều kiện trả đũa áp lực của Hoa Kỳ. Cha Jean cũng nhận thấy chưa bao giờ Ông Nhu tỏ vẻ tức giận Hoa Kỳ như vậy.

Trong cuộc gặp gỡ hôm  ấy Ông Nhu muốn nhờ Cha Jean qua Đài Loan rồi trở qua Ba Lê. Về việc qua Đài Loan Ông Nhu cho biết ông muốn nhờ Cha Jean nói với nhà cầm quyền Đài Loan biết rằng Tổng Thống Diệm vẫn giữ vững lập trường chống cộng không có vấn đề trung lập liên hiệp tuy nhiên Ông Nhu nhấn mạnh: ‘’Tuy nhiên nếu quốc gia chống cộng như Trung Hoa Dân Quốc không giúp đỡ tích cực Việt Nam Cộng Hòa và không làm cách nào cho Hoa Kỳ bớt gây rối Miền Nam thì buộc lòng Việt Nam Cộng Hòa phải chọn lựa nghĩa là sẽ có nói chuyện ngưng bắn và thiết lập quan hệ bình thường với Bắc Việt’’ .

Cha Jean đã tìm cách từ chối không qua Đài Loan.

Điểm sau cùng mà Ông Nhu nhấn mạnh ‘’Chánh phủ Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc và chính vì thế Hoa Kiều tại Việt Nam đã hưởng mọi ân huệ. Nếu tình thế thay đổi nghĩa là khi chánh phủ Việt Nam buộc lòng phải bắt tay với cộng sản Bắc Việt thì lúc ấy Hoa Kiều không còn được hưởng ân huệ như vậy và các tổ chức chìm nổi của chánh phủ Đài Loan tại Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn rồi tự nó tan rã’’.

Trước khi ra về Ông Nhu nắm chặt tay Cha Jean tiễn ra tận hành lang ông nhắc đi nhắc lại: ‘’Bất cứ một người Công Giáo nào cũng không thể nghi ngờ được lập trường chống cộng của Tổng Thống’’. 

Ông Nhu ngập ngừng khẽ nhún vai dáng điệu ấy cho đến nay Cha Jean vẫn chưa thể quên.

Ông Nhu nói: ‘’Lập trường chống cộng phải đi song song với lập trường dân tộc. Nếu Hoa Kỳ không tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam thì buộc lòng Tổng Thống sẽ phải xét lại công cuộc viện trợ. Chắc Cha cũng đã rõ, nhiều quốc gia sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam, Tổng Thống sẽ cân nhắc lựa chọn’’.

Trong buổi tiếp xúc này, Ông Nhu có vẻ muốn thanh minh hai điểm quan trọng:
1/ Không có chuyện đàn áp Phật Giáo.
2/ Tập thể Công Giáo cứ yên tâm và tin tưởng vào lập trường chống cộng của Tổng Thống Diệm.

Từ Cha Jean đến Bác Sĩ Trần Kim Tuyến và giới lân cận Ông Nhu đều nhận định rằng Ông Nhu muốn thoát ảnh hưởng của Mỹ, muốn tìm một thế đứng mới nhưng chuyện mưu đồ bắt tay với cộng sản chỉ là chiến thuật trả giá với Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ lại dùng ‘’gậy ông lại đập lưng ông’’ quật ngã Ông Nhu, khi họ cố tình cho rằng Ông Nhu định bắt tay với cộng sản. Một số Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Việt Nam đã bị Hoa Kỳ lung lạc tinh thần bằng cái dư luận: Ông Nhu định điều đình với cộng sản.

Thực sự cơ quan CIA không thiếu gì phương tiện, nhất cử nhất động của Ông Nhu không qua khỏi con mắt CIA. Có lẽ vấn đề Ông Nhu bắt tay với cộng sản không làm Mỹ lo ngại bằng cho vấn đề bang giao Việt Pháp mỗi ngày càng thêm tốt đẹp sau nữa là thái độ quá cứng rắn của Tổng Thống Diệm trước những đề nghị của Mỹ mà Tổng Thống Diệm cho rằng xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam (như vụ Cam Ranh. Đề nghị đặt Cố Vấn Mỹ cạnh Tỉnh Trưởng Việt Nam, lập phòng Dân Vụ Mỹ cạnh Tòa Đại Biểu Chánh Phủ. Sau năm 1963 những đề nghị này được hậu các chánh phủ sau đảo chánh thỏa mãn ngay).

Trước năm 1962, bang giao Việt-Pháp vẫn tẻ lạnh nhƣ buổi chợ chiều. Chánh phủ De Gaulle không một chút thân thiện nào đối với Việt  Nam Cộng Hòa. Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu thì Tổng Thống Diệm do sự thúc đẩy của Ông Nhu đã gián tiếp ngỏ ý muốn qua hành hương tại Lourder và nhân cuộc hành hƣơng này Tƣớng De Gaulle sẽ chính thức mời Tổng Thống Diệm thăm viếng Ba Lê. Song điều đó bất thành.

CHẮP NỐI DUYÊN XƯA

Theo Cha Jean thì không phải chỉ năm 1963 Ông Nhu mới nghĩ đến chuyện bang giao phát triển Việt-Pháp và tìm mọi điểm tựa mới trong chính phủ De Gaulle. Năm 1961 trong chuyến du hành qua Maroc dự lễ đăng quang Đức Vua Hanssan II Ông Nhu nhân dịp này ghé qua Ba Lê với tư cách riêng. Tuy vậy Ông Nhu cũng đến thăm xã giao Ngoại Trưởng Pháp Couve De Murrville. Tuy với tư cách riêng Ngoại Trưởng Couve De Murrville cũng mở dạ tiệc khoản đãi Ông Nhu với sự hiện diện của Đại Sứ Lalouette và ông Étienne Manach đặc trách Á Châu Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Pháp. Tuy không đạt đƣợc một kết quả nào cụ thể nhƣng chuyến thăm viếng Ba Lê lần này Ông Nhu đã phá đƣợc bầu không khí tẻ lạnh giữa Pháp-Việt.

Kể từ năm 1961, ông Étienne Manach trở thành nhịp cầu thông cảm giữa hai quốc gia Việt-Pháp. Hơn nữa vấn theo Cha Jean, ông Étienne Manach rất có thiện cảm với Ông Nhu (một cựu sinh viên Trường Cổ Học Ba Lê) đó cũng là một điểm hào quang dễ dàng thu hút sự cảm phục của giới ngoại giao Pháp.

Trước năm 1960, các Cha Thừa Sai Pháp (MEP) từng tỏ ra lạnh nhạt đối với chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng năm 1960 thái độ đã thay đổi. Tổng Thống Ngô Đình Diệm trở lại ưu ái các Cha Thừa Sai Ba Lê đặc biệt những Cha hoạt động trên Vùng Cao Nguyên thì Tổng Thống mỗi ngày thêm tín nhiệm và kính phục. Đó cũng là tia sáng soi đường cho giai đoạn thân thiện với Pháp. Một trí thức cỡ như Ngô Đình Nhu tất nhiên dễ dàng thông cảm với Pháp hơn. Cái văn minh cơ khí của Mỹ có tiền dollars viện trợ dù to tát như thế nào cũng khó lòng đè bẹp được cái tinh hoa văn hóa Pháp đã tiêm nhiễm quá sâu xa trong con ngƣời trí thức như Ngô Đình Nhu.

Đó cũng là điều dễ hiểu khi Ông Nhu giơ bàn tay tiếp nhận người bạn Pháp. Đó cũng là lý do đễ hiểu tại sao những năm 1960-1961, chính quyền Ngô Đình Diệm cho mở hàng loạt Tòa Đại Sứ tại các quốc gia Á Phi thuộc ảnh hưởng Pháp. Trong một bài báo nhan đề ‘’La Paix manquée’’, của ký giả Georger Chaffard (express số 909) nhận định rằng trong cuộc gặp gỡ Couve De Murrville. Ngô Đình Nhu (1961) đã không đạt được kết quả vì Ông Nhu quá tự ái.

Couve De Murrville lại tỏ ra lạnh nhạt. Chaffard viết: ‘’Ông Couve De Murrville tin rằng thế nào chuyến sang Pháp lần này Ông Nhu cũng ve vãn Pháp nhưng ông Couve De Murrville đã thất vọng vì trong suốt bữa tiệc Ông Nhu chỉ đề cao chánh sách của anh em ông, ca ngợi Khu Trù Mật và tự hào chế độ Ngô Đình Diệm đang mạnh".

Vẫn theo Chafffard thì ông Étienne Manach linh cảm rằng, Ông Nhu sang Pháp không phải chỉ để nói những lời ‘’suông’’ như vậy...Ông Étienne Manach lại bố trí cuộc hội đàm Ngô Đình Nhu. Couve De Murrville từ Ratbat (Maroc) trên đường về ghé qua Ba Lê. Cuộc hội đàm không đi đến đâu...nhưng đó là cái mốc lớn mở đầu cho giai đoạn mới mà Đại Sứ Labouette đóng vai trò quan trọng. Đại Sứ Labouette đã hiểu rõ sự rạn nứt trong mối tình Đồng Minh Việt-Mỹ.

Sự mâu thuẫn giữa Việt-Mỹ càng ngày càng gia tăng và Ông Nhu đã hơn một lần gián tiếp ngỏ ý cho Đại Sứ Labouette hay rằng đã đến lúc Pháp-Việt phải cải thiện bang giao tại Bán Đảo Đông Dƣơng. Đại Sứ Labouette trở thành ngƣời bạn thân của Tổng Thống Diệm lẫn Ông Nhu. Labouette đóng vai trò biện hộ cho chế độ Ngô Đình Diệm trước thái độ nghi ngờ của Tướng De Gaulle, vì De Gaulle vẫn chưa quên bài học đau đớn 1954- 1955, một mặt bị Mỹ đá khỏi Việt Nam một mặt chính quyền Ngô Đình Diệm tẩy chay Pháp.

Theo George Chaffard nhận định thì theo ông Đại Sứ Labouette anh em Tổng Thống Diệm quá nhiều tự ái dù anh em Ông Diệm có muốn ve vãn Pháp đến mức nào chăng nữa, anh em Tổng Thống Diệm cũng không nói thẳng ra được. Dần dần, Tướng De Gaulle ngã theo hướng thuyết phục của Đại Sứ Labouette.

Nghĩa là: Với sựu mâu thuẫn Việt-Mỹ, khi mà Ông Nhu muốn dân Mỹ tìm một thế đứng mới thì đây là cơ hội tốt nhất để Pháp nhẩy vào Đông Dƣơng, đóng vai trò mới.

Tưởng cũng nên ghi lại một số biến cố ngoại giao đáng cho Hoa Kỳ lo ngại.

Tháng 2.63 một phái đoàn Dân Biểu Việt Nam chính thức sang thăm viếng Pháp Quốc do ông Trương Vĩnh Lễ hướng dẫn gồm có các Dân Biểu Nguyễn Hữu Chỉnh, Hà Nhƣ Chi, Nguyễn Quốc Hưng, Trần Văn Thọ. Phái đoàn Dân Biểu Việt Nam được đón tiếp một cách khác thường, Tổng Thống De Gaulle đã tiếp phái đoàn tại Điện Elysée và cuộc hội kiến kéo dài 35 phút. Báo chí Pháp trong ngày 14.2.63 đã nhận định về cuộc hội kiến này. Tờ Le Monde cũng như France Soir coi đây như một biến cố lớn, một khúc quanh quan trọng trong cuộc bang giao Việt-Pháp.

Ngày 15.2, Thủ Tướng Murrville đã thảo luận rất lâu với phái đoàn Dân Biểu Việt Nam về chương trình hợp tác và viện trợ kinh tế văn hóa. và viện trợ kinh tế văn hóa. Phòng Thương Mại Ba Lê cũng mở dạ hội khoản đãi phái đoàn Dân Biểu Việt Nam với sự tham dự gần nhƣ đủ mặt giới doanh thƣơng và kỹ nghệ Pháp. Ngƣời hoan hỉ nhất trong dịp này là Đại Sứ Labouette. Ông Đại Sứ đã thành công trong chặng đầu...Từ đó trở đi Đại Sứ Labouette trở thành một Đại Sứ quan trọng sau Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào ? Dĩ nhiên Hoa Kỳ không thể công khai phản đối mối tình Việt-Pháp nhưng Hoa Thịnh Đốn bắt đầu phản công lại.

Đại Tá Lansdale cũng như Fishel người đã từng ủng hộ hết lòng Tổng Thống Diệm trong thời gian 1954-1955 thì 1963, ông lại là người tích cực vận động lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Fishel từng lưu ngụ tại Việt Nam đã từng cộng tác với chính quyền Ngô Đình Diệm thì 1963 ông lại chủ trương phải lật đổ ngay Ngô Đình Diệm dù phải dùng biện pháp máu sắt kể cả việc thanh toán cá nhân Tổng Thống Diệm.

Trí Nhân Media


1 nhận xét:

  1. Giải pháp Trần Văn Hữu nhìn xa thấy rộng.

    Trả lờiXóa