29-12-2012
Và còn gì nữa đây? Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TQ tự cho mình cái quyền, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ tiếp cận các tàu tiến vào khu vực mà TQ coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ được phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài “xâm nhập trái phép” và yêu cầu các tàu thay đổi lộ trình.
Ngày 1/1/2013 tới cũng là ngày Luật Biển VN bắt đầu có hiệu lực. Những gì sẽ xảy ra trong ngày này và trong những năm tháng tiếp theo sau trên Biển Đông, ở vùng thuộc chủ quyền VN?
Năm
2012, năm cuối cùng của một con giáp (tính từ năm 2000) sắp trở thành quá
khứ, nhường đường cho 2013 đang từng giờ, từng khắc tiến tới. Nhưng những gì của
năm này chắc chắn sẽ đi vào trong lịch sử hiện đại và bi tráng của nước Việt.
Vì nó quá nhiều thách thức, quá nhiều cam go và day dứt…
Đây không phải cuốn tiểu thuyết một
thời đã qua của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nó là “trang tiểu thuyết máu thịt”
nhất của năm 2012- “đứng trước Biển Đông”, mà cả dân tộc Việt đang phải viết, để
trả lời cho câu hỏi: Thiên thời?
Chứa đựng trong lòng
nó những nguồn lợị cực lớn: Giao thông, kinh tế, và quốc phòng an
ninh, Biển Đông có vị trí ”đắc địa” với gần chục
quốc gia có lợi ích liên quan, nhưng đặc biệt là với nước Việt,
trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là tiền đồn đất nước. Chính sự
“đắc địa” đó, đã hấp dẫn lòng tham- phải trở thành “cường quốc đại dương”- của
nước bạn Trung Quốc. Bất chấp chủ quyền nước Việt, bất chấp luật pháp quốc tế,
biến thành các bước thang xâm lấn vô độ:
Là khi TQ tuyên bố lập
cái gọi là TP Tam Sa, (bao gồm huyện đảo Trường Sa- tỉnh Khánh Hòa, và huyện
đảo Hoàng Sa-TP Đà Nẵng), đều thuộc VN.
Là mở thầu quốc tế tại chín lô dầu
khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN,
rồi gọi mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12 (thuộc chủ quyền VN).
Trước đó, tháng 5/2012, TQ chính
thức lưu thông hộ chiếu phổ thông điện tử in hình “lưỡi bò” cho công dân TQ, một
thái độ trắng trợn coi vùng biển thuộc chủ quyền VN thuộc chủ quyền…TQ.
Là xuất bản “bản đồ Tam Sa”, bao
gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
VN. Thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải
Nam”, trong đó, đưa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền VN) vào
áp dụng.
Là tàu cá TQ cố tình cản trở
và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 của VN đang tiến hành thăm dò địa chấn trong
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN.
Và còn gì nữa đây?
Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TQ tự cho mình cái quyền, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ tiếp
cận các tàu tiến vào khu vực mà TQ coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ được
phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài “xâm nhập trái phép” và yêu cầu các
tàu thay đổi lộ trình.
Ngày 1/1/2013 tới cũng
là ngày Luật Biển VN bắt đầu có hiệu lực. Những gì sẽ xảy
ra trong ngày này và trong những năm tháng tiếp theo sau trên Biển Đông, ở vùng
thuộc chủ quyền VN?
Quan sát những hành vi ngang
nhiên xâm phạm, người ta có quyền đặt câu hỏi, chả lẽ “bạn bè”, theo khái niệm
của TQ, một quốc gia vốn thâm sâu, tài hoa chữ nghĩa là vậy chăng? Là có
quyền giẫm đạp lên chủ quyền nước khác, bất chấp các luật pháp quốc tế? Hay thực
chất TQ đã thay đổi khái niệm “bạn bè” này từ lâu?
Nhưng TQ đừng quên, quy luật nhân
thế gieo tính cách- gặt số phận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao VN từng nhiều lần tuyên bố khẳng định, hành động của phía TQ là hết sức
nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng quyền tài phán, và quyền chủ quyền của VN, trái
với Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, và trái với lời văn
Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông, cũng như nhận thức chung của
lãnh đạo cấp cao hai nước.
Còn Nhật Bản, sau những tuyên bố cứng rắn của ông Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử làm Thủ tướng,
rằng Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các hòn đảo (Senkaku- mà TQ gọi là
Điếu Ngư)theo luật quốc tế, không có chỗ thương lượng về điểm này, ngày
24/12 vừa qua, Nhật lại điều các máy bay chiến đấu để chặn máy bay TQ.
Trước đó, nước này đã thành
lập lực lượng cảnh sát biển đặc biệt bảo vệ Senkaku. Cục Bảo an trên
biển của Nhật đã tập trung hàng chục tàu tuần tra trong số 360 tàu của cục này,
thường trực để bảo vệ Senkaku.
Tại Philipines, Đại tá Arnulfo
Burgos Jr. người phát ngôn các lực lượng vũ trang Philippines tuyên bố: Hải
quân nước này đã sẵn sàng chờ lệnh để bảo vệ chủ quyền đất nước ở các khu vực
tranh chấp tại Biển Đông (khu vực bãi cạn Scarborough)
Mới đây, báo Tuổi trẻ đưa
tin, cơ quan khí tượng Anh (Met Office) vừa đưa ra dự báo Năm
2013 sẽ là năm nóng nhất trong 160 năm qua, với nhiệt độ toàn cầu cao hơn
mức trung bình 0,57 độ C.
Liệu sự tăng nhiệt của toàn
cầu có nóng hơn độ ”nóng” của Biển Đông không? Nhất
là khi nhật báo TQ vừa đưa tin, một siêu tàu lặn có tên Giao Long có
thể được giao nhiệm vụ ở Biển Đông vào năm tới, 2013….
Giao Long có thể thâm nhập
hệ thống cáp quang dưới đáy biển, ngăn chặn những bí mật thương mại, tìm lại
các vũ khí hạt nhân và tên lửa thất lạc…, hỗ trợ hoạt động của hạm đội tàu ngầm
TQ tại vùng Biển Đông.
Nhưng mới nhất, TQ tiết lộ sẽ
đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp
trên cái gọi là ”TP Tam Sa”
Sự xâm phạm chủ quyền
biển đảo nước Việt của TQ dường như đã không có… điểm dừng?
Từng trải qua nỗi nhục của hàng
nghìn năm mất nước, với chữ ”thuộc” đầy máu và nước mắt: Bắc thuộc,
Pháp thuộc…, nước Việt có thể một lần nữa, cam chịu phận “thuộc”
nữa không?
Chỉ biết, hàng nghìn
ngư dân Việt đã thực sự ”dấn thân” vì chủ quyền
biển đảo. Họ bị bắt, bị mất hết cá tôm, ngư cụ, mất
cả ngư trường…, nhưng vẫn kiên cường, lặng lẽ bám biển, vì
mưu sinh, và vì đó còn là nước Việt khổ đau.
Họ gửi về đất liền ao ước
của họ, nghe sao xót xa: Mong sớm có những đội tàu hùng mạnh bảo vệ an
toàn cho ngư dâN yên tâm bám trụ hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Chỉ biết, hàng hàng những
ngôi “mộ gió” cô đơn, nhớ nhà, nhớ biển, khiến cho những
người Việt đang sống không một phút nào được phép yếu hèn, khiếp nhược, trước
chủ quyền và sinh mệnh quốc gia đang bị thách thức.
Chỉ biết, hàng nghìn bài báo
trên các trang mạng, hàng trăm bài nghiên cứu của giới học giả VN về chủ quyền
biển đảo là thông điệp của tấm lòng, sự phẫn nộ đau đớn, cùng ý chí sắc nhọn
trước họa xâm lăng. Là những lớp sóng bạc đầu, là lòng yêu nước Việt rõ ràng, dứt
khoát trước sự tồn vong của dân tộc.
Yêu hòa bình, tôn trọng chủ quyền
mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng nước Việt vẫn còn đây- Lễ khao lề thế lính
Hoàng Sa- nghi thức thiêng liêng của những đội hùng binh tộc người Việt, những
người con tiên phong tiến ra quần đảo Hoàng Sa. Họ đã kiên cường trước sóng dữ,
trước giặc dữ, và đã ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền đất nước:
Xót thương thay, liều thân
vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba dồn
dập, huyết xương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn, quân vụ biên phòng,
chạnh niềm viễn xứ, quyết một dạ bảo vệ biên cương, bờ cõi.
Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông, tháng năm vô định…
Nước biển xanh hòa lẫn máu đỏ,
còn chảy mãi trong con tim dải đất chữ S.
Đó cũng chính là thông điệp son sắt,
bi thương của các bậc tiền nhân gửi lại cho hậu thế- cho nước Việt thời hiện đại: Chớ
thấy sóng cả, mà ngã tay chèo!
Lòng đất, lòng người
Đất đai từ ngàn xưa, luôn là của
cải vật chất trân quý nhất với con người, không chỉ riêng một quốc gia nào, một
dòng họ nào, một cá nhân nào.
Ngay tác phẩm văn học đồ sộ như Đất
vỡ hoang (của M. Sholokhov, nhà văn Nga vĩ đại), cũng là để nói về hạnh
phúc hay khổ đau của… đất, sự chọn lựa đúng đắn hay lầm lạc trước mọi nẻo đường
của đời sống xã hội, gắn với mỗi số phận chìm nổi của những người dân Cozak vùng
sông Đông khoáng đạt, kiêu hùng.
Ngay đến nàng Scarlett xinh đẹp,
đầy cá tính và quyến rũ, trong tiểu thuyết nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của
nhà văn Mỹ Margaret Mitchell, trải qua những biến cố của thời cuộc, cả hạnh
phúc và bất hạnh của tình yêu ngộ nhận, của duyên phận trớ trêu, cuối cùng,
cũng quay trở về ấp Tara yêu quý của nàng. Mảnh đất nơi nàng sinh ra và lớn
lên, với một tình yêu không thể có gì thay thế.
Đất đai với con người, được nối bằng
một “sợi nhau” vô hình, mà thiêng liêng như thế.
Đất đai đem lại sự an lành, và tạo
ra cả sự bất ổn cho xã hội. Sự kiện Ô khảm (Quảng Đông) rung chuyển cả TQ cách
đây không lâu, đã nói lên điều đó.
Đủ hiểu, câu chuyện đất đai với
người Việt, năm 2012 cũng là câu chuyện đau xót đầy kịch tính. Nếu biết rằng,
có tới 70% vụ khiếu kiện thuộc lĩnh vực đất đai. Nếu biết rằng, đất đai cũng là
nguồn “dinh dưỡng mỡ màu” cho nạn tham nhũng tồi tệ.
Nổi bật nhất, điển hình nhất
là hai vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), và Văn
Giang (Hưng Yên) khiến dư luận xã hội tranh cãi gay gắt. Dù hai vụ việc này rất
khác nhau: Một bên (Tiên Lãng) là thu hồi đất nông nghiệp đã được giao, nay hết
thời hạn, một bên (Văn Giang) là thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang làm dự
án đô thị.
Nhưng cái kết quả cưỡng chế
“thành công” đều… đáng buồn, đều gây sốc và gây bất ổn
trong tâm lý xã hội. Thậm chí, trong vụ Tiên Lãng, một quan chức
ngành chức năng còn nhẫn tâm gọi là ”trận đánh đẹp”.
Tiếc thay, ấn tượng
trong dân về cả phương cách tổ chức cưỡng chế, thu hồi, lẫn “phát ngôn nổi tiếng”
đó, lại rất… xấu, rất dở.
Ngôi nhà ông Vươn trên khu đầm sau khi bị phá hủy |
Thủ tướng CP đã kết luận: Các
quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 hecta đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn
ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đều trái pháp luật, và yêu cầu sớm khởi tố, điều
tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
Một kết cục bất ngờ, tưởng
như an ủi được tâm lý xã hội đang bất bình- 50 cán bộ bị xử lý trong
vụ này. Trong đó, ông Chủ tịch, và Phó CT huyện đều
bị cách chức.
Nhưng bất ngờ hơn, đến tận thời
điểm này, Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng vẫn có đơn đề
nghị Viện KSND TP Hải Phòng xem xét, trả lại hồ sơ vì kết luận của cơ quan điều
tra có bốn điểm không khách quan, thậm chí cố tình bao che kẻ có tội.
Đặc biệt, kết luận ông Nguyễn
Văn Khanh, nguyên Phó CT huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành
vi tổ chức, và thực hiện việc hủy hoại tài sản là không chính xác. Ngược lại,
kết luận này lại bỏ lọt một số tội phạm, như không truy cứu trách nhiệm
hình sự với Ban Chỉ đạo cưỡng chế, với những kẻ trực tiếp đốt, phá, cướp tài sản
gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Mới đây, luật sư Tạ Ngọc
Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH KOSY, phân tích ở góc độ chuyên
môn, đã nhìn nhận:
Phó Chủ tịch UBND huyện
(Nguyễn Văn Khanh) là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND huyện
phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. Do vậy, với tư
cách Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền phải là người chịu trách
nhiệm về những hành vi mà ông Khanh đã thực hiện theo sự phân công đó. Ông
Hiền cũng là đồng phạm trong việc hủy hoại tài sản này với vai trò người tổ chức.
Trong một diễn biến cũng không ít
kịch tính, kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang cho đến
tận giờ, vẫn còn để lại dư âm… Khi một vị cựu Thứ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường- Gs. ĐHV chấp nhận gặp gỡ đối thoại với người dân Văn
Giang.
Kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở
Văn Giang cho đến tận giờ, vẫn còn để lại dư âm
Ảnh: Nguyễn Hưng/ VNE
|
Không biết cái kết của vụ việc
Văn Giang sẽ ”có hậu” không khi các bên hiện đã chấp thuận dừng trao
đổi ? Nhưng đằng sau những vụ khiếu kiện, thậm chí gây bất ổn trong tâm lý xã hội,
cho thấy Luật Đất đai 2003 phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp
quy luật thực tiễn, mới mang lại sự yên bình trong tâm hồn mỗi người dân.
Bởi lẽ, ngay trong các vụ thu
hồi, cưỡng chế, dẫn đến khiếu kiện đất đai, rất dễ dàng nhận thấy ”hố sâu’ ngăn
cách giữa hai bên. Một bên, người nông dân chất phác, một nắng hai sương, bỗng
trở nên thiếu kiềm chế. Thậm chí có trường hợp bị quy kết “phạm tội
chống lại người thi hành công vụ”.
Một bên là chủ đầu tư,
chủ dự án, và chính quyền cùng các lực lượng chức năng.
Cái ”hố sâu” ngăn
cách giữa hai bên, bởi hàng loạt những lý do đau xót. Giá đất đền
bù cho người dân quá rẻ mạt. Sự không minh bạch của các chủ đầu tư.
Những kẽ hở của cơ chế thu hồi đất. Sự hoài nghi về tham nhũng nảy nở từ cách
làm thiếu công khai, minh bạch. Hoặc “đi đêm” giữa những kẻ có đặc quyền, tạo
nên những nhóm lợi ích…. v.v. và v.v…
Tờ Tuổi trẻ, ngày 26/12 mới
đây cho biết, ngay cả Trung Quốc cũng đang chuẩn bị đưa ra dự thảo sửa đổi
luật quản lý đất đai theo hướng tăng đền bù cho nông dân mất đất, nhằm ngăn chặn
nguy cơ bùng nổ bạo động xã hội.
Kết quả khảo sát của ĐH Nhân dân
Bắc Kinh cho biết, 40-50% giá trị của đất bị thu hồi (ở Trung Quốc) rơi vào tay
nhà đầu tư. Chính quyền địa phương đút túi 20-30%. Khoảng 25-30% nuôi dưỡng các
cơ quan hành chính thôn xã. Người nông dân bán đất chỉ nhận được vỏn vẹn 5-15%
“miếng bánh” đất đai.
Thế nhưng, hóa ra, Luật Đất
đai 2003 cũng …long đong, lận đận như số phận những người nông dân nước Việt. Nếu
biết rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình- rồi lại xin hoãn- giải
trình…, như một điệp khúc chậm chạp, trong khi lòng dân chờ đợi nóng như lửa đốt.
Và trong khi dự thảo Luật
Đất đai (sửa đổi) chờ đợi để được “đền bù” cho hoàn thiện,
thì lòng đất cũng cồn cào như… lòng người.
Năm 2012: Biển trời đau, đất
đau, và lòng người có… đau?
tựa đề do Quê Choa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét