(Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)
Trí Nhân Media: Ông Nguyễn Trung, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở Việt Nam. Ông có nhiều bài viết phân tích tình hình thế giới và Việt Nam đầy sức thuyết phục. Ông nguyên là trợ lý của Thủ tướng Chính phủ thời ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải. Dưới hình thức hỏi và đáp ông Nguyễn Trung gửi đến Trí Nhân một bài viết mới tựa đề: SỰ LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO VIỆT NAM ĐÂY ? Trí Nhân Media xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết này. Và để tiện theo dõi Trí Nhân Media xin chia bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung thành 5 tiểu luận. Mời quí vị đọc tiếp Tiểu Luận 4.
------------------------------------------
Tiểu Luận 4
Hỏi: Vậy ta nên làm gì?
Trên phương
diện đối ngoại, nhìn ra được và đi cùng được với trào lưu tiến bộ của thế giới
là một trong những yếu tố quyết định đã từng làm nên thế mạnh của đất nước ta;
hầu như chắc chắn hiện tại và tương lai cũng sẽ như vậy. Ví dụ, cả thế giới biết
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh
đạo; song thực tế này không cản trở việc xuất hiện một phong trào rộng khắp thế
giới, ngay cả trong lòng nước Mỹ, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của
ta. Phong trào này là một nhân tố góp phần vô cùng quan trọng vào thắng lợi của
kháng chiến. Không hề có chuyện phong trào này là sự ủng hộ của thế giới dành
cho ý thức hệ xã hội chủ nghĩa hay là cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nguyên
nhân đích thực của phong trào đoàn kết ủng hộ này là trong thời đại ngày nay độc
lập và quyền tự quyết của các dân tộc là một trong những giá trị cơ bản của
trào lưu tiến bộ trên thế giới, được cả thế giới thừa nhận và tôn trọng.
Tuy nhiên
nhìn chung, từ khi đất nước độc lập thống nhất cho đến nay, trên thực tế Việt
Nam trong quan hệ quốc tế của mình chưa thành công nhiều trong việc tạo ra cho
mình các đối tác chiến lược (cho đến nay hầu như nước ta mới chỉ đạt được tuyên
bố thiện chí của một số quốc gia: coi nhau là đối tác chiến lược). Vị trí thực
của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của những quốc gia quan trọng trên bàn
cờ thế giới hôm nay nói chung thấp so với (a) vị thế của đất nước ta lẽ ra phải
giành được, (b) so với đòi hỏi của an ninh và phát triển của nước ta, (c) cũng
như so với khả năng và cơ hội lẽ ra có thể đạt được của nước ta. Nguyên nhân
chính của thực trạng này là quan hệ của ta với những quốc gia trọng yếu còn
nghèo nàn, do những hạn chế trong đối nội, và do những yếu kém trong chính sách
đối ngoại của ta là chủ yếu, chứ không phải do nước ta nghèo.
Không hiếm
trường hợp nước ta bị động, do đó tự gây ra các khó khăn không đáng có cho
chính mình trong các mối quan hệ quốc tế, ví dụ trong các vấn đề di tản, vấn đề
nhân quyền, vấn đề khép lại quá khứ, vân vân…. Quá trình Việt Nam gia nhập
ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, quá trình gia nhập WTO dã diễn ra một
cách chật vật và kéo dài không đáng có… Trong 37 năm đất nước độc lập thống nhất
đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn và quan trọng đối với vận mệnh đất nước, kể cả những
cơ hội thuận lợi cho những vấn đề đối nội sống còn của đất nước như thống nhất và
hòa hợp dân tộc, cải cách thể chế chính trị, lựa chọn con đường phát triển, vân
vân…
Hiển nhiên,
dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử của mình có những lúc thua thì chịu tạm
thời mất nước rồi tính đường đánh keo khác, nhưng chưa bao giờ, và ngày nay
càng không bao giờ chấp nhận thân phận một nước chư hầu - dù là chư hầu cho ai.
Chưa bao giờ và bây giờ càng không bao giờ nước ta muốn thách thức một trong
hai hoặc cả hai đối tượng chủ chốt của địa chính trị thế giới hôm nay là Mỹ và
Trung Quốc, dù rằng lúc này lúc khác đối sách của ta với 2 gã khổng lồ này nhiều
lúc chưa đủ khôn ngoan.
Mặt khác, lịch
sử cận đại Việt Nam đã từng nếm đủ mọi điều cay đắng khi đất nước chúng ta trở
thành trận địa tranh hùng của các thế lực lớn trên thế giới. (Trong tiểu thuyết
Dòng đời – 2006 – tôi đã nêu lên nhận xét của mình là: Cuộc kháng chiến chống Mỹ
xâm lược của nước ta trên thực tế chứa đựng trong nó 5 - 6 cuộc chiến tranh hay
còn hơn nữa; thực tế này cắt nghĩa tính quyết liệt ở quy mô quốc tế của cuộc
kháng chiến này. Sau khi kết thúc, xảy ra tình huống cuộc kháng chiến này đẻ ra
nhiều vấn đề phức tạp khôn lường, thậm chí những hệ lụy của nó còn đẻ thêm 2 cuộc
chiến tranh mới nữa. Tôi nghĩ đến ngày hôm nay ta vẫn chương lường hết được mọi
hậu quả đâu; trong Dòng đời tôi cũng cố nói rõ ý này.. Vân vân…).
Đồng thời cũng phải thẳng thắn
thừa nhận cho đến nay nước ta chưa thành công bao nhiêu trong việc làm cho cả 2
quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong địa chính trị thế giới hôm nay là Mỹ và
Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược của nước ta – mà chính đòi hỏi này lại
là điều nước ta cần nhất, đáng mong muốn cho mình nhất trong địa chính trị thế
giới hôm nay.
Quan trọng
hơn nữa, phải chăng cục diện mới của thế giới hôm nay đang mang lại cho nước ta
những điều kiện cho phép thực hiện một sự lựa chọn vị thế quốc tế như thế trong
địa chính trị mới của thế giới – nghĩa là những điều kiện cho phép nước ta vươn
lên vị thế trở thành đối tác chiến lược của cả hai quốc gia trọng yếu này?
Có thể lắm. Trước hết bởi vì, dù là đối thủ chủ yếu của nhau trong địa chính trị thế giới hôm nay, song hiển nhiên cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn lựa chọn vị thế đối đầu nhau trong chừng mực họ không bất khả kháng phải làm như vậy. Hơn nữa như đã nói trên: Chưa bao giờ nước ta có nhiều đồng minh tự nhiên như hiện nay, cho phép nước ta đi với cả thế giới để có điều kiện trở thành đối tác chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc – để bảo vệ tốt nhất lợi ích an ninh và lợi ích phát triển của nước ta, đồng thời để gánh vác tốt nhất nghĩa vụ quốc tế nhất thiết nước ta phải dấn thân thực hiện (xin hiểu cho trong thế giới chúng ta đang sống không có “free lunch”!).
Xin nhắc lại
một lần nữa, lịch sử cận đại của chính nước ta cảnh báo Việt Nam phải tránh bằng
được số phận trở thành trận địa giằng xé, tranh hùng của 2 thế lực lớn này trên
thế giới. Lựa chọn vị thế quốc tế trở thành đối tác chiến lược của cả Mỹ và
Trung Quốc như thế cho, hầu như chắc chắn nước ta sẽ cùng đi được với cả thế giới
trong xu thế phát triển khách quan của nó – một đòi hỏi không thể thiếu đối với
nước ta trong việc tạo dựng ra thế mạnh cho đất nước. Và rất biện chứng: Cũng
chỉ với thế mạnh này, nước ta mới có điều kiện được cả Mỹ và Trung Quốc thừa nhận
là đối tác chiến lược.
Xin
đừng lúc nào quên trở thành đối tác chiến lược của Trung Quốc, một quốc gia có
quá nhiều vấn đề đối với nước ta trong lịch sử và trong hiện tại, hoàn toàn
không dễ. Song nếu không muốn là “thần dân”, “thần” quốc của Trung Quốc, nhất
thiết nước ta phải phải vươn lên xây dựng cho mình vị thế đối tác như vậy trong
quan hệ với Trung Quốc. Bởi vì một Việt Nam độc lập tự chủ và là bạn của mọi quốc
gia trên thế giới không có sự lựa chọn nào khác, nhất là bởi vì tư duy đối ngoại
của Đại Trung Hoa không có ý niệm “hòa hiếu”. Hơn bao giờ hết trong suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc, bây giờ là lúc trước hết và đầu tiên ta phải là chính
ta trong cái thế giới này thì mới có thể tính đến chuyện thế giới!
Tiểu Luận 3
------------------------------------------
Tiểu Luận 4
Hỏi: Vậy ta nên làm gì?
Đáp: Trước
khi bàn chuyện nước ta nên làm gì, cần nhớ lại vài kinh nghiệm cũ, để dựa vào
đó cân nhắc chuyện hôm nay.
Áp bức |
Trước hết cần
lưu ý, bằng sự nghiệp đấu tranh giải phóng, giành lại độc lập và thống nhất đất
nước của mình Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào phong trào độc lập
dân tộc trên thế giới trong những thập kỷ đầu sau thế chiến II. Bằng đường lối
đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hợp tác,
bằng việc phát triển những mối giao lưu kinh tế ngày càng gia tăng, lại có với
vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia
hiện nay được thế giới tính đến. Tất cả đã làm nên một quốc gia có vị thế quốc
tế về cơ bản là rất thuận lợi cho chính mình và có một tiếng nói đáng kể trên
trường quốc tế.
Áp bức |
Hội Nghị Thành Đô 9/1990 |
Về những yếu
kém và hạn chế, cần thẳng thắn thừa nhận không hiếm trường hợp và trong những
hoàn cảnh nhất định, trong những vấn đề nhất định, Việt Nam đã có lúc không
tránh được những đòn hiểm của Trung Quốc (nổi cộm trong quá khứ và đã bộc lộ
công khai ra bên ngoài là vấn đề Campuchia, chiến tranh xâm lược biên giới phía
Bắc nước ta tháng 02-1979, Hội nghị Thành Đô 1990, đánh chiếm thêm các đảo ở Trường Sa tháng 03-1988…).
Đã có lúc nước ta rơi vào tình trạng bị bao vây cô lập…
Không thể đổ
lỗi thực trạng này cho thực lực hạn chế của nước ta.
Áp bức |
Cần thẳng
thắn nhìn nhận nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là những yếu kém và bất cập
của nước ta – cụ thể ở đây là của những người lãnh đạo – trong việc không nhận
thức đúng cục diện thế giới, cũng như trong việc không đề ra được cho đất nước
những quyết sách phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và những đòi hỏi của
đất nước, chưa tạo ra được cho mình vị thế là một thành viên tích cực trong
trào lưu tiến bộ của cộng đồng quốc tế... Trong khi đó tính ỷ lại trông chờ vào
giúp nọ giúp kia rất nặng nề (ODA, viện trợ nhân đạo, viện trợ khoa học kỹ thuật…),
vô cùng vụng về trong thu hút FDI vì có quá nhiều yếu kém về nội trị và tiêu cực,
vân vân...
Những kết quả đã giành được trong xây dựng và
phát triển các mối quan hệ quốc tế 37 năm qua, bao gồm cả kinh tế đối ngoại, vì
có những yếu kém này nên đã bị hạn chế rất nhiều so với khả năng của đất nước
và so với tình hình cho phép. Thực tế này cản trở phát huy cái mạnh của đất nước,
làm trì trệ hay khoét sâu thêm cái yếu kém...
Áp bức |
Sau 37 năm
phát triển, Việt Nam hôm nay so với tầm vóc của mình, lẽ ra phải có một thực lực
kinh tế, chính trị, văn hóa và tầm ảnh hưởng hoàn toàn khác, với một vai trò là
một thành viên chủ động, xây dựng, tích cực trong trào lưu phát triển của cộng
đồng thế giới.
Là nước
đông dân thứ 13 trên thế giới, giữ vị trí chiến lược quan trọng tại Đông Nam Á,
song nước ta chưa giành lấy được vai trò là một thành viên năng động và có khả
năng đóng góp trách nhiệm quan trọng lẽ ra phải có đối với cộng đồng trong khu
vực cũng như trên thế giới; qua thực tế này độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và an ninh quốc gia chưa được củng cố vững chắc và hiện nay đang phải đối
phó với không ít uy hiếp.
Áp bức |
Nói ngắn gọn:
37 năm qua ta chưa chiếm lĩnh được vị thế tối ưu lẽ ra có được trong địa chính
trị thế giới và khu vực, thậm chí không hiếm trường hợp là lạc lõng trong cái
trận đồ bát quái của địa chính trị thế giới kể từ khi hệ thống thế giới xã hội
chủ nghĩa sụp đổ - sự lạc lõng quan trọng nhất với nhiều hậu quả lâu dài xảy ra
ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, khi cục
diện thế giới tạo ra cho nước ta thuận lợi hiếm có để củng cố hơn bao giờ hết
thế độc lập tự chủ của nước ta trên trường quốc tế: thế ta là ta, đi với cả thế
giới, không cần thiên lệch hay dựa vào bất kỳ ai! Nguyên nhân của mọi nguyên
nhân của thực trạng này có lẽ là tư duy ý thức hệ đã dẫn tới nhận thức sai về
thế giới chúng ta đang sống; vì lý do này trên thực tế đã thiếu sự giác ngộ đầy
đủ về lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của nước ta trong những tình huống quốc
tế phức tạp. Sự phát triển của đường lối đối nội của ta trên cơ sở ý thức hệ
này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng tận dụng những lợi thế trên lĩnh vực đối
ngoại.
Đã đến lúc
phải nuốt mọi cay đắng nhìn nhận lại tất cả.
Áp bức |
Ngày nay,
thế giới đang chuyển vào một thời kỳ phát triển mới làm thay đổi rất nhiều vấn
đề căn bản, tạo ra một cục diện quốc tế với một địa chính trị mới ở tầm thế giới
cũng như trong từng khu vực. Tất cả quốc gia, trong đó có nước ta, đứng trước
đòi hỏi phải tìm ra vị thế tối ưu mới cho mình trong địa chính trị mới của thế
giới hôm nay. Còn hơn thế, sau 37 năm phát triển, nước ta bây giờ bắt buộc phải
chuyển sang một thời kỳ phát triển mới cao hơn, chất lượng hơn, phù hợp với sự
vận động của thế giới trong thời kỳ mới này, cho phép tạo ra chỗ đứng nhất thiết
phải chiếm lĩnh được trong địa chính trị của thế giới hôm nay.
Phải lựa chọn
gì? Phải làm như thế nào?
Áp bức |
Trước khi
trả lời những câu hỏi trên, việc làm đầu tiên là cần tỉnh táo nhìn nhận lại
đúng đắn thế giới chúng ta đang sống, trên cơ sở đó nhìn nhận lại mọi vấn đề đối
đối nội và đối ngoại với quan điểm lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc của nước
ta trên hết. Trên cơ sở đánh giá lại như vậy, thẳng thắn phân tích tất cả những
sai lầm, yếu kém của nước ta trong ứng xử với thế giới suốt 37 năm qua. Cần học
hỏi, vận dụng mọi trí tuệ mới nhất của văn minh nhân loại để nhìn nhận thấu xuốt
những yếu kém nước ta đã mắc phải trong xuốt thời gian này, từ đó rút ra những
kết luận cần thiết cho hôm nay.
Lịch sử
không làm lại được, cũng không vẽ ra được, nhưng trung thực với lịch sử thì sẽ
tìm được ở lịch sử người thầy không thể thiếu được cho vận mệnh của đất nước
hôm nay và tương lai.
Áp bức |
Đánh giá thấu
đáo những vấn đề rút ra được từ thực tiễn 37 năm qua rồi hãy tính đến việc lựa
chọn gì trong địa chính trị thế giới hôm nay, từ đó nghĩ tới làm như thế nào thực
hiện sự lựa chọn ấy. Kinh nghiệm lớn nhất của mọi thắng lợi đã đạt được là
giương cao ngọn cờ dân tộc – dân chủ trên cả 2 phương diện đối nội và đối ngoại.
Kinh nghiệm tốn xương máu và mất cơ hội của mọi thất bại cũng là những trường hợp
để mất ngọn cờ này!.
Nhất thiết
phải dành đủ tâm sức, trí tuệ và thời gian cho công việc nghiêm túc này. Các phần
đã trình bầy bên trên mới chỉ xới lên một số ý kiến và kết luận sơ bộ.
Hỏi: Trước sau vẫn phải đi tới kết
luận hay khuyến nghị Việt Nam nên lựa chọn chỗ đứng nào trong thế giới hôm nay
chứ?
Đáp: Vâng. Song câu hỏi này quá lớn, phải dày
công sức suy nghĩ tiếp. Tạm thời xin xới xáo đôi điều như dưới đây.
Chủ quyền ở đâu ??? |
Tham Nhũng |
Tham Nhũng |
Có thể lắm. Trước hết bởi vì, dù là đối thủ chủ yếu của nhau trong địa chính trị thế giới hôm nay, song hiển nhiên cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn lựa chọn vị thế đối đầu nhau trong chừng mực họ không bất khả kháng phải làm như vậy. Hơn nữa như đã nói trên: Chưa bao giờ nước ta có nhiều đồng minh tự nhiên như hiện nay, cho phép nước ta đi với cả thế giới để có điều kiện trở thành đối tác chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc – để bảo vệ tốt nhất lợi ích an ninh và lợi ích phát triển của nước ta, đồng thời để gánh vác tốt nhất nghĩa vụ quốc tế nhất thiết nước ta phải dấn thân thực hiện (xin hiểu cho trong thế giới chúng ta đang sống không có “free lunch”!).
Tham Nhũng |
Suy nghĩ
như trên, có thể loại bỏ ý kiến cho rằng sự lựa chọn vị thế quốc tế của nước ta
như thế chỉ là một mong muốn chủ quan, viển vông.
Thậm chí đến
đây có thể khẳng định dứt khoát: Đó là sự lựa chọn chiến lược có ý nghĩa sống
còn, nhất thiết nước ta phải thực hiện bằng được – sống hay là chết!
Muốn trung
thành với lập trường nguyên tắc ta phải là chính ta, của ta, vì ta và vì lẽ phải.
Muốn không là công cụ hay đồn lũy cho bất kỳ ai, muốn không bị một quốc gia nào
khuất phục, cũng như muốn thực hiện triệt để lập trường nguyên tắc của ta là
không đi với một bên để chống một bên, muốn cho mọi quốc gia phải tôn trọng và
đối xử bình đẳng với nước ta.., tất yếu phải chọn cho nước ta vị thế nước ta phải
trở thành đối tác chiến lược của Mỹ và của Trung Quốc.
Tất cả chỉ
còn lại câu hỏi: Làm thế nào để Việt Nam có thực lực, bản lĩnh và trí tuệ để có
thể vươn lên trở thành đối tác chiến lược của Mỹ, đối tác chiến lược của Trung
Quốc? Làm thế nào để được cả Mỹ và Trung Quốc chấp nhận thừa nhận nước ta là một
đối tác chiến lược như thế của họ?
Độc Lập ??? |
Một vị thế
quốc tế như vừa trình bày trên không giành cho một Việt Nam trung lập, ngõ hầu
có thể đứng ngoài tình hình phức tạp và quyết liệt của thế giới hôm nay. Tự Việt
Nam không đủ năng lực giành được cho mình một vị thế trung lập như thế đã đành,
các “lực” trên thế giới giằng xé nhau cũng chẳng để cho Việt Nam yên thân trung
lập để có thể biệt lập dung thân khỏi cái thế giới này. Thế sự cho thấy nghĩ
như vậy mới là viển vông, không tưởng!
Vậy chỉ còn
lại câu hỏi: Có làm được không? Và Việt Nam làm như thế nào để có thể trở thành
đối tác chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc, để cùng đi được với cả thế giới?
Hiển nhiên,
trong cuộc sống không ai muốn chọn anh ăn mày hay kẻ khố rách áo ôm làm đối tác
chiến lược của mình cả; những người có quyền thế trong xã hội của cái thế giới
hôm nay lại càng không làm như vậy.
Cũng hiển
nhiên như thế, một đối tác chiến lược vừa là của Mỹ, vừa là của cả Trung Quốc với
tính cách họ là 2 đối thủ chính của nhau, nước ta không thể theo đuổi và thực
hiện một thứ ngoại giao 2 mặt, ngoại giao nước đôi, ngoại giao đóng kịch, ngoại
giao trung gian, vân vân… Tất cả những thứ mẹo vặt rẻ tiền này không thể qua mặt
được Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa họ cũng không cần những thứ đó, và những thứ đó
cũng không thể là sản phẩm của một đối tác chiến lược được cả Mỹ và Trung Quốc
muốn nhìn nhận.
Vậy chỉ còn
một con đường: Để trở thành một đối tác chiến lược như thế, nước ta phải đủ bản
lĩnh và trí tuệ để trước hết ta phải là chính ta, để từ đó nước ta vừa là một
nhân tố tích cực, vừa đóng góp có thực chất vào những vấn đề song phương, đa
phương ở phạm vi khu vực cũng như ở tầm quốc tế mà cuộc sống đòi hỏi. Nước ta
phải dấn thân để có vai trò mà cả Mỹ và Trung Quốc đều thấy là cần thiết, là có
ích, và đều chấp nhận, nhất là ở khu vực Đông Nam Á này. Song một vai trò, một
sự đóng góp thiết thực và được chấp nhận như thế chỉ có thể là sản phẩm của một
quốc gia có những khả năng giành được vai trò và tạo ra được sự đóng góp ấy – sản
phẩm của một nền ngoại giao có sức sống thực chất trên nền tảng của một quốc
gia có những phẩm chất làm nên nền ngoại giao ấy. Điều này có nghĩa đòi hỏi nước
ta phải phấn đấu vươn lên quyết liệt để trưởng thành về mọi mặt. Hiển nhiên một
đòi hỏi như thế là không thể đối với một quốc gia èo uột, dựa dẫm.
Nguyễn Trung
Đoạn Kết:
(Tiểu luận 5: Làm thế nào bây giờ để hễ là người Việt Nam tất yếu phải thấu hiểu đòi hỏi
nói trên của đất nước? )
Đã Đăng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét