Lin Feng, The Epoch Times
Người dịch: Việt Hùng
11/10/2012
Hình bên: Wang Lijun (domino thứ nhất), Bo Xilai (domino thứ hai),
Zhou Yongkang (domino thứ ba). Photo: AFP/Getty Images/The Epoch Times.
Cuộc đấu đá quyền lực kéo dài 13 năm trên tầng chóp bu của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đến hồi gay cấn, và giới lãnh đạo ĐCSTQ đã đến
thời điểm phải quyết định.
Sự hồi hộp đồn đoán, trông đợi đang lan tỏa khắp nơi trong
xã hội Trung Quốc. Vụ Bạc Hy Lai (Bo Xilai) và Wang Lijun (Vương Lập Quân) nổ
ra với hết bí mật này đến bí mật khác bị phơi trần đã làm cho công luận Trung
Quốc choàng tỉnh và bắt đầu tìm hiểu thực hư đằng sau những vụ tai tiếng đó.
Tại thời điểm này, mọi con mắt đều đang đổ dồn vào vụ xử Bo
Xilai, xem ông ta sẽ bị trừng phạt như thế nào. Nhưng tình hình đang có chiều
trở nên rất rối ren và phức tạp. Dựa vào những nguồn tin thân cận với giới lãnh
đạo ở cấp cao nhất trong ĐCSTQ, bổn báo Epoch Times xin tường trình diễn tiến của
câu chuyện này như sau:
Bo Xilai nguyên là bí thư ĐCSTQ của thành phố cấp tỉnh
Chongqing (Trùng Khánh) thuộc vùng trung tây Trung Quốc đồng thời là một lãnh đạo
cánh tả trong ĐCSTQ. Còn Wang Lijun nguyên là giám đốc công an, phó thị trưởng
và là tay chân thân tín của Bo. Sau khi Bo được Wang cho biết về việc vợ Bo, bà
Gu Kailai (Cốc Khai Lai), đã dính líu tới vụ giết doanh nhân người Anh Neil
Heywood, Bo đã giáng cấp Wang và tiến hành cô lập, kiểm soát tất cả những ai từng
gần gũi với giám đốc công an và cho giết vài người trong số đó.
Lo sợ cho tính mạng của mình, ngày 6 tháng Hai, Wang đã chạy
trốn vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Chengdu. Dự định đào tẩu bỏ Đảng đó của Wang đã làm
phơi ra cho nhân dân Trung Quốc biết được trên tầng lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ
đang có những cuộc đấu đá, thanh trừng quyết liệt.
Hình phạt dành cho Bo đã nhanh chóng được thực hiện. Ngày 15
tháng Ba Bo bị tước hết các chức vụ Đảng và phải chịu những cuộc chất vấn kiểu
đấu tố khét tiếng của Đảng. Sau nhiều tháng trì hoãn với rất nhiều dấu hiệu phập
phù, ngày 28 tháng 9, truyền thông nhà nước đã đưa tin rằng Bo sẽ bị khai trừ đảng
và sẽ bị đưa ra tòa hình sự cho tội danh “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” liên
quan tới tham nhũng và quan hệ tình dục bất chính.
Wang Lijun (domino thứ nhất), Bo Xilai (domino thứ hai),
Zhou Yongkang (domino thứ ba). Photo: AFP/Getty Images/The Epoch Times.
|
Những cáo buộc đã được tuyên bố công khai như thế chỉ là một
nước cờ thí mạng do hàng ngũ lãnh đạo đang bị chia rẽ chưa thể giải quyết dứt
điểm được vụ việc. Nhưng dù sao thì các lãnh đạo chóp bu của Đảng đã biết được
những gì Wang đã tiết lộ sau vụ Chengdu: Đó là Bo, cùng với ông trùm nội an
Zhou Yongkang, đã lên kế hoạch làm đảo chánh để tước lấy quyền lực khỏi tay
nhân vật được cho là sẽ nắm chức vụ chủ tịch đảng Xi Jinping (Tập Cận Bình). Những
lãnh đạo Đảng còn biết Bo là nhân vật chủ chốt đứng đằng sau những vụ bách hại
dân chúng hết sức tàn bạo và ghê rợn: cưỡng bách lấy nội tạng sống của những
người tập FaLun Gong (Pháp Luân Công).
Nhưng số phận của Bo lại là một vấn đề mấu chốt trong một cuộc
đấu đá, tranh giành quyền lực đã xảy ra từ lâu rồi, cuộc đấu giữa một bên gồm
chủ tịch đương nhiệm Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), thủ tướng Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo),
Xi Jinping cùng những người ủng hộ họ với một phe khác do cựu chủ tịch Đảng
Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) tạo ra. Và bây giờ cuộc đấu đá này đã dính tới
toàn bộ các quan chức cao cấp đang tại vị của Đảng và ông cựu chủ tịch Đảng.
Lẫn trốn trách nhiệm
Quyết định trước đây của Jiang Zemin cho triệt hạ phong trào
rèn luyện tinh thần của Falun Gong (còn được biết với tên gọi khác là Falun
Dafa – Pháp Luân Đa Pha) là vấn đề cốt lõi đã dẫn đến cuộc đấu đá trong ĐCSTQ
ngày nay.
Falun Gong lần đầu tiên đuợc truyền dạy công khai tại vùng
đông bắc Trung Quốc vào năm 1992. Theo phái này thì học viên sẽ thực tập những
bài tập với những động tác chậm rãi, tham thiền, và học cách sống theo ba
nguyên tắc chân thật, từ bi, và kiên nhẫn. Môn học này đã nhanh chóng trở nên rất
phổ biến. Khoảng năm 1999, theo ước lượng của giới chức nhà nước, có từ 70 đến
100 triệu người theo pháp Falun Gong – đông hơn cả số đảng viên của ĐCSTQ.
Khi Jiang bắt đầu chiến dịch triệt tiêu pháp Falun Gong vào
tháng 7 năm 1999, ông ta dự tính là sẽ hoàn toàn triệt tiêu được Falun Gong
trong vòng ba tháng. Thế nhưng, vào năm 2002 khi Jiang đang được sắp xếp để về
hưu, vẫn không có một dấu hiệu nào chứng tỏ pháp Falun Gong đã bị diệt sạch.
Tình thế đó đã làm nảy sinh ra một rắc rối. Chiến dịch triệt
tiêu Falun Gong của ông Jiang đã vô tình đưa ĐCSTQ vào thế đối đầu với rất nhiều
người Trung Quốc, với tỉ lệ ĐCSTQ có thù hằn với một trên mười hai người Trung
Quốc. Hàng triệu người sau đó đã bị đưa vào những trại lao động nơi họ bị hành
hạ và tẩy não. Hàng ngàn người trong số đó đã bị giết chết. Còn hàng ngàn người
khác thì bị giết để lấy nội tạng sống.
Như vậy nếu như Jiang hoặc những người trung thành với ông
ta không nắm được quyền lực, thì rất có thể những tội ác do chiến dịch triệt trừ
đó gây ra đã bị phơi bày ra ánh sáng rồi và những thành viên trong phe của
Jiang đã bị truy tố, trừng phạt. Do đó tất cả những cuộc đấu đá sau hậu trường
xung quanh kì đại hội đảng lần thứ 16 vào năm 2002, lần thứ 17 năm 2007, và lần
thứ 18 sắp đều xoay quanh nỗ lực của phe nhóm của Jiang muốn thâu tóm quyền lực
để tránh bị buộc trách nhiệm.
Năm 2003 Hu Jintao trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ, nhưng suốt một
thời gian dài ông ta vẫn không nắm được thực quyền. Jiang Zemin, là chủ tịch
Quân ủy Trung ương, mới là người cầm chịch mọi chuyện.
Thêm vào đó, với Zeng Oinghong là kẻ đút lót chạy chọt xưa
nay của Jiang lại được nắm cương vị phó chủ tịch ĐCSTQ, nên Hu Jintao và Thủ tướng
Wen Jiabao đã rất khó khăn để có thể vượt được khỏi các bức tường rào của trụ sở
Đảng.
Sau khi Jiang về hưu hẳn năm 2004 và Hu được trở thành chủ tịch
Quân ủy Trung ương, nhưng Hu cũng chỉ có quyền thăng chức các tướng lãnh thôi.
Về vấn đề Falun Gong, Hu và Jiang có những quan điểm khác biệt.
Để duy trì việc đàn áp những học viên Falun Gong, ĐCSTQ đã
phải chi ra những món tiền khổng lồ và đã đẩy toàn bộ hệ thống luật pháp Trung
Quốc đến bờ vực sụp đổ.
Cựu phó giám đốc Cục Công an Liu Jing cho hay rằng tại một
cuộc họp vào năm 2001 Jiang bày tỏ mong muốn lập thêm Văn phòng 610 vào tất cả
các cấp của hệ thống công an (Văn phòng 610 là cơ quan vi hiến của Đảng do
Jiang thành lập để thực hiện việc đàn áp Falun Gong. Văn phòng này có mặt ở mọi
cấp và có thẩm quyền cao hơn mọi cấp của Đảng cũng như nhà nước).
Hu phản đối vì cho rằng “thêm Văn phòng 610 là phải thêm rất
nhiều nhân lực và như vậy sẽ rất tốn kém.”
Khi nghe thế Jiang đã nổi tam bành và quát vào mặt Hu với những
câu cho thấy Jiang rất sợ loại hoạt động tinh thần ôn hòa này, “Falun Gong sắp
lật đổ quyền lực của chúng ta, thế mà đồng chí còn ngồi đó nói về nhân sự và
ngân sách được à?” Từ đó Hu giữ im lặng.
Nhưng sau vụ ám sát hụt Hu vào năm 2006, cán cân quyền lực bắt
đầu nghiêng về phía Hu.
Vào tháng năm 2006, Hu Jintao đã thực hiện một chuyến công
du tới biển Hoàng Hải để thẩm định một hạm đội. Ngay khi Hu đang thị sát trên
con tàu có chức năng phá hủy hỏa tiễn bằng điều khiển thì bỗng nhiên nhiều loạt
súng máy bắn xối xả tới từ hai tàu chiến bên cạnh. Vụ bắn súng đã giết chết 6
thủy thủ.
Chiếc tàu phá hủy hỏa tiễn chở Hu đã phóng hết tốc lực để
thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Để tránh những âm mưu ám sát khác, Hu không quay
về Bắc Kinh ngay, mà bay thẳng đến tỉnh Yunnan ở phía tây nam. Và mãi một tuần
sau đó Hu mới quay trở về Bắc Kinh.
Sau sự kiện đó, Hu Jintao bắt tay vào việc củng cố quyền kiểm
soát quân sự của mình, khởi đi từ Bắc Kinh, rồi đến Quân ủy trung ương, kế là
Chongqing.
Đấu đá quanh vụ Xi
Trong cuộc chơi sát phạt giữa Jiang và Hu, những nước đi quyết
định kế tiếp liên quan đến việc xác định thành phần nhân sự của Ủy Ban Thường Vụ
Bộ Chính Trị - Ủy ban gồm 9 nhân vật cầm đầu ĐCSTQ – và ai là người kế vị của
Hu, cả hai nội dung này phải được công bố tại Đại hội Đảng lần thứ 17 vào năm
2007.
Lúc đó Zeng Qinghong người ủng hộ trung thành của Bo đã bị
buộc phải rời khỏi Ủy ban thường vụ rồi. Hu Jintao muốn đưa Li Keqiang, lúc ấy
đang là tỉnh ủy tỉnh Liaoning, và Xi Jinping, tỉnh ủy tỉnh Zhejiang vào trong Ủy
ban thường vụ. Cuối cùng Hu đã thành công trong việc cấy cả hai nhân vật đó vào
trong Ủy ban thường vụ và muốn Li Keqiang được đề cử làm người kế vị mình.
Jiang và Zeng tiếp tục khống chế Hu Jintao và không bằng
lòng để Li Keqiang leo cao hơn lên nấc thang quyền lực. Nhưng Jiang không có ai
trong Ủy ban thường vụ để có thể đề cử thay thế vào vị trí của Li, nên ông đành
đề cử Xi Jinping.
Hu Jintao và Thủ tướng Wen Jiabao không có trở ngại nào
trong việc chấp nhận Xi Jinping, bởi vì quan điểm nói chung của họ đều giống
nhau. Cả ba đều tự nhận là đệ tử của Hu Yaobang, cựu Tổng bí thư Đảng - người
đã giúp mang lại cải cách kinh tế cho Trung cộng, và mong muốn thực hiện cải
cách chính trị.
Nhưng việc tiến cử Xi của Jiang, hẳn nhiên, chỉ là một ngụy
kế để mua thời gian.
Mọi hy vọng thực của Jiang đều đã được đặt hết vào Bo Xilai.
Bo đã phát triển được “Mô hình Chongqing,” một chương trình chính trị chủ
trương củng cố trật tự và luật pháp qua việc tiêu diệt các băng đảng xã hội đen
và hồi phục uy thế cho ĐCSTQ bằng việc cổ xúy trở lại những lời kêu gọi cống
hiên tận lực cho Đảng của Mao trước đây.
Bộ sậu của Jiang đã có hẳn kế hoạch đưa Bo vào danh sách
nhân sự Đại hội 18 để làm người kế vị cho trùm an ninh nội chính Zhou Yongkang
trong Ủy ban thường trực Bộ chính trị đồng thời kế vị chức vụ của Zhou là trưởng
Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị (PLAC). Ủy ban này kiểm soát ngành tòa
án, viện công tố, Bộ công an, Bộ Tư Pháp, Cảnh sát vũ trang nhân dân và những
cơ quan, sở ngành tương ứng.
Jiang và Zhou đã cùng nhau gia tăng ngân sách và qui mô hoạt
động cho PLAC, biến nó trở thành trung tâm quyền lực thứ hai trong Đảng. Và khi
Bo đã ở trong cương vị cầm đầu PLAC, Bo có thể, lúc thời cơ đã chín muồi, sử dụng
lực lượng 1.5 triệu nhân viên Cảnh sát vũ trang nhân dân hùng hậu để lật đổ Xi,
đoạt lấy quyền lực. Và sự chiến dịch triệt phá Falun Gong vẫn sẽ được tiếp tục.
Những việc thiết yếu nhất cho kế hoạch này đã được triển
khai, thì bất ngờ Wang Lijun bỏ trốn đến Chengdu.
Nhằm vào Jiang và Zhou
Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 18, Hu Jintao đã tiến
hành nắn gân Jiang Zemin để xem sức mạnh của ông ta tới đâu. Hu đã dàn dựng cho
một giới chức trong Đảng tiết lộ cho truyền thông Hong Kong biết một mẩu tin về
việc Jiang đã chết. Hu rất muốn biết phản ứng của những thành viên trong bộ sậu
của Jiang ra sao và thái độ của nhân dân Trung Quốc trước bản tin này như thế
nào, và qua đó sẽ buộc Jiang phải xuất đầu lộ diện, lúc ấy Hu có thể biết rõ
hơn về tình trạng sức khỏe thực của Jiang.
Người dân Trung Quốc đã đốt pháo ăn mừng khi nghe tin Jiang
chết, còn bộ sậu của Jiang lại không thể hiện điều gì đặc biệt.
Khi vụ bê bối của Wang nổ ra cũng là lúc Hu đã chuẩn bị nắm
lấy cơ hội và lợi dụng ngay vụ bê bối đó để triệt hạ Bo Xilai. Như vậy là Hu
Jintao đã nhắm cú đánh vào Jiang qua việc hạ bệ Bo.
Trong khi đó, Hu và Wen bắt đầu khống chế Zhou Yongkang và
ra sức lợi dụng nhà hoạt động xã hội, luật sư mù Chen Guangcheng (Trần Quang
Thành) nhằm gây suy yếu hơn nữa thế lực của Zhou.
Khoảng ngày 27 tháng Tư, Chen Guangcheng, trong khi vẫn đang
bị PLAC quản thúc tại nhà rất khắc nghiệt tại thành phố Linyi, tỉnh Shandong, bất
ngờ chạy trốn được vào đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, cách xa nhà hàng trăm cây số.
Trong một băng ghi hình, Chen nói rằng PLAC dưới quyền điều
khiển của Zhou là một tổ chức bất chấp luật pháp, và Chen liệt kê một loạt những
ngược đãi mà ông đã phải chịu đựng nhiều năm liền. Chen đã hướng trực tiếp một
câu hỏi tới Wen Jiabao: Có phải giới chức địa phương tự ý vi phạm pháp luật hay
là họ đã đuợc giới chức chính quyền trung ương chỉ đạo? Chen còn nói thêm, vẫn
nhắm trực tiếp tới Thủ tướng Wen, rằng: “Tôi nghĩ ông nên sớm cho nhân dân biết
câu trả lời.”
Băng ghi hình của Chen đã tạo một áp lực lớn cho ĐCSTQ về vụ
Zhou.
Thực chất việc Chen đào thoát khỏi Linyi không phải do may mắn
hoặc một sự trùng hợp. Những giới chức cao cấp trong Đảng đã ngầm hỗ trợ để nó
được thực hiện trót lọt.
Nhưng ngay khi các bên bắt đầu tập trung nhắm vào Zhou, thì
Hu Jintao bắt đầu gặp phải các chống đối.
Phản đòn
Zhou sử dụng tờ Global Times (Toàn Cầu Thời Báo) và những cơ
quan thông tấn khác do ông ta kiểm soát để lên án Hu đã rước “Mỹ can thiệp vào
nội tình của Trung Quốc.”
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sau sáu ngày để
cho Chen rời khỏi tòa đại sứ, nhưng Zhou đã ngăn cản và buộc Chen phải ra ngoại
quốc sống lưu vong. Đồng thời, Zeng Qinghong cũng bắt đầu thôi thúc các cựu
lãnh đạo đảng phải gây áp lực với Hu và Wen để ngưng ngay chiến dịch hạ bệ Zhou
Yongkang.
Nổi cộm nhất trong số những đảng viên lão thành mà Zeng kêu
gọi là anh em nhà họ Ye, Ye Xuanping và Ye Xuanning. Họ là con trai của tướng
Ye Jianying, một trong những nhà sáng lập ĐCSTQ, và người nào cũng có rất nhiều
quyền lực trong vị thế của mình.
Ye Xuanning được xem là lãnh đạo tinh thần của nhóm thái tử
đỏ của Đảng – con cháu của thế hệ sáng lập Đảng. Ye Xuanning đã kiểm soát hệ thống
tình báo quân đội từ rất lâu và đang nắm có rất nhiều ảnh hưởng trong giới quân
sự.
Trong khi đó một điều rất lo đối với gia đình Ye là nếu Zhou
bị hạ bệ, thì ĐCSTQ sẽ sụp đổ.
Vì vậy Hu đành quyết định từ bỏ ý muốn bắt giam Zhou
Yongkang và tìm cách đối phó với Zhou theo cách khác.
Đầu tháng Năm năm nay, 200 giới chức cao cấp của ĐCSTQ nhóm
họp tại Khách sạn Jingxi, mà hãng thông tấn Reuters mô tả là đã được triệu tập
nhằm “tăng cường đoàn kết và chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 18.”
Theo nguồn tin thân thiết với cuộc họp, Hu đã đưa ra những
chỉ đạo như sau: Zhou phải về hưu hẳn. Sau khi bàn giao quyền lực, ông ta cũng
sẽ mất nốt quyền chỉ định người kế vị lãnh đạo PLAC. Zhou sẽ được phép cắt đứt
mọi liên hệ với vụ Bo, và được phép tại vị cho đến sau Đại hội Đảng lần thứ 18.
Những người có mặt tại cuộc họp cuối cùng đã đạt được đồng
thuận vẫn để cho Zhou giữ được hình ảnh quan trọng trước công chúng để tạo ra một
vẻ ổn định và hòa hợp nhằm đảm bảo việc chuyển giao quyền lực diễn ra được suôn
sẻ.
Đồng thời, họ cũng đạt được một thỏa thuận nữa, trong đó có
cả nhóm bảo thủ do Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Li Changchun và Zhou cầm đầu, đồng
ý với những đề nghị cải cách chính trị của Wen Jiabao. Mặc dù những cải cách đã
được thông qua chỉ là những thay đổi rất giới hạn, nhưng trong đó có một điều
khoản được tả như kiểu “bầu cử tự do ở cấp cao.” Tỉnh Guangdong đã được chọn là
nơi đầu tiên sẽ thí điểm chương trình ”bầu cử tự do ở cấp cao“ đó.
Những thỏa thuận đó có vẻ như đã vạch ra một con đường tất
đưa đến sự chia tách Đảng. Nhưng tất cả chúng sớm muộn sẽ được thay đổi.○
Blog Như Cây Tre VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét