Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÌNH MINH ĐỎ ĐANG TRỖI DẬY Ở NƯỚC NGA

Nguyễn Linh
trích dịch từ RIA Novosti
27-11-2012 

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 tưởng như là hồi chuông báo tử cho hệ tư tưởng của Marx và Lenin tại Nga, tuy nhiên chỉ sau gần hai thập kỷ, một làn sóng mới của các nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa tại Nga, những người sẵn sàng vẫy cờ đỏ một lần nữa trên nóc điện Kremlin, đã xuất hiện ngày càng rõ rệt hơn.

Isabel Magkoeva, 21 tuổi, một nhà hoạt động của Mặt trận Xã hội Cách mạng, ngôi sao đang lên của cánh tả nước Nga cho biết “Tôi đã đặc biệt hứng thú với lý tưởng xã hội chủ nghĩa ngay từ khi còn là một thiếu niên.”

Magkoeva cho biết, cô luôn quan tâm đến các vấn đề bất công trong nền kinh tế và bắt đầu tự hỏi về nguyên nhân gây ra tình trạng này, sau đó, cô đã đi tìm câu trả lời trong các tài liệu cánh tả, và nhận ra cô phải tự tay tham gia đấu tranh chống lại chuyện này. Isabel Markoeva đã từng là một người mẫu tuổi thiếu niên, người được cho là có đặc điểm rất giống với thủ lĩnh biểu tình sinh viên người Chile có tên Camila Vallejjo.


Tuy nhiên, dù Magkoeva luôn coi Lenin là “Nhà cách mạng vĩ đại” nhưng cô vẫn còn rất mơ hồ về Liên bang Xô viết, một thể chế đã sụp đổ vào cùng năm mà cô được sinh ra.

Cô cho biết: “Thực ra nhà nước Xô viết chưa đi theo con đường chủ nghĩa xã hội thực thụ, và do đó, sẽ là rất sai lầm nếu miêu tả những người như tôi cố gắng hành động để khôi phục lại một nhà nước từ quá khứ. Thực sự, chúng tôi đấu tranh cho một hình thái hiện đại hơn của chủ nghĩa xã hội”.

Thực trạng lý tưởng xã hội chủ nghĩa ngày một phổ biến tại Nga đã ngày được xác nhận rõ ràng qua những báo cáo về tình trạng phân hóa giầu nghèo được đưa ra tháng trước bởi công ty tài chính Credit Suisse của Thụy Sĩ. Trong báo cáo có đoạn: “Không kể đến một số nước vùng Caribbe vốn là nơi được chọn đặt dinh thự của rất nhiều tỷ phú, sự phân hóa giàu nghèo tại Nga là cao nhất trên thế giới. Trên quy mô toàn cầu, các nhà tỷ phú đang sở hữu không tới 2% tài sản cá nhân, tuy nhiên tại nước Nga hiện nay, 100 tỷ phú đã chiếm giữ tới 30% tổng khối tài sản này”.

Chính vì lý do này, nhiều người trẻ nước Nga ngày càng bị cuốn hút vào các nhóm hoạt động mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tạo bước đột phá cho phong trào cánh tả khi trong so với gần hai mươi năm trước, khi những người Cộng sản thời Xô viết là những người duy nhất còn mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Nhà hoạt động cánh tả Sergei Fomchenkov, 38 tuổi, thủ lĩnh mặt trận Nước Nga khác cho biết: “Những người trẻ gần như không có cơ hội mua được nhà cửa với mức giá trên trời và lo cho gia đình một cuộc sống bình thường. Cơ hội để họ leo lên những tầng lớp trên của xã hội cũng gần như không có, đặc biệt là với những người không có gốc gác Moskva. Khi tất cả mọi người phải chịu đựng điều này, họ lại thấy một nhóm nhỏ những tỷ phú giầu có xây dựng những dinh thự xa hoa, từ đó, những tư tưởng đấu tranh theo mô hình cánh tả đã thu hút họ”.

Tuy nhiên, giống như Magkoeva, Fomchenkov không hề có ý tưởng đưa nước Nga lại thời kỳ Xô viết. Ông cho biết cái mình muốn là một nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu mới, với mô hình nhà nước kiểm soát hoàn toàn các ngành công nghiệp chính, tuy nhiên, những hình thức kinh doanh quy mô nhỏ vẫn có được toàn quyền tự do. Theo Fomchenkov, nếu nhà nước muốn kiểm soát đến từng mặt nhỏ nhất của đời sống, ví dụ như từng quán café một, đó thực sự là độc tài chứ không phải xã hội chủ nghĩa.

Những nhà phân tích nhìn nhận phong trào cánh tả đang lên ở Nga cũng tương tự những gì đang xảy ra ở châu Âu trong thời kỳ khủng hoảng này. Kết quả là tại châu Âu, các đảng cánh Tả cũng đang lớn mạnh một cách bất ngờ trong hệ thống chính trị của các nước thành viên.

Một nhà phân tích tại Trung tâm phân tích Carnegie, Moskva tên Lilia Shevtsova bình luận: “Giống mọi nơi khác tại châu Âu, những người trẻ bị tác động mạnh hơn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng xã hội chủ nghĩa”.

Ilya Ponomaryov, một trong những nhà sáng lập của Mặt trận cánh tả nhận định: “Ngày nay, những nhóm đấu tranh kiểu mới đã xây dựng được một cương lĩnh đấu tranh với tư tưởng xã hội chủ nghĩa kiểu mới và đã nhận được rất nhiều biểu hiện tích cực từ dân chúng và càng ngày càng có nhiều người trẻ tham gia”.

Ponomaryov cũng phủ nhận ngay những quan điểm cho rằng việc xây dựng nhà nước cộng sản và xã hội chủ nghĩa lý tưởng là bất khả thi. Ông bày tỏ quan điểm khi nói về sự thất bại của hệ tư tưởng này trong quá khứ: “Mọi người đã hiểu sai hết ý tưởng của Marx và Engels, đáng lẽ ra bạn phải thi hành đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh trước khi bạn muốn xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa.”

Tổng thống Putin thường gọi sự sụp đổ của liên bang Xô viết là “thảm họa địa chính trị khủng khiếp nhất” của thế kỷ 20, thể hiện sự đồng cảm với những người thuộc về thế hệ đã sinh sống dưới thời kỳ này.

Đồng thời, đối thủ chính của ông Putin là Gennady Gudkov, một sĩ quan KGB trong quá khứ hiện là một nhà đấu tranh chống lại chính quyền Kremlin cũng tự bạch với tạp chí RIA Novosti khi được hỏi quan điểm về tổng thống: “Dù sao chúng tôi cũng phải giữ cho đất nước sự đoàn kết.

Còn đối với nhà đồng sáng lập mặt trận cánh tả Ponomaryov, ông thừa nhận có “cảm xúc lẫn lộn” về nhà nước Xô viết trong quá khứ. Trong phát biểu của Ponomaryov có đoạn: “Liên bang Xô viết là một nhà nước rất mạnh với nhiều bảo đảm xã hội, tuy nhiên, họ lại quá chuyên quyền. Nhưng một điều khá rõ ràng là xã hội thời Xô viết còn tốt hơn hiện nay”.

Trong con mắt các nhà phân tích, những người cánh tả đang là đe dọa lớn nhất cho quyền lực của tổng thống Putin. Về vấn đề này, nhà phân tích Shevtsova của trung tâm Carnegie cho biết: “Ngày trước thì những nhóm dân tộc cực đoan là đe dọa lớn nhất đối với quyền lực chính quyền, nhưng ngày nay thì chắc chắn rằng, vai trò này đang thuộc về các nhóm đấu tranh cánh tả”.

NGUYỄN LINH
(trích dịch từ RIA Novosti)



1 nhận xét:

  1. Đừng mang dân chúng ra làm thí nghiệm với các tư tưởng của mấy gã lợn què chữa lợn lành- Thế nào là chủ nghĩa XH thật sự ?
    Hãy tổ chức xã hội dân chủ tự do cho tử tế, phân quyền đích thực thì làm sao có chuyện 300 ng nắm 30% tài sản quốc gia !

    Trả lờiXóa