Trí Nhân Media
15-8-2012
Ngày 2-7-2012, TNM đăng bài viết "SỰ THẤT VỌNG VĨ ĐẠI SAU NGHỊ QUYẾT 5" của tác giả Hạ Đình Nguyên, sau đó vào ngày 10-8-2012 bạn đọc Thành Sơn đã gửi phản hồi phân tích những điểm trong bài viết của tác giả HĐN (mà theo Thành Sơn) là thiếu cơ sở lý luận là thiển cận là "do có lập trường thù địch hoặc do không phân tích khoa học đúng đắn hiện tượng chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hoặc do cố tình bôi đen tình hình của xã hội VN". Cũng theo Thành Sơn: "cho thấy nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là giải pháp tốt nhất".
Nhưng với tác giả Lê Phi qua bài viết tựa đề "Trả Lời Thành Sơn" thì "Cách lý luận của Thành Sơn đưa ra các dẫn chứng không liên quan, không thích hợp, phiến diện rồi nhảy tới kết luận “cho thấy nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là giải pháp tốt nhất” quá hoang tưởng, lạc đề. Loại lý luận đó chỉ được coi là đúng đắn trong chủ thuyết cộng sản mà thôi vì nó không cần phải chứng nghiệm với thực tế hay lẽ phải."
Mời bạn đọc theo dõi và đóng góp ý kiến ...
=======0000=========
Trả lời Thành Sơn
Trước hết tôi có vài nhận xét về Thành Sơn chỉ qua những
dòng trả lời của Thành Sơn cho tác giả Hạ Đình Nguyên. Thứ nhất, Thành Sơn là người có trình độ văn
hóa, là người được giáo dục kỹ lưỡng về lý luận chính trị Mác-Lê và thuộc về
thành phần thông hiểu theo cách lý luận đó.
Thứ nhì (đây là lý do tôi viết để trả lời cho Thành Sơn) Thành Sơn vẫn
còn tin tưởng vững chắc vào tất cả những gì được học hỏi như chủ nghĩa Mác-Lê,
tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường lên chủ nghĩa xã hội của VN, ĐCSVN và sự lãnh
đạo của nó trên VN ... Tóm lại, Thành
Sơn về tư tưởng là thành đạt kiểu mẫu dưới giáo dục của CSVN.
Tương tự như Thành Sơn viết “cách hiểu về “đột phá lí luận”
của tác giả HĐN và của ĐCSVN là khác nhau hoàn toàn, là xa nhau hoàn toàn”,
cách hiểu về hai chữ “đột phá” của tôi hoàn toàn khác với Thành Sơn và
ĐCSVN. Thông thường khi mọi chuyện êm
xuôi, bình thường, tốt đẹp, người ta không dùng chữ đột phá. Chỉ khi có sự bế tắc, bao vây không lối
thoát, hay bị cản trở, lúc ấy mới cần phải đột phá chẳng hạn như “đột phá vòng
vây”. Vì vậy khi nghe tới hai chữ “đột
phá”, tôi liên tưởng đến cái gì mới mẻ hơn, khác lạ hơn, và có thể đảo lộn luôn
cả cái gì sẵn có. Còn nếu cứ vũ như cẩn
– vẫn như cũ, bình mới rượu cũ thì tất cả chỉ là sự lừa bịp, khoác lác, “mười
voi chả được bát nước xáo”.
Thành Sơn viết: “Tác giả HĐN quên rằng chế độ ta không phải là sự thống trị
của một tầng lớp nào, một nhóm nào, không phải là sự cạnh tranh giữa các tầng
lớp để tranh giành thống trị, mà phải tam quyền phân lập! Xã hội ta phấn đấu là một khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, nhân dân làm chủ, cho nên thực hành các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp chỉ là sự phân công có phối hợp giữa các thành tố của nhà nước,
đảm bảo nhà nước là của dân do dân vì dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về
nhân dân.” Qua đoạn văn trên, theo Thành Sơn vì có sự thống trị của một tầng lớp, nhóm nào và có sự cạnh tranh để
tranh giành thống trị nên mới cần phải có tam quyền phân lập, và trong cái gọi
là “nhà nước” của CSVN thì “thực hành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
chỉ là sự phân công có phối hợp giữa các thành tố của nhà nước,”.
Thành Sơn đã hiểu sai hoàn toàn lý do và mục
đích của tam quyền phân lập. Tam quyền
phân lập chia quyền điều hành quốc gia làm ba phần độc lập: lập pháp, hành
pháp, và tư pháp nhằm mục đích kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Điều này tránh quyền lực tập trung vào một người/một nhóm đưa đến thối nát vì không có kiểm soát. Vấn đề kiểm soát độc lập không chịu ảnh hưởng của cơ cấu bị kiểm soát là
căn bản của quản trị minh bạch áp dụng cho tất cả mọi hình thức tổ chức: thương
mại, kỹ nghệ, chính trị ... Một thí dụ
để minh họa về thể thao, trong một trận đá bóng cần phải có luật chơi bóng,
trọng tài, và đội tham dự. Luật chơi
bóng không thể do một đội đề ra vì có thể thiên vị cho đội nhà nên phải được
độc lập. Trọng tài áp dụng luật chơi
bóng phán xét bên nào có lỗi cần phải độc lập và không thiên vị. Như thế thì các đội bóng mới có thể tranh tài
dự trên khả năng chân thực của chính mình. Còn nếu “thực hành các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là sự phân công có phối hợp giữa các thành tố của
nhà nước” thì không những “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà còn có thể đổi luật
chơi tùy thích ngay trong trận bóng.
Còn “...đảm bảo nhà nước là của dân do dân vì dân, mọi quyền lực
nhà nước đều thuộc về nhân dân.” chỉ là một loại khẩu hiệu trưng bày mà thôi vì trong cơ chế quyền lực của các quốc gia theo cộng sản
chẳng thấy có cách nào để người dân có ý kiến, chọn lựa người lãnh đạo cho quốc
gia chớ chưa nói đến phế bỏ kẻ cầm quyền vì thiếu khả năng. Cái trò “đảng cử dân bầu” chỉ là trò mỵ dân
rẻ tiền giống như đưa cho bát cơm bảo lựa giữa một bát muối ớt và bát muối tiêu
bảo ăn rồi sau đó bảo dân đã chọn cơm với muối phản đối các món thịt cá rau đậu
vì không hợp khẩu vị với người dân. Một
khi dân đã không có quyền chọn lựa người đại diện, các vấn đề quan trọng đến
quốc gia đều không được bày tỏ ý kiến, với lập luận “để đảng và nhà nước lo” thì
“mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân” là nhân dân nào? Có lẽ đó là các “ngài nhân dân” trong quốc
hội và cơ cấu quyền lực chứ không phải là những thằng dân cong lưng làm việc
nuôi bộ máy chính quyền.
“Xã hội ta phấn đấu là một khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
nhân dân làm chủ, ...” có nghĩa là gì khi gần như mọi thứ đều dựa trên lý lịch,
từ đi học, đi làm, cho đến thăng thưởng, xét khả năng. Làm sao có được đoàn kết chưa nói đến đại
đoàn kết toàn dân tộc khi có sự kỳ thị phân biệt rõ ràng trong tất cả các chủ
trương, chính sách, đường lối của nhà cầm quyền CSVN. Chỉ có những kẻ thiếu nhận xét, ngu xuẩn hay
cực kỳ vô liêm sỉ mới có thể phủ nhận sự phân biệt, kỳ thị dựa trên căn bản lý
lịch ở Việt Nam. Tôi không nghĩ Thành
Sơn là người thiếu nhận xét thì làm sao giải thích được sự đoàn kết này
đây.
Sau đó “nhân dân làm chủ” mà dân không được biết gì
về những thỏa ước về lãnh thổ, lãnh hải được ký kết bởi nhà cầm quyền CSVN với
Trung Cộng. “Nhân dân làm chủ” mà những
dự luật ảnh hưởng tới đời sống người dân, những món nợ khổng lồ mượn trên danh
nghĩa “nhân dân” lại không được quyền biết tới.
“Nhân dân làm chủ” mà những số tiền khổng lồ thất thoát trong các doanh
nghiệp nhà nước không bao giờ được đưa ra ánh sáng, rõ ràng tại sao xảy ra, ai
trách nhiệm, và xử phạt có tương ứng với tội hay không.
“... cho nên nhiều quốc gia đã thực hiện chế độ sở hữu toàn
dân đối với đất đai, ...” Hiện nay trừ
các nước theo cộng sản thì nước nào có chế độ sở hữu toàn dân với đất đai tương
tự như Việt Nam có lẽ Thành Sơn cũng không biết. “Nhiều cuộc cách mạng tư sản triệt để trên
thế giới đã từng quốc hữu hóa đất đai, xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất của địa
chủ.” thì đúng nhưng chỉ “xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất của địa chủ” mà thôi
chứ không áp dụng với tất cả toàn bộ các người dân và chỉ trong giai đoạn mà
thôi. Chuyện truất hữu ruộng đất đại
điền chủ đã xảy ra ở miền Nam dưới cả hai thời cộng hòa. Chính phủ truất hữu quyền sở hữu một số ruộng
đất của các đại điền chủ và phát không cho nông dân nghèo bằng cách mua lại với
giá cao, trả góp có lời qua công khố phiếu.
Như vậy, nông dân nghèo có quyền sở hữu trên mảnh ruộng của mình, đại
điền chủ được đền bù dư đủ cho phần đất đai họ bị truất hữu nên không có ai cảm
thấy bị thiệt hại. Và người dân vẫn có
quyền tư hữu đất đai.
“Chỉ có như thế đất đai mới được sử dụng có kế hoạch, quy
hoạch một cách tốt nhất cho lợi ích của toàn dân tộc.” Dưới sự cai trị của CSVN, cho tới cái gọi là
“Đổi Mới” mà thực chất là theo cách làm ăn cũ của miền Nam trước 1975, đất đai
đã bị đưa vào hợp tác xã cũng để “sử dụng có kế hoạch, quy hoạch một cách tốt
nhất cho lợi ích của toàn dân tộc” và kết quả ra sao thì Thành Sơn cũng đã thừa
hiểu. Như vậy chỉ trên mặt lý thuyết lấy
gì để bảo rằng “sử dụng có kế hoạch, quy hoạch” lần này sẽ đúng. Và nếu lần này đúng thì bao nhiêu năm nay
ĐCSVN lãnh đạo sai bét hết phải không?
Hơn nữa nhìn vào thực tế thì những người dân mất đất có cuộc sống tốt đẹp,
sung sướng hơn sau khi mất đất hay đã nghèo đói mà lại bần cùng thêm. “Toàn dân tộc” có được thêm bao nhiêu nhà
thương, trường học cho những người dân mất đất hay chỉ thêm những khu vực dành
riêng cho tầng lớp được ưu đãi, giàu có mà người dân bình thường không với
tới. Chỉ cần nhìn vào số lượng người dân
oan khiếu kiện và khoảng thời gian họ đã khiếu kiện thì cũng biết được câu trả
lời. Không ai muốn lê lết năm này qua
tháng nọ không nơi cư ngụ nếu họ có cuộc sống sung sướng hơn cũ, hay ngay cả
khổ cực hơn nhưng vẫn còn sống được. Nếu
“lợi ích cho toàn dân tộc” tại sao không học cách hai chế độ VNCH đã làm: bồi
thường với giá trị cao hơn cho thị trường cho người mất đất. Thành Sơn cũng biết có những người dân “được”
bồi thường chưa bằng một phần trăm giá trị thị trường của mảnh đất họ mất, chưa
kể những giá trị không thể hoàn trả bằng vật chất trên mảnh đất của họ. Chính quyền có thực sự là của dân, do dân, vì
dân hay không là những vấn đề này chứ không phải từ những câu khẩu hiệu rỗng
tuếch, những lý luận nhập nhằng mà thành.
“Nói CNXH bế tắc, khủng hoảng, thì chỉ là cách nhìn thiển
cận. Cách nhìn này là do có lập trường thù địch hoặc do không phân tích khoa
học đúng đắn hiện tượng chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hoặc do cố
tình bôi đen tình hình của xã hội VN.” Vào thời điểm cực thịnh của chủ thuyết cộng sản đầu thập
niên 80, có khoảng 26 quốc gia nằm dưới quỹ đạo cộng sản và một số khác chịu
ảnh hưởng nặng nề. Đến nay chỉ còn lại
năm quốc gia còn theo cộng sản là Trung cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, và Cuba.
Trong các nước từ bỏ chế độ cộng sản có khối
Đông Âu và Liên Xô, nơi phát triển và kiện toàn lý thuyết cộng sản trước
nhất. Không những vậy, đó là các nước có
nền công nghiệp phát triển cao hơn hẳn các nước còn lại. Theo kinh điển Mác-Lê thì chủ nghĩa xã hội
chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để đi lên chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn phát
triển công nghiệp trước khi bước vào thiên đường cộng sản. Các nước dẫn đầu, đi trước, có nhiều điều
kiện thành công nhất mà lại cương quyết xóa sạch chủ nghĩa cộng sản thì có phải
là chủ thuyết đó đã bị phá sản, bế tắc không đem lại những gì nó hứa hẹn hay
sao. Như vậy mà không gọi chủ nghĩa xã
hội khủng hoảng thì gọi là gì? Hãy nhớ
lại là chủ nghĩa xã hội chỉ là giai đoạn chuyển tiếp trong chủ thuyết cộng sản
nên sự phá sản về lý thuyết cộng sản là sự cáo chung của cái gọi là xã hội chủ
nghĩa.
Thực tế phơi bày không thể chối
cãi thì không chấp nhận mà lại vu cáo là “do có lập trường thù địch” hay “cố
tình bôi đen tình hình của xã hội VN”.
Đó đâu phải là lý luận mà đó chỉ là vì ngu dốt nên ngang bướng không
chấp nhận sự thật.
“Khí thế bừng bừng cách mạng của các nước Mĩ La Tinh, thành
công của cải cách, đổi mới của TQ, VN, sự trụ vững của chế độ chính trị ở
Cuba...cho thấy nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là giải pháp
tốt nhất.” Như đã nói trên, trước kia có
một số quốc gia tại châu Mỹ la tinh theo chủ thuyết cộng sản nhưng nay chẳng
còn nữa (trừ Cuba). Vậy thì “khí thế
bừng bừng cách mạng của các nước Mĩ La Tinh” nào đó có liên quan gì tới cái gọi
là chủ nghĩa xã hội mà Thành Sơn nói tới đâu.
Các nước ấy có tổng thống thiên tả cũng như Pháp hiện nay có tổng thống
thiên tả đâu có nghĩa là “chủ nghĩa xã hội” theo chủ thuyết cộng sản phát triển
hơn đâu. Còn “...thành công của cải
cách, đổi mới của TQ, VN” là sự từ bỏ lý thuyết kinh tế Mác-Lê, áp dụng lý
thuyết kinh tế của chủ nghĩa tư bản nên mới có sự thay đổi đó.
Tuy nhiên vì vẫn giữ mô hình chính trị của
chủ thuyết cộng sản nên đó là nền kinh tế của tư bản lúc cách mạng công nghiệp
bắt đầu. Loại kinh tế tư bản hoang dã
như Mác mô tả trong Tư Bản Luận với giá rất đắt cho tầng lớp người lao
động.
Thành Sơn chỉ cần sống thật với
lòng mình trong chốc lát là có thể cảm nhận được nỗi khổ của người dân Việt
hiện nay vì nó xảy ra khắp mọi nơi, mọi lúc trên quê hương ta hiện nay trong
cái “thành công của cải cách, đổi mới của TQ, VN”.
Chủ nghĩa Mác-Lê tóm lại có ba phần là triết
học với duy vật biện chứng, chính trị với chuyên chính vô sản, và kinh tế với
làm chủ tập thể. Cuba là nước tương đối
đi sát với chủ nghĩa Mác-Lê nhất hiện nay.
Vì vậy “sự trụ vững của chế độ chính trị ở Cuba” bị trả với giá của nền
kinh tế đứng yên với thời gian như vào thập niên 50, 60 của thế kỷ trước (chưa
nói đến các mất mát khác).
Thế giới bên
ngoài xem xét trên nhiều mặt khác nhau chứ không riêng về ổn định chính trị
thôi. Gần chúng ta nhất có Thái Lan với
nhiều bất ổn chính trị gần đây. Nhưng so
sánh với Thái Lan thì Việt Nam hiện nay còn thua rất xa. Như vậy sự phát triển của quốc gia, sự đánh
giá một chế độ đâu phải ở điểm ổn định chính trị. Cứ vịn vào “ổn định chính trị” để đàn áp
người dân, bịt miệng người yêu nước, bào chữa cho các thất bại trong việc điều
hành quốc gia là cung cách của bọn ký sinh ăn bám, sống bằng máu mủ của dân mà
vẫn tham quyền cố vị. Cách lý luận của
Thành Sơn đưa ra các dẫn chứng không liên quan, không thích hợp, phiến diện rồi
nhảy tới kết luận “cho thấy nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là
giải pháp tốt nhất” quá hoang tưởng, lạc đề.
Loại lý luận đó chỉ được coi là đúng đắn trong chủ thuyết cộng sản mà
thôi vì nó không cần phải chứng nghiệm với thực tế hay lẽ phải.
Câu cuối cùng “Trong đối sánh , khi khủng hoảng kinh tế toàn
cầu (trước hết là khủng hoảng toàn cầu TBCN) càng cho người ta thức tỉnh thêm
rằng CNXH là giải pháp của tiến bộ nhân loại.” chứng tỏ Thành Sơn chỉ lập lại
những gì đã được nhồi nhét mà không có khái niệm về kinh tế, sự phân biệt giữa
chế độ chính trị và chủ thuyết kinh tế, và cũng không thấy cái bong bóng kinh
tế phát triển của Việt Nam và Trung Cộng.
Cái chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết đã được nói từ thời Lê Nin còn sống
mà sao nó cứ mỗi ngày một cải tiến, tốt hơn, hùng cường hơn và còn phát triển
mạnh nơi thành trì cách mạng vô sản mọi nơi trên thế giới. Cái gọi là kinh tế xã hội chủ nghĩa là cuộc
thí nghiệm hoang phí đầy thất bại của lịch sử nhân loại. Thế giới bên ngoài đã vứt bỏ chúng vào thùng
rác tương tự như chủ thuyết quốc xã Đức.
Nếu nhân loại tiến bộ hơn kiếm ra một con đường nào mới thì chắc chắn
cũng chẳng là thứ đã bỏ thùng rác như cái chủ nghĩa xã hội Thành Sơn nói đến.
Như lý do tôi đã viết từ đầu, Thành Sơn là người có trình độ
văn hóa, có khả năng để tự suy xét lại, và tôi tin rằng Thành Sơn vẫn còn có
trái tim để cảm nhận nỗi khổ của người dân hiện nay. Thành Sơn nên đối chiếu thực tế xã hội để suy
nghĩ lại các điều đã học có đúng với thực tế hay chỉ là hoang tưởng. Hy vọng rằng Thành Sơn sẽ thấy được điều tôi
trình bày, thấy rõ các điều hoang tưởng, dũng cảm dứt khoát chúng, để đem tài
sức phục vụ cho dân tộc trên căn bản thực dụng hơn.
====================================
Về bài của HĐN
Thành Sơn
10/8/2012
HĐN (HĐN) viết bài này nhằm phản bác, phủ định NQ của BCHTW ĐCSVN với mục đích
cuối cùng là phủ định chế độ và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Trong đó tác giả
HĐN đã lợi dụng cụm từ “đột phá lí luận” để riễu cợt công tác lí luận cùng những
chủ trương lớn của Đảng, cuối cùng không ngoài mục đích khêu gợi thay đổi chế độ
và lật đổ Đảng.
HĐN riễu rằng “đột phá lí luận mà lại không tam quyền phân lập, đất đai vẫn được
khẳng định là của toàn dân, quả không một chút ánh sáng, dù của 1 que diêm” và
rằng “XHCN của là một cụm từ bế tắc, vô cùng bế tắc và gây khủng hoảng”
Như vậy cách hiểu về “đột phá lí luận” của tác giả HĐN và của ĐCSVN là khác
nhau hoàn toàn, là xa nhau hoàn toàn. ĐCSVN kêu gọi “đột phá lí luận” trên cơ sở
nền tảng tư tưởng là CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM, trên cơ sở giữ vững độc lập
và con đường đi lên CNXH, “đột phá lí luận” để đổi mới có hiệu quả hơn nữa, vững
chắc hơn nữa, “đột phá lí luận” để có những chủ trương, những chính sách tốt
hơn nữa, đặc biệt có những hình thức, phương thức, phương pháp tốt hơn nữa cho
con đường XHCN. Không phải “đột phá lí luận” là tìm ra những lí luận đối lập với
những lí luận đúng đắn, đối lập với con đường XHCN,là sửa cả hệ thống, là thay
đổi hết cả từ gốc đến ngọn, thay đổi toàn bộ chế độ XH!
Tác giả HĐN quên rằng chế độ ta không phải là sự thống trị của một tầng lớp
nào, một nhóm nào, không phải là sự cạnh tranh giữa các tầng lớp để tranh giành
thống trị, mà phải tam quyền phân lập! Xã hội ta phấn đấu là một khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, nhân dân làm chủ, cho nên thực hành các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp chỉ là sự phân công có phối hợp giữa các thành tố của nhà nước, đảm
bảo nhà nước là của dân do dân vì dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân
dân.
Còn nói về đất đai: bề mặt quả đất là giới hạn tuyệt đối không thể tăng thêm,
trong khi dân số và nhu cầu thường xuyên tăng lên, cho nên nhiều quốc gia đã thực
hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, và từ đó mà thực hiện cả quyền sở
hữu toàn dân đối với mọi tài nguyên hầm mỏ, lãnh hải...Nhiều cuộc cách mạng tư
sản triệt để trên thế giới đã từng quốc hữu hóa đất đai, xóa bỏ chế độ tư hữu
ruộng đất của địa chủ. Chỉ có như thế đất đai mới được sử dụng có kế hoạch, quy
hoạch một cách tốt nhất cho lợi ích của toàn dân tộc.
Nói CNXH bế tắc, khủng hoảng, thì chỉ là cách nhìn thiển cận. Cách nhìn này là
do có lập trường thù địch hoặc do không phân tích khoa học đúng đắn hiện tượng
chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hoặc do cố tình bôi đen tình hình của
xã hội VN. Khí thế bừng bừng cách mạng của các nước Mĩ La Tinh, thành công của
cải cách, đổi mới của TQ, VN, sự trụ vững của chế độ chính trị ở Cuba...cho thấy
nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là giải pháp tốt nhất. Trong đối
sánh , khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu (trước hết là khủng hoảng toàn cầu
TBCN) càng cho người ta thức tỉnh thêm rằng CNXH là giải pháp của tiến bộ nhân
loại.
24-7-2012
==================
Bài gốc
Hạ Đình Nguyên
Sự thất vọng luôn đồng nghĩa với
đau khổ. Nhưng đau khổ vì một ý nghĩa lớn, như nỗi đau của Nguyễn Trãi khi tiễn
cha qua Ải Nam Quan, là nỗi đau vĩ đại. Những giọt nước mắt đậm màu máu phải nuốt
vào lòng lúc này, sẽ biến thành sức mạnh phục vụ cho tương lai. Không phải chỉ
vì động cơ mất cha, mà còn vì mất nước. Nó sẽ tạo nên những Ải Chi Lăng…
Cuộc chiến tranh giành độc lập
cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có biết
bao con người như thế, như Nguyễn Trãi. Những Anh hùng Liệt sĩ đã nằm xuống
trong ý chí khát khao về một nền Độc Lập, về một cuộc sống Dân chủ cho toàn
dân, với đầy đủ giá trị làm người. Đoàn quân đã ra đi trong nỗi đói rét cùng cực
với tấm lòng yêu thương vô bờ bến của các tầng lớp nhân dân, trong đó cống hiến
nhiều nhất về số lượng, là xương máu của các thế hệ nông dân. Họ ra đi vì
mình, vì tất cả, nói rộng ra là Tổ quốc.
Nghị quyết 5 của
Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc với lời khẳng định gắn liền với sinh mệnh chính
trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không tam quyền phân lập! Đất đai là của
toàn dân mà quyền là do nhà nước định đoạt! Lời tuyên bố gọn lỏn, rất uy quyền,
như lệnh truyền từ một lãnh đạo tối cao: Toàn dân nghe đây! Không tam quyền
phân lập! Nhà nước thống nhất quản lý đất đai!
“Đột phá về lý luận” mà lại không
tam quyền phân lập, đất đai vẫn được khẳng định là của“toàn dân”, quả không một
chút ánh sáng, dù của một que diêm!
Vậy thì dân chủ chỗ nào? Ai là
người chủ đất nước? Sức mạnh của dân tộc ở đâu để giữ nước?
Thế là, từ 1945 đến nay, 67 năm
đi trên con đường đấu tranh đẫm máu vẫn chưa tới đích! Người dân, có miệng mà
không được nói, nông dân có đất mà không được quyền. Muốn nói, phải nói theo y
hệt ông Tổng Bí thư, đất đai thì để cho “nhóm lợi ích” quy hoạch với nhân danh
là phát triển đất nước. Độc lập, nhưng phài nghe lời khuyên của “bạn”, kẻ đã từng
“dạy ta một bài học” năm 1979, với trên 10.000 sinh mạng chiến sĩ, tài nguyên
buông lỏng để chúng khai thác, rừng biển để chúng nuôi trồng… người dân lên tiếng
phản đối thì bị đàn áp.
Lời tuyên bố kết luận Nghị quyết
5 của ông Tổng Bí thư, liên quan đến vận mệnh Quốc gia là một bước ngoặt suy đồi
hay hưng thịnh, trong một tình hình gay go đòi hỏi một sự chuyển hóa thông minh
và phù hợp với nhân dân ở thời đại này.
Tại Đại hội XI, ông từng tuyên bố
xanh rờn: Phải “đột phá” về lý luận! Đó là niềm hy vọng le lói cho một sự đổi mới
của người dân. Té ra, chẳng có gì cả! Không phải hình ảnh con ngựa kéo xe, mà
xe đẩy con ngựa chạy tới, theo trớn quay vô cảm của bánh xe, mà người ta gọi tế
nhị là lỗi hệ thống. Ai cũng biết “lỗi hệ thống” là gì! Người dân hỏi, cái
gốc vấn đề là ở đâu? Hỏi tức là đã biết, biết rõ cái nguyên nhân của mọi nguyên
nhân! Nó nằm ngay trong tư tưởng của ông Tổng Bí thư, qua lệnh truyền của ông:
Không tam quyền phân lập! Đất đai thì của toàn dân, mà do nhà nước định đoạt!
Chung quy, ông rất lo cho sự tồn vong của Đảng này thôi, như trong Nghị quyết Đại
hội 11 bộc lộ. Ông sợ rằng, có dân chủ, có tam quyền phân lập, thì Đảng sẽ mất
vị trí lãnh đạo độc tôn. Trả quyền sở hữu đất đai về cho dân, quyền lực nhà nước
các cấp sẽ bị suy giảm, cơ hội tham nhũng sẽ bị phanh phui, sẽ… gây ra tình trạng
mất ổn định xã hội! Vậy sự tồn vong của Đảng trên nền tảng nào?
Ta thử lui lại, nhớ về một thuở
ban đầu lưu luyến ấy:
“Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm nay
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm
tin”
Đảng do nhân dân mà có, ăn cơm gạo
của nhân dân mà lớn lên, phục vụ mục tiêu tối thượng của dân tộc mà tồn tại,
nhân dân là sinh lực của Đảng. Vậy mà, Đảng ngày nay không giống như thế nữa.
Không còn là hòn máu đỏ trong sự chia sẻ đùm bọc của nhân dân, mà đang lớn mạnh,
gắn bó với đặc quyền lực và đặc lợi. Đàng có trăm tay nghìn mắt, nhưng không phải
của nhân dân, mà của Đảng, để theo dõi nhân dân, nhằm che mắt, bịt miệng nhân
dân. Đệ tứ quyền – quyền của báo chí– nằm trong tay, hoặc là trong đầu của chỉ
vài con người. Nay, tiếng nói của người dân trên mạng cũng bị triệt phá.Đảng
ngày nay không có gì để phải kiên cường đấu tranh, với ví von xương sắt da đồng,
mà đã khác xưa, xương đã thấm chất cường quyền, da đã dày tính tham nhũng. Muôn
vạn công nông bị mất đất và không có việc làm. Mất đất theo cái cách “đúng quy
định”, cứ thế mà diễn ra, từ địa phương này tới địa phương khác. Còn, muôn vạn
tấm lòng niềm tin, thì Tổng Bí thư đã nói rồi đó, nó bị “xói mòn”! Ôi, róc rách
giống như nước suối chảy qua khe!
Thế nhưng, lời nói của ông Tổng
Bí thư có đạt hiệu quả “nhất hô bá ứng” hay không? Các cấp Ủy ban, Hội, Đoàn từ
Trung ương đến địa phương, lại có cả Quốc hội nữa, có ý kiến gì chưa? Lẽ nào
ren rét một bề về cái “chân lý” ông Tổng Bí thư khẳng định? Khó tin điều này có
thật! Nhân dân đã bày tỏ bằng nhiều cách, từ việc trần truồng thí mạng cùi, cho
đến việc dùng súng hoa cải liều thân cho đỡ tức. Một số đại biểu các cấp và
trong Quốc hội cũng đã phản ứng, đã nói nhiều, dù trong chừng mực. Có phải tất
cả 14 vị trong Bộ Chính trị đều nhất trí với Tổng Bí thư? 170 vị Uỷ viên Trung
ương Đảng cũng cùng nhất trí với ông Tổng Bí thư? Không một ai trong số đó chia
sẻ tư duy của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và nhiều vị nhân sĩ trí thức,
các vị cách mạng lão thành về thực tế lùng bùng của đất nước? Nguyên lý “tập
trung dân chủ” là một mật mã bí hiểm, tương tự như mật mã “ làm chủ tập thể”,
mà không một nhà toán học nào đủ khả năng có thể “sơ đồ hóa” nổi! Không tam quyền
phân lập, để thay thế bằng: Nhà Nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta còn
có các hệ lụy: con người xã hội chủ nghĩa, nhà trường xã hội chủ nghĩa, bệnh viện
xã hội chủ nghĩa, vân vân và vân vân… Tất cả đều là cụ thể, là hiện thực, lại
đang bày ra đấy, trên cái nền mơ hồ, mới chỉ gọi được tên là “định hướng xã hội
chủ nghĩa”! Mới chỉ là định hướng mà đã có được “pháp quyền”, thật là khó hiểu!
Những mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm, lý luận và thực tiễn được biện giải
trong một “hộp đen” có tên là “giai đoạn quá độ”. Đoàn quân Việt Nam đi,
chung lòng cứu quốc… vượt qua bao nhiêu nữa những ghềnh thác để đến chân trời
xã hội chủ nghĩa? Xã hội chủ nghĩa quả là một cụm từ bế tắc, vô cùng bế tắc, và
gây khủng hoảng! Chân trời cứ mãi lùi xa trong vô vọng, vì quả đất tròn. Ông
Giordano Bruno (1548-1600) liều sinh mạng mà cương quyết khẳng định điều ấy.
Sửa đổi Hiến pháp là công việc trọng
đại của toàn dân, toàn quân, của đại biểu các cấp, các tổ chức Hội, Đoàn thể…,
nó phải được phát động sâu rộng khắp nước tham gia. Sao ông Tổng Bí thư vội
vàng úp bộ trong cái khung rất hẹp và chủ quan của mình lên đầu 90 triệu nhân
dân? Việt Nam tuy là một quốc gia, nhưng là một quốc gia nhỏ bé, lẽ nào muốn dẫn
đầu thế giới về Chủ nghĩa xã hội, như hơi đã bốc ra ở bài nói chuyện trật nhịp
tại Cuba? Lẽ ra Trung Quốc, với giấc mơ làm “anh cả đỏ”, mới là nước đi đầu của
“phe xã hội chủ nghĩa”, nếu có! Họ đã không đi đầu, mà chuyển sang ”lợi ích cốt
lõi” và bành trướng. Thế,“bạn đã khuyên ta” đi lên hàng đầu chăng? Ở Trung Quốc,
người dân ít nghe nói đến từ ngữ chủ nghĩa xã hội, các quan chức của họ
cũng không nói đến từ ngữ này, khi ra giao dịch quốc tế, trừ khi đến Việt Nam.
Sao họ khôn thế?
Mới đây, như thông tin chính thức
đã loan, ông Đinh Thế Huynh đã cầm đầu một phái đoàn ta đi dự tập huấn tại Hải
Phòng, do “bạn” sang “thảo luận” về lý luận xã hội chủ nghĩa, hẳn đã đem lại một
cuộc “đột phá” ngoạn mục? Dân ta biết rằng thực phẩmTrung Quốc chứa đầy chất
độc hại, từ sữa mélamine, trái cây, đến áo quần, giày dép… Nhưng thực phẩm
tinh thần càng nguy hiểm hơn, nhất là các món hàng về lý luận. Họ lý luận
cho họ là một chuyện, họ lý luận giúp ta thì khác! Họ lũng đoạn cách làm ăn để
ta tự lụn bại, ngóc đầu không lên, họ xâm nhập vào hệ thần kinh não bộ, vào hệ
thần kinh dạ dày, vào khắp lục phủ ngũ tạng. Họ muốn một Việt Nam bệnh hoạn để
trở thành chư hầu! Họ rủ rê ta cùng nhìn ở “tầm cao chiến lược”, trong khi dân
ta không hề mơ bá chủ. Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, trưởng
đoàn tập huấn đã tiếp tục nhắc lại với Đinh Thế Huynh: “đối tác, hợp tác chiến
lược toàn diện” nhằm “củng cố địa vị cầm quyền của mỗi đảng”, và hứa hẹn“giải
quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước”. Ta không có
tầm cao chiến lược nào chung với Trung Quốc về mộng siêu cường. Dị mộng sao bảo
ta đồng sàng? Muốn giải quyết thỏa đáng những tồn tại, muốn thực hiện 16 chử
vàng và 4 tốt, thì Việt Nam sẵn sàng, nhưng hãy lập tức tuyên bố trả toàn bộ
Hoàng Sa lại cho Việt Nam! Ngẩng mặt lên mà nhìn thế giới bằng cái nhìn chân thật
và thân thiện, không tham lam, không gian dối, thì mới nên nói những lời nhân
nghĩa, hòa hiếu. Nhân dân Trung Quốc không thiếu những người có lương tri và
nhân cách.
Trong thời đại ngày nay, một quốc
gia muốn trở thành siêu cường, làm anh thiên hạ, thì không thể dùng kiểu dao
búa “sức mạnh trên đầu mũi súng” được nữa. Bất chấp tàu ngầm, máy bay, kể cả việc
đưa người lên vũ trụ, chẳng dọa được ai! Một siêu cường phải đi tiên phong về
văn hóa, phải thể hiện được văn minh nhân bản, phải sòng phẳng, công bằng, phải
tôn trọng luật chơi, được sự nể trọng và tin cậy của cộng đồng thế giới, phải lấy
nhân loại làm mục tiêu xây dựng, lấy trái đất làm đối tượng bảo vệ. Có hào
phóng, cao cả mới mong được thế giới hưởng ứng. Một đất nước còn đàn áp, hà khắc
với nhân dân mình, còn cắt cổ mổ bụng nhân dân để bán nội tạng, còn ăn cắp kỹ
thuật, còn làm thực phẩm độc cho nhân dân ăn và xuất khẩu, bên ngoài thì tham
lam đất đai, chiếm đảo, giành biển, lộ rõ tướng gian, thì không ai tin. Một cái
Đảng như thế, không ai làm bạn được. Cái “giềng mối xã hội” của Khổng Tử,
cái “đạo đức” của nhà Chu xa xưa của Trung Quốc, từng có ảnh hưởng đến các nước
lân cận, đã bị Đảng Cộng sản chôn vùi trong âm u lòng đất.
Các nỗ lực làm áp lực, đi đêm thầm
kín, và lời đường mật rủ rê bè đảng trong chuyến công cán của Lưu Vân Sơn sang
Việt Nam, đã hoàn toàn thất bại. Và Việt Nam đã trả lời. Quốc hội Việt Nam
đã thông qua Luật Biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phản ảnh
đúng tiếng nói yêu nước thiêng liêng nghìn đời của toàn dân với số phiếu đa số
tuyệt đối.
Quốc hộiViệt Nam đã tiến lên một
bước về phía trước, trong tự tin và chính nghĩa.
Một vị Tướng Việt Nam đã nói:
“Không đưa Quân đội Nhân dân đàn áp Nhân dân”, liên quan việc lấy đất giao cho
các nhóm lợi ích theo cách “đúng quy định”. Lời nói trên đã đưa vai trò quân đội
về đúng với nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của quân đội, là củng cố sức lực để
cùng toàn dân chống xâm lược.
Nhưng nội bộ Việt Nam, Quốc hội,
Đảng, và Chính quyền các cấp, sẽ nói gì với nhân dân về dân chủ và quyền sở hữu
đất đai? Có phải lời của Tổng Bí thư là mệnh lệnh tuyệt đối của một lãnh tụ?
Đảng Cộng sảnViệt Nam đã bước ra
khỏi bóng râm của một thời kỳ thần thánh, điều kiện lịch sử đã cho phép nó trở
về vị trí một chính đảng của xã hội, dân chủ, bình đẳng, và là một tập thể gồm
những con người bình thường. Không phải là “bất hạnh”, mà đích thực là “hạnh
phúc” được làm một con người bình thường, gắn liền với trọng trách mà luật pháp
xã hội đã giao cho. May mắn vì đã qua rồi, thời kỳ mà Đảng được mặc định là
không bao giờ sai lầm. Nhưng Đảng đã từng sai lầm, và nay qua Đại hội 11 thì Đảng
thừa nhận đang suy thoái. Đó là một một khẳng định công khai, dũng cảm, lành mạnh.Vì
thế, Đảng cần tiếp nhận sự phê phán của xã hội, xã hội có quyền phê phán Đảng một
cách đường hoàng, công khai, và phải thừa nhận phê phán là quyền của công dân.
Đó là một trong những vấn đề quan trọng của ý thức dân chủ.mà Đảng cần thể hiện.
Lãnh tụ là người được cộng đồng
tôn vinh, theo cách tự nguyện chứ không áp đặt, với sự kính trọng và yêu quý,
là một người thông minh gắn liền với tầm nhìn thời đại. Thông minh là không lội
ngược dòng thời đại, vượt qua những chủ thuyết lạc hậu, những đam mê quyền lực
cá nhân, gắn kết với mục tiêu nhân bản và biết đấu tranh, xây dựng các giá trị
nhân quyền. Bất kể người đó xuất thân từ một nước nhỏ hay nước lớn, từ một xứ sở
văn minh hay còn lạc hậu, ngay cả ở một vùng văn hóa thấp hay trong lao tù. Cộng
đồng thế giới từng ngợi ca những con người biết đấu tranh, bênh vực cho người
dân bị áp bức, bị ngược đãi của đất nước mình, biết hướng đên tư duy nhân bản
và nêu gương đấu tranh xây dựng lý tưởng nhân quyền ở tầm rộng lớn hơn, như người
tù da màu Mandela của châu Phi, bà San Suu Kyi của Miamar, đức Đạt Lai Lạt Ma của
Tây Tạng… Nhân cách của lãnh tụ gắn liền với các giá trị thời đại, mạnh dạn
thoát ra khỏi hào quang của quá khứ, bước ra khỏi bóng râm của quyền lực tưởng
rằng bất khả xâm phạm, tin tưởng vào nhân dân, hướng đến việc xây dựng một nền
dân chủ thật sự, thật lòng. Tiếng thơm để đời là chắc chắn, nếu không, thì như
cụ Nguyễn Du nói: “những phường giá áo, túi cơm sá gì!”.
Bao giờ Việt Nam có một lãnh tụ
như thế?
Tháng 6-2012
H. Đ. N.
http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/su-that-vong-vi-ai-sau-nghi-quyet-5.html
Về bài của HĐN
Trả lờiXóaHĐN (HĐN) viết bài này nhằm phản bác, phủ định NQ của BCHTW ĐCSVN với mục đích cuối cùng là phủ định chế độ và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Trong đó tác giả HĐN đã lợi dụng cụm từ “đột phá lí luận” để riễu cợt công tác lí luận cùng những chủ trương lớn của Đảng, cuối cùng không ngoài mục đích khêu gợi thay đổi chế độ và lật đổ Đảng.
HĐN riễu rằng “đột phá lí luận mà lại không tam quyền phân lập, đất đai vẫn được khẳng định là của toàn dân, quả không một chút ánh sáng, dù của 1 que diêm” và rằng “XHCN của là một cụm từ bế tắc, vô cùng bế tắc và gây khủng hoảng”
Như vậy cách hiểu về “đột phá lí luận” của tác giả HĐN và của ĐCSVN là khác nhau hoàn toàn, là xa nhau hoàn toàn. ĐCSVN kêu gọi “đột phá lí luận” trên cơ sở nền tảng tư tưởng là CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM, trên cơ sở giữ vững độc lập và con đường đi lên CNXH, “đột phá lí luận” để đổi mới có hiệu quả hơn nữa, vững chắc hơn nữa, “đột phá lí luận” để có những chủ trương, những chính sách tốt hơn nữa, đặc biệt có những hình thức, phương thức, phương pháp tốt hơn nữa cho con đường XHCN. Không phải “đột phá lí luận” là tìm ra những lí luận đối lập với những lí luận đúng đắn, đối lập với con đường XHCN,là sửa cả hệ thống, là thay đổi hết cả từ gốc đến ngọn, thay đổi toàn bộ chế độ XH!
Tác giả HĐN quên rằng chế độ ta không phải là sự thống trị của một tầng lớp nào, một nhóm nào, không phải là sự cạnh tranh giữa các tầng lớp để tranh giành thống trị, mà phải tam quyền phân lập! Xã hội ta phấn đấu là một khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân làm chủ, cho nên thực hành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là sự phân công có phối hợp giữa các thành tố của nhà nước, đảm bảo nhà nước là của dân do dân vì dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
Còn nói về đất đai: bề mặt quả đất là giới hạn tuyệt đối không thể tăng thêm, trong khi dân số và nhu cầu thường xuyên tăng lên, cho nên nhiều quốc gia đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, và từ đó mà thực hiện cả quyền sở hữu toàn dân đối với mọi tài nguyên hầm mỏ, lãnh hải...Nhiều cuộc cách mạng tư sản triệt để trên thế giới đã từng quốc hữu hóa đất đai, xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất của địa chủ. Chỉ có như thế đất đai mới được sử dụng có kế hoạch, quy hoạch một cách tốt nhất cho lợi ích của toàn dân tộc.
Nói CNXH bế tắc, khủng hoảng, thì chỉ là cách nhìn thiển cận. Cách nhìn này là do có lập trường thù địch hoặc do không phân tích khoa học đúng đắn hiện tượng chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hoặc do cố tình bôi đen tình hình của xã hội VN. Khí thế bừng bừng cách mạng của các nước Mĩ La Tinh, thành công của cải cách, đổi mới của TQ, VN, sự trụ vững của chế độ chính trị ở Cuba...cho thấy nhân dân thế giới đang nhận thức được rằng CNXH là giải pháp tốt nhất. Trong đối sánh , khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu (trước hết là khủng hoảng toàn cầu TBCN) càng cho người ta thức tỉnh thêm rằng CNXH là giải pháp của tiến bộ nhân loại.
24-7-2012
Thực tiễn là những chứng cứ không thể bác bỏ được từ khi hệ thống gọi là xã hội chủ nghĩa ở Nga và các nước Đông Âu sụp đổ từ hơn 22 năm nay mà vẫn không làm cho các đầu óc như Thành Sơn thoát khỏi u mê. Ôi như vậy bảo sao mà người đang giữ chức Tổng Bí Thư của đảng cộng sản Việt nam vẫn cố chịu "đấm để ăn xôi" cái CNXH để giữ cho bằng được cái ghế đầy quyền lực ko do dân bầu lên.
Trả lờiXóa